Nghi vấn về chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên khí hậu Mỹ Kerry
- Tử Long
- •
Tuần trước, truyền thông Mỹ bất ngờ tung tin có thể trong tuần này, đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry sẽ đến thăm Trung Quốc, mục đích chuyến đi là ngăn Trung Quốc hỗ trợ các dự án đốt than trên quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon để đạt được mục tiêu về môi trường. Nhưng chuyến thăm vào thời điểm trùng hợp với một vấn đề nhạy cảm của Mỹ, làm dấy lên những đồn đoán về mục đích thực sự.
(Bài viết của Tự Long, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn và theo đó là nước thải carbon nhiều nhất. Sản lượng than của Đại Lục từ lâu đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy từ rất sớm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng mục tiêu ra thế giới. Do tiêu thụ nhiều than nên ĐCSTQ có lợi thế nhất định về công nghệ khai thác than và các dự án phát điện nhiệt điện sử dụng than làm nguyên liệu chính, đồng thời cũng nhân cơ hội đó để xuất khẩu toàn bộ dây chuyền công nghiệp liên quan ra nước ngoài. Trong khi vấn đề này lại là mục tiêu bảo vệ môi trường của chính quyền Biden. Chuyến thăm của ông Kerry tới Trung Quốc để thảo luận về việc ngừng viện trợ cho các dự án nhiệt điện than quốc tế đã luôn nằm trong chương trình nghị sự của nhóm ông Biden.
Chuyến thăm lần trước của ông Kerry là giữa tháng Tư năm nay, tại Thượng Hải đã hội đàm với đặc phái viên Tạ Thần Hoa (Xie Zhenhua) phía Trung Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu và tổ chức một cuộc họp trực tuyến cùng ông Phó Thủ tướng ĐCSTQ Hàn Chính (Han Zheng). Nhưng trước khi Hàn Chính gặp Kerry, hai quan chức đứng đầu đối ngoại của ĐCSTQ là Vương Nghị và Dương Khiết Trì vừa có màn đại náo ồn ào với Ngoại trưởng Mỹ Blinken ở Las Vegas, do phía Mỹ lâu nay được cho là không đủ lưu tâm đến thể diện của ĐCSTQ nên khiến hai quan chức cấp cao của ĐCSTQ muốn “dằn mặt” chính quyền Biden. Hệ quả chuyến thăm Trung Quốc đó của Kerry được coi là nhằm xoa dịu quan hệ giữa hai nước, có thể hiểu ngầm rằng chuyến thăm vào tháng Tư của ông Kerry chỉ là chuyến đi dạo.
Đến nay, ông Kerry lại thăm Trung Quốc để thảo luận về vấn đề khí hậu, nhóm ông Biden đã chơi bài khí hậu ngay từ cuộc bầu cử, hiện tại có vẻ tình hình không khả quan và muốn lật ngược tình thế này, nhưng rào cản ĐCSTQ chưa bao giờ có thể vượt qua. Thậm chí còn thẳng thắn cho biết bây giờ thảo luận về các vấn đề khí hậu với ĐCSTQ chỉ đơn giản là tự chuốc khổ vào thân.
Thảm bại lớn tại Afghanistan đã quá bẽ bàng đối với ông Biden, mức độ không thể giải thích được cả đối với trong nước cũng như quốc tế. Vào ngày ngày cuối cùng của thời hạn rút quân 31/8 nhưng vẫn còn hàng chục ngàn người mắc kẹt ở Afghanistan bị Taliban ngăn cách ở bên ngoài sân bay, còn cuộc tấn công khủng bố liều chết trước đó đã khiến quân đội Mỹ gánh chịu thương vong lớn, tất cả đều là những đòn đánh trực diện vào chính quyền Biden. Chính quyền Biden nhìn được khốn khó ở Afghanistan mà không thể có giải pháp.
