Đằng sau việc ông Trudeau xin lỗi vụ ca ngợi cựu chiến binh Ukraine khi đón đoàn Zelensky
- Nhật Tân
- •
“Đây là một sai lầm khiến Quốc hội và Canada vô cùng xấu hổ,” hôm Thứ Tư Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chính thức xin lỗi thay mặt Quốc hội Canada về sự cố long trọng ca ngợi cựu chiến binh Hunka của Đức Quốc xã cuối tuần trước. Ông nói “vô cùng hối hận” khi ý thức rằng vụ bê bối đã gợi lại ký ức kinh hoàng của “hàng triệu người đã chết trong Holocaust (thảm sát diệt chủng thời Đại Thế chiến II).” Ông cũng nói Ottawa đã gửi lời xin lỗi tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky qua kênh ngoại giao, theo CBC News (Canada) đưa tin. Tuy nhiên đảng đối lập cho rằng ông Trudeau làm như vậy vẫn chưa đủ.
- Đoạn video đọc lời “xin lỗi” chính thức:
Trudeau :
“This terrible mistake is being politicized by Russia and their supporters, and is being used to spread false propaganda”
You and your team invited a literal Nazi , you and Zelensky had a meeting with him , you gave him standing ovation so it is on You .
Resign ! pic.twitter.com/ss1cvnYEiO— Dagny Taggart (@DagnyTaggart963) September 27, 2023
- Video đoạn ông Trudeau “xin lỗi” kèm theo chú trọng vào việc chống Nga
Trudeau blames Russia for his parliament with Zelensky giving a standing ovation to 98yr old Yaroslav Hunka, the Nazi who fought with the 14th division of the Waffen SS. Literally couldn't make it up. pic.twitter.com/MzfQMnnyjW
— Project TABS (@ProjectTabs) September 27, 2023
Ông Trudeau xin lỗi thay mặt Quốc hội Canada
Ông Trudeau nói trong một tuyên bố ngắn gọn với các phóng viên: “Đây là một sai lầm khiến Quốc hội và Canada vô cùng xấu hổ. Tất cả chúng tôi, những người có mặt tại Hạ viện hôm Thứ Sáu, đều vô cùng hối hận vì đã đứng và vỗ tay mặc dù chúng tôi đã làm như vậy mà không biết về bối cảnh.”
Ông nói: “Đó là một sự vi phạm khủng khiếp đối với ký ức của hàng triệu người đã chết trong Holocaust,” đồng thời cho biết thêm nghi thức ca ngợi cựu quân nhân Yaroslav Hunka là “sự đau đớn sâu sắc” đối với người Do Thái, người Ba Lan, người Roma, và thậm chí cả người LGBT (!) cùng cộng đồng và những người bị phân biệt chủng tộc khác nói riêng, ý nói một số nhóm bị chế độ Đức Quốc xã nhắm tới trong Đại Thế chiến II.
Ông Trudeau cũng nói rằng “Canada vô cùng xin lỗi” vì đã liên lụy đến ông Zelensky, người được chụp ảnh đang tán thưởng Hunka, một hình ảnh mà ông miêu tả rằng đã bị các nhà tuyên truyền Nga khai thác.
Canada đã gửi lời xin lỗi tới ông Zelensky và phái đoàn Ukraine thông qua các kênh ngoại giao, ông Trudeau nói thêm.
Phe đối lập cho rằng ông Trudeau cũng phải gánh trách nhiệm
Trước khi đưa ra lời xin lỗi chính thức tại Hạ viện, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết việc vinh danh người Ukraine chiến đấu trong đơn vị Đức Quốc xã đã gây ra “sự xấu hổ” cho Quốc hội và khẳng định Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đó.
Các nguồn tin từ cuộc họp kín của Đảng Tự do tiết lộ với CBC News, ông Trudeau đã nói với các nghị sĩ hôm Thứ Tư rằng họ nên tránh nói chuyện với báo chí về vụ bê bối Hunka cùng hậu quả của nó, đồng thời tin rằng sự cuồng nhiệt của giới truyền thông sẽ lắng xuống nếu họ giữ im lặng.
Nhận xét của ông Trudeau được đưa ra sau khi Lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre nói rằng việc mời ông Hunka tham dự vào dịp Tổng thống Zelensky phát biểu trước Quốc hội là “sự bối rối ngoại giao lớn nhất” trong lịch sử đất nước Canada.
Ông Poilievre đổ lỗi cho ông Trudeau về sai sót này, bất chấp việc Chủ tịch sắp mãn nhiệm Anthony Rota liên tục khẳng định rằng chỉ mình ông chịu trách nhiệm về việc mời ông Hunka, và sau đó ông Rota đã từ chức.
Ông Rota đã gọi cựu chiến binh Ukraine là “anh hùng Canada” và “anh hùng của Ukraine” trong Hạ viện và khiến ông được tán dương long trọng — standing ovation là nghi thức đặc thù của Quốc hội phương Tây, khi đó các nhà lập pháp của quốc gia đứng lên vỗ tay, và người được hưởng nghi thức này thường là người có đóng góp to lớn cho cộng đồng.
Cư dân Canada Yaroslav Hunka, người gốc Ukraine, từng là một thành viên của Sư đoàn Ukraina số 1, còn được gọi là Sư đoàn Waffen-SS Galicia hoặc Sư đoàn số 14 của Waffen-SS — một đơn vị quân tình nguyện thuộc lực lượng của Hitler.
Phát biểu với các phóng viên trước cuộc họp kín của Đảng Bảo thủ trên Đồi Quốc hội, ông Poilievre cho rằng ông Trudeau chịu trách nhiệm làm sao cho chuyến thăm Canada của ông Zelensky thành công, nhưng vụ bê bối Hunka đã làm Canada thành trò cười thật bẽ mặt trên trường quốc tế.
Ông Poilievre nói: “Mỗi người lẽ ra phải được kiểm tra về tính nhạy cảm ngoại giao và an ninh khi thủ tướng và bộ máy khổng lồ của ông thực hiện công việc của họ.”
Trong phần thẩm vấn, ông Poilievre một lần nữa chỉ trích ông Trudeau về vụ việc, nói rằng việc Thủ tướng thay mặt Canada hoặc Quốc hội xin lỗi là chưa đủ, và nói ông Trudeau nên đích thân gánh trách nhiệm này, chứ không phải xin lỗi thay mặt ai khác: “Thủ tướng đã cho phép một sự xấu hổ to lớn, chưa từng có và mang tính toàn cầu diễn ra trong căn phòng này. Liệu ông ấy có chịu trách nhiệm cá nhân về sự xấu hổ này và đích thân xin lỗi thay mặt mình không?”
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Pierre Poilievre đã chất vấn Thủ tướng Justin Trudeau về việc liệu các biện pháp kiểm soát an ninh trên Đồi Quốc hội trong chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia nước ngoài có đủ chặt chẽ hay không, sau khi Chủ tịch Hạ viện mời một người từng phục vụ trong đơn vị Đức Quốc xã tới Quốc hội.
Ông Trudeau không đưa ra lời xin lỗi cá nhân, và phản bác rằng Văn phòng Thủ tướng không phù hợp đóng vai cảnh sát giám sát ai có thể vào Hạ viện.
Ông Trudeau lập luận rằng sẽ là một “cuộc tấn công nghiêm trọng” vào quyền và đặc quyền của các nghị sĩ nếu mà người của Văn phòng Thủ tướng của ông đến kiểm tra những ai ra vào Hạ viện!
Ông Trudeau nói rằng với tư cách là một nghị sĩ lâu năm và là cựu bộ trưởng của các thể chế dân chủ, ông Poilievre nên biết Nghị viện hoạt động như thế nào, rằng Chủ tịch Hạ viện là độc lập với Văn phòng Thủ tướng và được tự do mời bất cứ ai họ muốn.
Ông Trudeau chỉ trích ngược lại: “Việc đó minh chứng rằng dùng hiểu biết ít ỏi như vậy về cách thức hoạt động của Nghị viện để thực hiện một cuộc tấn công mang tính đảng phái thì thực sự là điều đáng hổ thẹn.”
Trong một cuộc trao đổi đặc biệt căng thẳng, ông Trudeau đã chỉ ra rằng một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ của Poilievre đã ăn tối vào đầu năm nay với Christine Anderson, một chính trị gia cực hữu người Đức, người đã hạ thấp Holocaust và thúc đẩy hệ tư tưởng chống Hồi giáo.
“Cho đến ngày nay, lãnh đạo phe đối lập chính thức vẫn chưa xin lỗi –không công nhận, không xin lỗi, không chịu hậu quả— đối với 3 nghị sĩ đã cặp kè với một chính trị gia cực hữu người Đức,” ông Trudeau nói.
