Những kẻ phá hoại người Trung Quốc đang đến Mỹ
- Gordon G. Chang
- •
Hiện đang có một cuộc xâm lược của người Trung Quốc vào xứ sở Mỹ.
“Rừng nhiệt đới đầy người Trung Quốc đang hành quân tới Mỹ”, phóng viên chiến trường Michael Yon nói với Gatestone.
Những người di cư Trung Quốc đang đi bộ vào Mỹ ở biên giới miền nam. Hầu hết tất cả bọn họ đều là những người đang tuyệt vọng, muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và con cái họ. Tuy nhiên, cũng có một số đang đến để thực hiện những hành vi phá hoại.
Trung Quốc đang trong tình trạng khốn cùng; nỗi buồn bao trùm xã hội Trung Quốc. Hàng trăm người dân Trung Quốc hiện đang kiên nhẫn xếp hàng trong cái nóng bức ngột ngạt chờ xin thị thực tại các lãnh sự quán Mỹ ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đang bỏ qua việc chờ đợi quá lâu tại các lãnh sứ quán đó. Tại biên giới miền nam nước Mỹ, người di cư Trung Quốc đang vào Mỹ với số lượng lớn chưa từng có tiền lệ. Hải quan và Biên phòng Mỹ báo cáo rằng số vụ bắt giữ người di cư Trung Quốc trong 5 tháng đầu của năm tài khóa năm nay là tăng hơn gấp đôi so với số vụ bắt giữ người di cư Trung Quốc trong toàn bộ năm tài khóa trước. 8.000 người di cư Trung Quốc đã bị bắt giữ trong năm dương lịch này là cao hơn gấp 4 lần so với số người di cư Trung Quốc bị bắt gữ trong cùng kỳ năm trước.
Công dân Trung Quốc đang bay tới Ecuador, quốc gia Nam Mỹ này miễn thị thực cho người có hộ chiếu Trung Quốc. Sau đó họ di chuyển tới rìa phía nam của Darien Gap, khu rừng nhiệt đới 66 dặm chia cắt Colombia với Panama. Những người di cư Trung Quốc đi bộ băng qua ranh giới tự nhiên này, và một khi được an toàn ở phía bắc của Darien Gap, họ sẽ tiếp tục cuộc hành trình tới Mỹ, thông thường đi bằng xe buýt.
Một số người di cư Trung Quốc là dân nghèo. Tuy nhiên, nhiều người là tầng lớp trung lưu. Họ có thể chi trả 35.000 USD mỗi người cho các băng nhóm (cartel) Mexico để được nhập cảnh lậu vào Mỹ.
“Giống như súc vật chạy toán loạn trước một trận động đất”, Sam – một di dân Trung Quốc đã vượt biên vào Mỹ lần đầu hồi tháng Hai tại Brownsville, Texas nói với hãng tin Axios.
Một số di dân gần như chắc chắn là thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Dân biểu Mark Green (Đảng Cộng hòa, Tennessee), Chủ tịch của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ, đã nói tại một cuộc họp báo hôm 14/6 rằng một chỉ huy khu vực Tuần tra Biên giới đã báo cáo với ông rằng một số di dân Trung Quốc tại biên giới miền nam “có mối liên kết với PLA”.
“Chúng ta không biết những người này là ai, và rất có khả năng Trung Quốc đang sử dụng cách thức của Nga gửi quân nhân vào Ukraine để gửi quân nhân vào Mỹ”, ông Green nói.
Những di dân có liên kết với quân đội này, bất chấp mối liên hệ đó, họ vẫn đang được thả vào nội địa Mỹ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, PLA Trung Quốc đang cài cắm những kẻ phá hoại thông qua Mexico. “Tại Darien Gap, tôi đã đang chứng kiến nhiều toán đàn ông Trung Quốc tuổi tòng quân, không đi kèm với các nhóm gia đình, và giả bộ không hiểu tiếng Anh. Tất cả bọn họ đều hướng tới biên giới Mỹ”, phóng viên chiến trường Michael Yon nói.