Trái ngược với ĐCSTQ, Taliban từ lâu đã là khách quý của họ, đến cả chiến lược tuyên truyền của Afghanistan cũng kế thừa di sản của ĐCSTQ. Hiện tại, Đại sứ quán của ĐCSTQ tại Afghanistan là một trong số ít các cơ quan nước ngoài chưa di tản, tất cả cho thấy mối quan hệ của ĐCSTQ với Taliban là không bình thường. Nói cho thẳng thắn hơn: ĐCSTQ chỉ đang treo miếng mồi Afghanistan chờ đợi chính quyền Biden cắn câu.
Để giải quyết tình trạng khó khăn ở Afghanistan, ông Biden đã có nhiều động thái đối với ĐCSTQ. Tuần trước, báo cáo điều tra nguồn gốc viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của Mỹ đã được công bố. Ông Biden yêu cầu cuộc điều tra phải hết sức mạnh mẽ, nhưng kết quả là giơ cao đánh khẽ, việc này ĐCSTQ thấy rõ nên lòng mừng thầm. Khi Mỹ chịu nhường ĐCSTQ một nước, vậy thì ĐCSTQ có thể giúp ông Biden dọn dẹp đống lộn xộn ở Afghanistan.
Rồi thì đống lộn xộn ở Afghanistan cũng được dọn dẹp, còn ĐCSTQ sẽ lại nắm thế chủ động trong các vấn đề gồm khí hậu, Triều Tiên, và Iran. Điều đáng tiếc là chiến lược của thời Trump đối với ĐCSTQ sẽ dần dần bị nới lỏng, theo đó các quy định hạn chế nhập cư Mỹ đối với thành viên ĐCSTQ và người thân gia đình họ cũng sẽ tan dần, nếu vậy tất nhiên ĐCSTQ sẽ thu hoạch được nguồn lợi lớn.
Mặc dù không muốn nói ra, nhưng thật đáng tiếc là chính quyền Biden hiện đang bị ĐCSTQ dắt mũi. Không biết liệu chính quyền Biden có cảm nhận được rõ không, nhưng chắc chắn ĐCSTQ đã âm thầm nắm được tử huyệt của chính quyền Biden. Còn những vấn đề như ổ cứng của Hunter Biden hay vai trò của ĐCSTQ trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ, khiến ông Biden khó có khả năng cứng rắn được với ĐCSTQ.
Trên thực tế, nhiều người trong Đảng Dân chủ không thể hiểu được sự tàn bạo của ĐCSTQ. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa gần như đồng thuận trong việc chống ĐCSTQ. Nhưng nhóm ông Biden lại tiếp tay cho ĐCSTQ, nếu không có lý do gì khuất tất thì chỉ có thể giải thích là sự kém cỏi của tư lệnh khiến ba quân kiệt quệ. Cách đây vài ngày, ông Biden và phu nhân đón những người lính Mỹ tử trận tại Afghanistan, nhưng lúc đó lại thỉnh thoảng ngó đồng hồ đeo tay, hành động như vậy trong những dịp quan trọng thực sự là không phù hợp.
Có thể thấy cách ứng xử của chính quyền Biden trong những dịp quan trọng và những thời điểm khủng hoảng là không thích đáng. Biểu hiện như vậy thì làm sao có thể đối phó được với ĐCSTQ? Người dân Mỹ ngày càng không còn tín nhiệm ông Biden, dần dấy lên kêu gọi bãi nhiệm, nhưng thành tích của người cộng sự Harris cũng không khá hơn, người dân Mỹ sẽ chờ đợi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để tạo ra bước ngoặt và cho chính phủ đương nhiệm biết được sức mạnh của dân ý.
Nói về chuyến thăm Trung Quốc của Kerry, có lẽ ông ấy trải thảm trước cuộc gặp giữa Biden và Tập Cận Bình. Bất kể Biden và Tập Cận Bình gặp nhau ở đâu hay dưới hình thức nào thì ĐCSTQ vẫn sẽ chiếm thế thượng phong. Chiến lược của chính quyền Biden đối với ĐCSTQ sẽ luôn bị động hơn, sẽ trường kỳ bị kiểm soát, rơi vào vòng luẩn quẩn bị dắt mũi kéo dài.
Tử Long, Vision Times
(Bài viết thể hiện ý kiến cá nhân của tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa John Kerry mối quan hệ Mỹ - Trung Đặc phái viên khí hậu