Huawei bị cựu nhân viên kiện vì đánh cắp công nghệ
- Thanh Vân
- •
Công ty CNEX Labs Inc tại Mỹ và người đồng sáng lập gốc Hoa là Hoàng Nghĩa Nhân (Yiren Huang) sẽ kiện Huawei và công ty con của Huawei ra tòa tại Tòa án Liên bang Texas trong tuần này với cáo buộc Huawei và FutureWei đã tiến hành kế hoạch trong nhiều năm để đánh cắp công nghệ của CNEX.
Hoàng Nghĩa Nhân (Yiren “Ronnie” Huang) từng làm việc tại FutureWei, năm ngoái Huawei từng cáo buộc Hoàng và công ty CNEX đánh cắp bí mật doanh nghiệp của Huawei, đồng thời yêu cầu CNEX cung cấp thông tin chi tiết về các công nghệ liên quan. Giới luật sư nhận định, điểm khó hiểu trong vụ án này nằm ở chỗ, một công ty Trung Quốc (Huawei) lại có ý đồ lợi dụng hệ thống pháp luật Mỹ để kiện công ty Mỹ (CNEX), lại còn muốn có được công nghệ mà CNEX bị cáo buộc đã đánh cắp của Huawei.
Công ty CNEX có trụ sở chính tại San Jose, California, đây là một công ty đang bước đầu khởi nghiệp, được thành lập vào năm 2013, Microsoft và Dell Technologies là những nhà đầu tư chính của công ty này.
Công nghệ mà Huawei và CNEX cáo buộc đánh cắp của nhau là công nghệ ổ đĩa cứng thể rắn (SSD), đây là công nghệ quan trọng trong quản lý thông tin khổng lồ của trung tâm dữ liệu cỡ lớn.
Đồng sáng lập của CNEX – Hoàng Nghĩa Nhân là chuyên gia về công nghệ SSD. Theo các tài liệu trong đơn kiện của CNEX cung cấp, Hoàng sinh ra tại Trung Quốc, tốt nghiệp Đại học Thượng Hải và Đại học Bang Michigan (Mỹ), đã làm việc tại Thung lũng Silicon gần 30 năm, trong đó có 10 năm làm việc tại Cisco Systems Inc. Hoàng Nghĩa Nhân đem 9 bản quyền phát minh và 13 bản quyền chờ phê chuẩn của mình chuyển nhượng hết cho công ty CNEX.
Theo tài liệu của CNEX tại tòa án, năm 2011, FutureWei Technologies có trụ sở tại Plano bang Texas đã thuê Hoàng Nghĩa Nhân với vai trò là chuyên gia về ổ đĩa SSD. Khi đó, Hoàng có ý muốn đem bản quyền của mình bán cho FutureWei Technologies, nhưng FutureWei Technologies không đồng ý. Không lâu sau, FutureWei Technologies yêu cầu Hoàng ký kết hợp đồng lao động và chyển nhượng bản quyền, nhưng bị Hoàng từ chối.
Hoàng Nghĩa Nhân phát hiện FutureWei Technologies thiếu văn hóa khởi nghiệp, nên tháng 5/2013 đã rời công ty này, và cùng những đối tác khác sáng lập công ty CNEX. Từ đó Huawei luôn theo sát hướng đi của CNEX, trong đó có cả việc giả mạo khách hàng để liên lạc với CNEX với ý đồ lấy công nghệ của CNEX một cách bất chính.
Sau đó Huawei kiện CNEX và Hoàng Nghĩa Nhân tại Mỹ với cáo buộc đánh cắp công nghệ và lôi kéo 14 nhân viên của Huawei. CNEX nói, 14 nhân viên của công ty đúng là từng làm việc tại Huawei, nhưng những nhân viên từng được Huawei thuê này không hề muốn đánh cắp công nghệ của Huawei.
Trong tháng này (tháng Mười) Huawei đã sớm yêu cầu tòa án Mỹ cưỡng chế CNEX giao ra tất cả tài liệu về công nghệ, trong đó có “quy phạm chi tiết về thiết kế, kế hoạch kiểm tra khảo sát, tài liệu mã nguồn thiết kế, lưu đồ mã nguồn và thiết kế phần cứng”.
CNEX cho biết, vụ kiện của Huawei là dựa vào cáo buộc giả, công ty này về cơ bản không tồn tại hành vi đánh cắp bí mật doanh nghiệp như những gì Huawei tố cáo, hơn nữa Huawei cũng chưa hề có quyền sở hữu công nghệ của CNEX. CNEX cho biết, cáo buộc của Huawei chỉ là thủ đoạn vụng về vì xây dựng địa vị chủ đạo về công nghệ của Trung Quốc.
Năm 2012, Quốc hội Mỹ đã công bố một bản báo cáo cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể thông qua các sản phẩm của Huawei và ZTE để giám sát người Mỹ. Từ đầu năm nay, Lầu Năm Góc của Mỹ đã cấm căn cứ quân sự Mỹ mua điện thoại thông minh do Huawei và ZTE sản xuất. Hiện tại Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành điều tra xem Huawei có chống lại chế tài của Mỹ đối với Iran hay không.
Thanh Vân
Xem thêm:
Từ khóa Huawei đánh cắp công nghệ