“Nếu lãnh đạo phe đối lập muốn Chính phủ giúp ông ấy giám sát những người mà các nghị sĩ của ông ấy gặp gỡ, thì chúng tôi sẽ rất vui lòng cho ông ấy một số lời khuyên tốt hơn.”
Về vấn đề người đã kiểm tra ông Hunka, người phát ngôn của ông Rota đã nói rằng danh sách khách mời của Chủ tịch Hạ viện cho sự kiện này không được chia sẻ với Văn phòng Thủ tướng.
Rota đã từ chức hôm Thứ Ba.
Lãnh đạo Hạ viện Chính phủ Karina Gould nói về tương lai của cựu Chủ tịch Hạ viện Anthony Rota: “Ông ấy chắc chắn đã làm tổn thương rất nhiều đồng nghiệp của mình, cả trong và ngoài cuộc họp kín của Đảng Tự do. Tôi chắc chắn ông ấy có rất nhiều suy ngẫm cá nhân nghiêm túc.”
Về vụ bê bối Hunka và vấn đề cựu chiến binh thời Đại Thế chiến II ở Canada
Những đợt chấn động từ sự xuất hiện của cụ ông 98 tuổi tại Quốc hội vẫn còn dư ba.
Bộ trưởng giáo dục Ba Lan Przemysław Czarnek đã tuyên bố Ba Lan muốn dẫn độ Hunka để đối mặt với các trừng phạt hình sự vì vai trò của ông ta trong sư đoàn Galicia, một đơn vị đã thực hiện hành vi tàn bạo tàn sát người Ba Lan trong Đại Thế chiến II. Ông Czarnek cho hay ông đã “thực hiện các bước” để đưa ông Hunka dẫn độ tới Ba Lan.
Những người bạn của Trung tâm Simon Wiesenthal (FSWC), một nhóm bảo vệ quyền của người Do Thái, cho biết hành động của ông Rota “đã gây tổn hại cho tất cả 338 nghị sĩ” và “mang lại chiến thắng về mặt tuyên truyền cho Nga.”
FSWC cũng đang kêu gọi Ủy ban Thủ tục và Nội vụ (PROC) của Hạ viện tổ chức các phiên điều trần công khai, rà soát những gì đã diễn ra và kiểm tra “những sai sót trong quy trình.”
B’nai Brith, một nhóm Do Thái khác, tuyên bố Chính phủ Canada phải công khai toàn bộ báo cáo từ những năm 1980 của Ủy ban Deschenes để đất nước có thể biết được mức độ thực sự về các hoạt động của Đức Quốc xã ở Canada sau Thế chiến thứ hai. Đây là nói về Ủy ban điều tra về sự hiện diện của tội phạm chiến tranh.
Các báo cáo cho thấy có tới tận 2.000 thành viên Ukraine trong lực lượng Waffen-SS của Hitler đã được nhận vào Canada sau chiến tranh, sau khi có sự thúc giục của người Anh. Chính phủ Canada bị dư luận của chính người dân rằng Chính phủ dung túng tội phạm chiến tranh, biến Canada thành nơi lánh nạn thiên đường cho những tội phạm này.
Nhưng các nhóm Do Thái từ lâu đã chỉ trích việc những “người cộng tác với Đức Quốc xã” này được phép sống yên bình ở Canada sau khi tình nguyện phục vụ trong lực lượng của Hitler.
Các nhà sử học đã ghi lại quá trình những người lính như ông Hunka được huấn luyện tại các cơ sở SS ở Đức, tuyên thệ với Hitler và được giáo dục về học thuyết phát xít của Đức Quốc xã.
Michael Mostyn, CEO của B’nai Brith Canada, nói: “Chúng ta không thể tiến lên với tư cách là một quốc gia sau sự thất bại nhục nhã hôm Thứ Sáu nếu Chính phủ không cam kết cuối cùng sẽ giải mật hồ sơ thời chiến.”
Khi được hỏi liệu báo cáo của Deschenes có nên được niêm phong hay không, Bộ trưởng Tư pháp Arif Virani không đưa ra câu trả lời rõ ràng.
Một phần công việc của ủy ban đã được công khai, nhưng trong khi phần còn lại, với tên của những người bị cáo buộc là Đức Quốc xã ở Canada, vẫn được giữ bí mật.
Ông Virani nói với các phóng viên: “Tôi sẽ luôn ủng hộ việc đảm bảo rằng những người gây ra tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người hoặc các tội ác như diệt chủng sẽ bị đưa ra công lý.”
Từ khóa Canada Justin Trudeau Đức quốc xã Yaroslav Hunka