“Thông thường trong các nhóm 5 đến 15 người, họ thường nổi lên từ khu Darien Gap và sử dụng 1 đêm trong Trại San Vicente do Mỹ cấp tiền hoặc khu nhà bên tại Khách sạn Tonosi, sau đó lên những chiếc xe buýt sang trọng di chuyển qua Highway 1 hướng tới Costa Rica”, phóng viên Michael Yon cho biết. “Một nhóm 6 nam thanh niên mang theo một con gà đến ở Khách sạn Tonosi. Họ uống máu gà bằng các chén thủy tinh nhỏ, sau đó tự nấu gà trong nhà ăn của khách sạn, theo một quản lý khách sạn. Uống máu tươi gà là một nghi lễ của một số binh lính trong PLA”.
Một khi đã ở đây, những chiến binh quân đội này có thể móc nối với các điệp viên Trung Quốc đã được cài cắm ở đây rồi hoặc liên hệ với các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Bao nhiêu chiến binh PLA đã đang lẻn vào nước Mỹ theo cách này? Một số ước tính chừng 5.000, số khác ước tính chừng 10.000. Những con số này nghe khá nhiều, nhưng số liệu chính xác vẫn chưa rõ.
Đây là lực lượng quân xung kích của Trung Quốc. Điều lo ngại là trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh ở châu Á, đội quân xung kích này sẽ đánh sập mạng lưới điện, đầu độc các hồ chứa nước, ám sát các quan chức, kích phát cháy rừng, lây lan vi khuẩn gây bệnh, và gây náo loạn bằng việc đánh bom các trung tâm mua sắm và các siêu thị trong nội địa Mỹ.
Những kẻ phá hoại này gần như chắc chắn sẽ tấn công vào các căn cứ quân sự Mỹ. Trung Quốc đã đang thăm dò các cơ sở quận sự nhạy cảm này của Mỹ rồi. Chẳng hạn, các điệp viên Trung Quốc đóng giả khách du lịch đã từng xâm nhập vào các căn cứ quân sự Mỹ, trong đó có Pháo Đài Wainwright của Lục quân tại Fairbanks, Alaska. Tại đó, những người bị nghi là điệp viên Trung Quốc đã lái xe qua cổng căn cứ và sau đó đã bị bắt trong xe cùng một chiếc máy bay không người lái (drone).
“Các chiến lược gia Trung Quốc cổ đại đã được tặng thưởng vì sử dụng thủ đoạn lừa gạt và gây bất ngờ để giành chiến thắng, và hai đại tá PLA viết cuốn sách ‘Chiến tranh Không giới hạn’ năm 1999 với toàn những lời ngợi ca chiến thuật của Osama bin Laden”, Richard Fisher của Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Quốc tế nói với Gatestone. “Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến tranh với Đài Loan và Mỹ, người Mỹ nên biết rằng những điệp viên Trung Quốc đang ẩn thân bây giờ tại Mỹ sẽ đánh vào các mục tiêu như các trạm xăng và những người Trung Quốc tuổi tòng quân bây giờ đang băng qua biên giới của chúng ta sẽ được huy động để thực hiện các cuộc tấn công ám sát và các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự Mỹ”.
Do đó, cuộc chiến tranh kế tiếp tại châu Á gần như chắc chắn sẽ có chiến đấu trong nội địa Mỹ, có lẽ là ngay trong ngày khai chiến đầu tiên. Những người Mỹ cả tin sẽ phải tham gia chiến đấu.
Những người di cư làm các quốc gia mạnh mẽ, và hầu hết những người di cư Trung Quốc băng qua biên giới miền nam sẽ đóng góp cho xã hội Mỹ. Tuy nhiên, một số trong đó đang đến để phát động chiến tranh ngay trong đất Mỹ.
Tác giả: Gordon G. Chang
Tân Bình biên dịch
Ông Gordon G. Chang là tác giả cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ”. Ông là thành viên cao cấp xuất sắc của Viện Gatestone và cũng là thành viên của Ban Cố vấn của Viện Gatestone.
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung di dân Trung Quốc Gordon G. Chang