ETAC: Trung Quốc phải kê khai chi tiết con số cấy ghép tạng tại LHQ
- Minh Nhật
- •
Trong bối cảnh các phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đang diễn ra tại Liên Hợp Quốc, tổ chức Chống Lạm dụng Cấy ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC) đã ra một thông cáo kêu gọi Trung Quốc phải kê khai về các con số cấy ghép tạng đáng ngờ của họ, khi ngày càng có nhiều cáo buộc đáng tin cậy về tội ác thu hoạch nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một chuỗi các phiên họp đánh giá tình trạng nhân quyền của các quốc gia trong Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Tại đây, các quốc gia sẽ được chất vấn về các hành động cải thiện tình hình nhân quyền và nghĩa vụ thi hành nhân quyền của họ.
Trong bối cảnh kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại LHQ đang diễn ra, rất nhiều câu hỏi đã được đặt cho Trung Quốc, trong đó xoay quanh vấn đề đàn áp tín ngưỡng, nhân quyền. Đặc biệt nước Đức đã trực tiếp chất vấn Trung Quốc: “Trung Quốc đã phản ứng thế nào trước các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng tại các nhà tù và cơ sở giam giữ? Trung Quốc có thể cung cấp dữ liệu về số lượng ca cấy ghép tạng hàng năm và các nguồn hiến tạng hợp pháp để xóa bỏ những cáo buộc đó hay không?”
Đây cũng là mối quan tâm của tổ chức Chống Lạm dụng Cấy ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC) khi ra một thông cáo kêu gọi Trung Quốc phải kê khai về các con số cấy ghép tạng đáng ngờ của họ tại LHQ trong các phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.
Toàn văn thông cáo của ETAC
Tại hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, Trung Quốc phải kê khai số lượng ca cấy ghép nội tạng khổng lồ mà các bệnh viện nước này báo cáo, lên tới 100.000 ca mỗi năm, vượt xa con số được chính quyền đưa ra – 13.263 ca vào năm 2016.
Các nhà nghiên cứu David Matas, David Kilgour và Ethan Gutmann đã xác định được nguồn nội tạng là từ các tù nhân lương tâm – Người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các thành viên Cơ đốc giáo không đăng ký, và chủ yếu nhất là các thành viên của nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công. Theo
- Báo cáo điều tra về ngành công nghiệp nội tạng bí mật của Trung Quốc (bản tiếng Anh)
- Quan sát quốc tế về tình hình hiến tạng và cấy ghép tạng (bản tiếng Anh)
Nghị viện châu Âu, Ủy ban nhân quyền quốc tế thuộc Ủy ban đối ngoại và phát triển quốc tế của Viện thứ dân Canada cũng cho rằng các báo cáo về việc lấy nội tạng từ tù nhân lương tâm là “vững chắc và đáng tin cậy”. Theo
- Kiến nghị Nghị quyết về Thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc của Nghị viện châu Âu (bản tiếng Anh)
- Biên bản họp của Ủy ban nhân quyền quốc tế thuộc Ủy ban đối ngoại và phát triển quốc tế của Viện thứ dân Canada (bản tiếng Anh)
Đặc phái viên LHQ về chống tra tấn và Ủy ban LHQ về chống tra tấn cũng yêu cầu Trung Quốc phải giải thích về sự không nhất quán trong số liệu các ca ghép tạng và số liệu từ các nguồn tạng có thể xác định. Theo
- Báo cáo của Đặc phái viên LHQ về chống tra tấn, đối xử phi nhân tính, Manfred Nowak (bản tiếng Anh)
- Báo cáo của Đặc phái viên LHQ về tự do tín ngưỡng, Asma Jahangir (bản tiếng Anh)
- Kết luận quan sát của Ủy ban LHQ về chống tra tấn (bản tiếng Anh)
- Kết luận quan sát về báo cáo nhân quyền thứ 5 về Trung Quốc (bản tiếng Anh)
Nghị viện châu Âu và Ủy ban LHQ về chống tra tấn, trong 2 năm khác nhau, và Hạ viện Mỹ đều kêu gọi chính quyền Trung Quốc hợp tác với một bên điều tra độc lập, với quy trình điều tra đáng tin cậy, minh bạch và độc lập về tình trạng lạm dụng cấy ghép tạng tại Trung Quốc. Xem
- Nghị quyết 343 của Hạ viện Mỹ (bản tiếng Việt)
Tổ chức Chống Lạm dụng Cấy ghép tạng tại Trung Quốc ETAC cũng nhắc lại câu hỏi của Đức đối với Trung Quốc tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát: “Trung Quốc đã phản ứng thế nào trước các cáo buộc về việc thu hoạch nội tạng tại các nhà tù và cơ sở giam giữ? Trung Quốc có thể cung cấp dữ liệu về số lượng ca cấy ghép tạng hàng năm và các nguồn hiến tạng hợp pháp để xóa bỏ những cáo buộc đó hay không?” Theo
- Câu hỏi cho Trung Quốc tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (bản tiếng Anh)
Chính quyền Trung Quốc phủ nhận rằng nước này không hề thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và cho rằng việc lấy nguồn nội tạng tử tù đã chấm dứt. Họ cũng nói rằng việc cấy ghép tạng có nguồn từ người hiến tạng.
Tuy nhiên những luận điệu đó của chính quyền Trung Quốc là mâu thuẫn với số liệu hiến tạng từ trung tâm hiến tạng của họ, và mâu thuẫn với số lượng ca ghép tạng được hẹn sẵn mà không cần có sự liên lạc với bệnh nhân. Số liệu chính quyền tuyên bố cũng mâu thuẫn với tổng số liệu các ca ghép tạng từ số liệu của từng bệnh viện công bố. Khi Trung Quốc không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn với câu hỏi của Đức, hoặc không trả lời, thì các quốc gia cần phải theo đuổi vấn đề này.
Các quốc gia tham gia vào hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát cần khẳng định việc ngày càng có các bằng chứng đáng tin cậy, vững chắc và rất đáng lo ngại về lạm dụng cấy ghép tạng tại Trung Quốc. Họ cũng phải khẳng định việc Trung Quốc cần phải hợp tác với một tổ chức điều tra độc lập từ quốc tế để điều tra về các bằng chứng này.
Minh Nhật biên dịch
Xem thêm:
Từ khóa Đàn áp tín ngưỡng nhân quyền ở Trung Quốc Thu hoạch nội tạng