New York: Mít tinh kỷ niệm 25 năm Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4
- Thi Bình
- •
Ngày 21/4 năm nay, các học viên Pháp Luân Công và người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội ở vùng đô thị New York đã tổ chức một cuộc tuần hành và mít tinh lớn ở Flushing, để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999.
25 năm trước vào ngày 25/4, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải để yêu cầu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thả các học viên vô tội bị bắt giữ, đồng thời cho phép người dân được tự do tập luyện Pháp Luân Công. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã lấy đó làm một trong những cái cớ để tiến hành đàn áp.
Tại cuộc mít tinh năm nay, một số nhân chứng của sự kiện năm 1999 đã chia sẻ lại hồi ức của mình; các lãnh đạo và đại diện của các tổ chức từ Trung Quốc và phương Tây đã ca ngợi lòng dũng cảm của các học viên Pháp Luân Công; những người Trung Quốc mới nhập cư vào Mỹ đã cảm ơn cuộc phản bức hại dưới sự dẫn dắt của các học viên Pháp Luân Công; 24 người đã thoái xuất khỏi các tổ chức trực thuộc ĐCSTQ như đảng, đoàn, đội và hòa nhập vào 429 triệu người đã rũ bỏ xiềng xích của tà linh cộng sản Trung Quốc.
Người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, ông Trương Nhĩ Bình (Zhang Erping) đã phát biểu tại buổi mít tinh. Ông nhớ lại lý do dẫn đến vụ việc “ngày 25/4” và cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 25 năm sau đó của ĐCSTQ.
“Sau ngày 20/7/1999, người dân đã bị ĐCSTQ đàn áp tàn bạo chỉ vì họ tin vào ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ và hàng ngàn người đã mất đi sinh mạng.”
“Ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều có tự do tín ngưỡng và tự do biểu đạt, nhưng Pháp Luân Công đang bị bức hại ở chính nơi được truyền xuất ra.”
Ông nói: “Công lý có thể đến muộn nhưng sẽ không vắng mặt. Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt, những ai bức hại Pháp Luân Công và tiếp tay cho tà ác cuối cùng sẽ bị xét xử. Tôi hy vọng mọi người có thể đứng về phía công lý lịch sử.”
Bà Vương Huệ Quyên (Wang Huijuan) đích thân chứng kiến việc cảnh sát Thiên Tân bắt giữ và đánh đập các học viên Pháp Luân Công, sau đó họ bảo các học viên khác rằng: “Hãy đến Bắc Kinh, đến Bắc Kinh mới giải quyết được vấn đề.”
Vì vậy bà cùng những người khác đã đến Trung Nam Hải và tham gia sự kiện “Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4” gây chấn động Trung Quốc và thế giới. Ngày hôm đó, giống như hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công khác, bà lặng lẽ đứng hai bên chờ đợi tin tức. Khi nghe tin cảnh sát Thiên Tân hứa sẽ thả các học viên bị bắt, bà cùng những người khác đã lặng lẽ rời đi.
Một học viên khác là bà Trần Tĩnh Vũ (Chen Jingyu) phát biểu tại buổi mít tinh rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ đã kéo dài 25 năm và không có dấu hiệu dừng lại. Em gái của bà vừa bị bắt vào tháng Ba năm nay và hiện đang bị giam tại Trại giam Tp. Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.
“Suốt 25 năm qua, gia đình chúng tôi sống cuộc sống ‘sinh ly tử biệt’, hoặc là chồng tôi bị giam giữ trái pháp luật, hoặc tôi bị giam giữ trái pháp luật, hiện em tôi lại bị giam giữ trái pháp luật và có nguy cơ bị tra tấn và giết chết bất cứ lúc nào. Ở Trung Quốc dưới sự thống trị của chế độ độc tài, không có đời sống xã hội tự do và niềm tin tự do cho những người bình thường.”
Bà nói, “Hôm nay tôi ở đây để kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho em gái tôi Trần Kính Huy (Chen Jinghui) và tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp, thả họ một cách vô tội.”
Bà Dịch Dung, Chủ tịch Trung tâm Dịch vụ Thoái Đảng Toàn cầu, phát biểu tại cuộc mít tinh cho biết, hiện hơn 429 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức trực thuộc; đồng thời, chiến dịch ký tên “Đả đảo ác ma Trung Cộng” toàn cầu đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 4,2 triệu người chính nghĩa ở phương Tây.
Ông Frederick Newcomb, chủ tịch danh dự của Tổ chức Trách nhiệm Con người Thế giới của Liên Hợp Quốc, cùng vợ ông là bà Cecelia Crowley đã tham dự cuộc mít tinh. Họ ca ngợi các học viên Pháp Luân Công vì tinh thần dũng cảm chống lại ĐCSTQ và bảo vệ tự do.
Ông Trần Sấm Sáng (Chen Chuangchuang), luật sư và giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, cho biết nhóm người biểu tình ôn hòa cách đây 25 năm bị ĐCSTQ coi là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Ông Trần nói: “Sau 25 năm bị đàn áp, Pháp Luân Công không những không biến mất mà còn phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới”, “Họ đã dùng đức tin và lòng can đảm của mình để trở thành những người bảo vệ tự do và công lý. Chúng ta hãy tri ân những anh hùng này, tự hào về sự dũng cảm và những hy sinh của họ.”
Ông Uông Chí Viễn (Wang Zhiyuan), Chủ tịch Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), cho biết tại cuộc mít tinh rằng tính đến tháng 10/2023, WOIPFG đã công khai 866 bằng chứng ghi âm điều tra và hơn 4.000 bằng chứng tài liệu. Trong số đó, có 66 bằng chứng được ghi lại thừa nhận rõ ràng hoặc trực tiếp chứng thực việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.
Tại cuộc mít tinh, nhiều đại diện của những người nhập cư mới đã lên sân khấu phát biểu, nhớ lại họ đã được hưởng lợi ích như thế nào từ Pháp Luân Công ở trong nước Trung Quốc.
Theo Thi Bình, Epoch Times
Từ khóa Cuộc kháng nghị ngày 25.4 Sự kiện 25.4 Sự kiện ngày 25.4 Cuộc thỉnh nguyện ngày 25.4 Dòng sự kiện Pháp Luân Công