Mới đây, cơ quan tình báo Hàn Quốc đã chỉ ra, trong thời gian chưa đến 2 năm, có nhiều vụ án công nghệ mũi nhọn của Hàn Quốc trong đó có cả công nghệ cốt lõi bị nước ngoài đánh cắp. Tổng cộng có đến 40 vụ, trong đó có 28 vụ cho thấy công nghệ bị đánh cắp được tuồn về Trung Quốc, chiếm 70% tổng số các vụ. 

mạch điện
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Ngày 30/10, Viện tình báo Hàn Quốc (NIS) trả lời điều trần của Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc đã tiết lộ, từ tháng 1/2017 đến 10/2018, tổng cộng đã phát hiện 40 vụ công nghệ mũi nhọn bị lộ ra nước ngoài, trong đó có 7 vụ công nghệ cốt lõi quốc gia bị lộ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. Trong số 40 vụ này, có 28 vụ bị rò rỉ sang Trung Quốc, chiếm 70%.

Trong báo cáo của mình, Viện Tình báo cũng cho biết thêm, thậm chí còn có 5 nhà nghiên cứu cốt lõi từ các công ty lớn trong lĩnh vực đi-ốt phát sáng hữu cơ ở Hàn Quốc, đã đánh cắp hơn 5.000 công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ cốt lõi quốc gia và họ bị phát hiện khi cố gắng chuyển công nghệ này sang các công ty Trung Quốc. Ngoài ra, một giáo sư đại học từng làm Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách quốc gia đang có kế hoạch tiết lộ các tài liệu liên quan đến hệ thống phát điện bằng sức gió cho công ty của Trung Quốc thì bị phát hiện.

Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn đánh cắp bí mật

Trong vấn đề đánh cắp công nghệ mũi nhọn và bí mật doanh nghiệp, Trung Quốc đã không còn là cái tên xa lạ, các thủ đoạn mà Trung Quốc dùng để đánh cắp cũng rất đa dạng.  

Trước đó, tờ “Kinh tế mỗi ngày” (Maekyung) của Hàn Quốc cũng từng đưa tin, công nghệ mũi nhọn của Hàn Quốc đang bị lộ ra ngoài một cách nghiêm trọng, phương thức mà doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp công nghệ của doanh nghiệp Hàn Quốc gồm có: mua chuộc nhân viên kỹ thuật tại địa phương, phái gián điệp trực thuộc chính phủ Trung Quốc thâm nhập trực tiếp để mua chuộc nhân tài và thông tin tình báo cần thiết; nhân viên doanh nghiệp Trung Quốc có lúc sẽ ngụy trang thành nhân viên làm việc trong doanh nghiệp của Hàn Quốc, sau khi công tác khoảng 1 đến 2 năm, thì sẽ tiếp cận công nghệ cốt lõi và tiến hành đánh cắp; họ cũng sẽ tiếp xúc với với các viện nghiên cứu ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, sau khi hợp đồng nghiên cứu kết thúc, sẽ thông qua dụ dỗ lợi ích để đánh cắp công nghệ; chính quyền Bắc Kinh cũng dùng phương thức các triển lãm quốc tế, để tiếp cận các công nghệ mũi nhọn mà Hàn Quốc công bố tại các triển lãm này, tận dụng cơ hội để dụ dỗ người phụ trách triển lãm; và tấn công mạng, v.v.

Ngày 27/6, Viện kiểm sát Hàn Quốc đã khởi tố 7 nghi phạm có ý đồ chuyển công nghệ OLED cho Trung Quốc, trong số đó có 1 người Trung Quốc. Hàn Quốc lấy lý do liên quan đến tiết bộ bí mật công nghệ, khởi tố người nước ngoài làm án lệ, đây là tiền lệ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.

Mỹ liên tiếp khởi tố gián điệp Trung Quốc

Thực tế, các hành vi gián điệp của Trung Quốc có thể nói là không đâu không len lỏi vào, và đã khiến cho các nước phải cảnh giác và phản kích.

Ngày 30/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố một số gián điệp của Bắc Kinh. Những người này hợp tác với hacker, với ý đồ đánh cắp công nghệ hàng không của Mỹ.

Đây cũng là vụ án thứ 3 mà Mỹ đưa ra xét xử nhắm vào gián điệp kinh tế của Trung Quốc từ tháng Chín tới nay. Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách an ninh quốc gia Mỹ là John C.Demers cho biết, đây vẫn chỉ là mới bắt đầu mà thôi, chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng hơn nữa để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư của Mỹ.

Mới đây, Viện nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cũng đã công bố báo cáo tiết lộ, trong 10 năm qua, quân đội Trung Quốc đã cử 2500 nhân viên nghiên cứu đến Mỹ, Anh, Australia, thậm chí trong số đó có nhiều người còn che giấu thân phận thuộc quân đội Trung Quốc. Chỉ riêng tại Mỹ đã có đến 500 nhân viên nghiên cứu khoa học của Trung Quốc. Họ có thể từng bước thành lập một mạng lưới nghiên cứu hợp tác thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự của Trung Quốc.  

Theo The Globe and Mail của Canada mới đây đưa tin, tờ báo này đã làm một cuộc điều tra và phát hiện, những người được cử đến các trường đại học ở Canada có rất nhiều là học giả Trung Quốc, thực tế họ đều có quan hệ với cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại Canada có ít nhất 9 trường đại học có hợp tác nghiên cứu với quân đội Trung Quốc.

Thanh Vân

Xem thêm: