Ông Blinken phát đi tín hiệu căng thẳng giữa Mỹ và ĐCSTQ đã hạ nhiệt?
- Chân Du
- •
Sáng ngày 30/9, theo Giờ Miền Đông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Blinken đề cập rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tìm kiếm sự hợp tác, nhằm giải quyết những thách thức mà cả hai bên đang phải đối mặt. Năm 2019, trong thông điệp chúc mừng của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ đề cập đến nhân dân Trung Quốc, ông nói: “Hoa Kỳ chúc người dân Trung Quốc sức khỏe, thịnh vượng, hạnh phúc và hòa bình trong năm tới”. Ông Trần Quang Thành cho rằng thông điệp chúc mừng của ông Blinken khác với ông Pompeo, có thể là dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hạ nhiệt.
Trong cuộc phỏng vấn với “Vision Times“, ông Trần Quang Thành, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, kiêm nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, tin rằng mọi chuyện gồm cả việc thả bà Mạnh Vãn Châu gần đây, luôn trong bối cảnh đọ sức giữa các bên. Do đó, vụ án Mạnh Vãn Châu hiện không chỉ là một vụ án đơn thuần thông thường.
Vụ án Mạnh Vãn Châu rất phức tạp, liên quan đến luật pháp của nhiều quốc gia. Cuối cùng, bà Mạnh đã được thả. Kết quả đó cho thấy, đây là một phản ứng trước thách thức của nhà độc tài, đối với trật tự quốc tế được Hoa Kỳ thiết lập sau Thế chiến II.
Khi liên hệ việc Hoa Kỳ có thái độ mềm mỏng trước ĐCSTQ và vụ việc Mạnh Vãn Châu, có thể thấy rằng trên thực tế, đây là một tín hiệu rất nguy hiểm. Việc trả tự do cho bà Mạnh là một thắng lợi trong chính sách ngoại giao con tin của ĐCSTQ.
Một tên cướp đã bắt cóc con tin và có thể dễ dàng trục lợi những khoản lợi khổng lồ. Nếu không phải họ đang bắt giữ con tin, mà là nhu cầu bức thiết của đối phương, thì yêu cầu của tên cướp này chắc chắn sẽ lớn hơn. Bên đàm phán chắc chắn sẽ bị họ dắt mũi. ĐCSTQ luôn là như vậy. Trong vụ án Mạnh Vãn Châu, ĐCSTQ đã sử dụng việc bắt cóc hai người Canada để buộc Hoa Kỳ và Canada phải nhượng bộ. Đôi khi, ĐCSTQ cũng bắt cóc chính người dân của mình, để mặc cả với phương Tây. Ví như bản thân ông Trần Quang Thành từng bị ĐCSTQ bắt giữ làm con tin để đàm phán các điều khoản với Mỹ.
Ông Trần Quang Thành cho biết, ĐCSTQ dùng mọi thủ đoạn khác nhau, nhằm buộc các quốc gia dân chủ phương Tây phải thỏa hiệp. Trong một số trường hợp nhất định, các phương pháp của ĐCSTQ có thể được coi là một mối đe dọa. Sở dĩ ĐCSTQ làm điều này là có truyền thống lịch sử. Các nước phương Tây hết lần này tới lần khác mắc mưu của ĐCSTQ. Đây quả thực là một điều rất đáng tiếc.
Khi đàm phán với ĐCSTQ, Hoa Kỳ thường giữ nguyên tắc đạo đức tuyệt đối và tính chính danh tuyệt đối, nhưng lại luôn ở thế bị động. Ông Trần Quang Thành lấy ví dụ như trải nghiệm của bản thân ông. Trong quá trình đàm phán về trường hợp của ông, Mỹ hoàn toàn có thể trực tiếp thách thức ĐCSTQ một cách mạnh mẽ, nhưng họ đã không làm như vậy.
Nhìn lại, ĐCSTQ thực sự đã chuẩn bị ít nhất hàng chục kế hoạch phía sau vụ án của ông Trần Quang Thành. Nếu Hoa Kỳ giữ thái độ cứng rắn, thì có thể dễ dàng phát hiện ra giới hạn của ĐCSTQ.
Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khá giống với việc mặc cả. Thông thường, Hoa Kỳ sẽ kết thúc thỏa thuận mà không cần mặc cả nhiều. Kết quả là Hoa Kỳ luôn là bên chịu thiệt và ĐCSTQ luôn là người có lợi thế.
Ngay cả tín hiệu từ ông Blinken gửi tới Trung Quốc lần này, tất cả đều cho thấy phía Mỹ sẽ tiếp tục phải chịu thiệt. ĐCSTQ cũng đã nắm vững thái độ của Chính phủ Hoa Kỳ. Điều này đã khiến Hoa Kỳ không thể đạt được kết quả như mong đợi.
ĐCSTQ luôn giữ rất nhiều hậu thuẫn khi giao dịch với Hoa Kỳ. Trên thực tế, Chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là phe kiến chế thân cộng, khi giao dịch với ĐCSTQ, sự tự tin của họ còn xa mới đủ. Vì vậy mục tiêu đặt ra là rất nhỏ, và không có ý thức nâng cao để xem xét những điều này. Kỳ thực, Chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể tăng giá chào bán lên gấp mười, thậm chí hàng chục lần.
Ông Trần Quang Thành chỉ ra rằng các quan chức cấp cao của Chính phủ Hoa Kỳ đã đến thăm Đại Lục nhiều lần, dưới khẩu hiệu của một chuyến viếng thăm. Một số kênh truyền thông đã tiết lộ những người đại diện có mối liên hệ tương tự như vậy, đã tiến hành liên lạc với ĐCSTQ.
Khi ông Biden làm Phó Tổng thống, ông thường bí mật đến Đại Lục, ngay cả khi lịch trình này không được giới truyền thông đưa tin. Hiện tại, điều mà ngoại giới lo lắng nhất là việc móc ngoặc hoặc giao dịch ngầm đều đã được đàm phán xong xuôi. Đến khi chúng được công khai, thì mọi chuyện sẽ không như kỳ vọng của mọi người.
Nhìn vào vụ việc Mạnh Vãn Châu và thái độ gần đây của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, chúng ta cũng có thể biết được phần nào. Mặc dù chưa nhìn thấy những quân cờ trong thương thuyết, nhưng chắc hẳn chúng đã được vạch ra rất rõ ràng, chỉ là ngoại giới không biết mà thôi.
Điều thú vị là bà Psaki, người phát ngôn Nhà Trắng và bà Hoa Xuân Oánh, không hẹn mà gặp, cả hai từng nhiều lần nhấn mạnh rằng việc thả bà Mạnh Vãn Châu và thả hai người Canada là các vụ án không liên quan đến nhau. Trong lịch sử, Chính phủ Mỹ rất ít có giọng điệu và thái độ giống với người phát ngôn của ĐCSTQ. Đây chính xác là điều đáng sợ nhất, cho thấy Mỹ đã thực hiện một bước đi rất nguy hiểm.
Trước đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc không ngừng tranh cãi và đổ lỗi cho nhau. Nhưng đột nhiên mọi chuyện lại chuyển hướng. Ông Blinken đã dùng thông điệp chúc mừng ngày Quốc khánh để thiết lập mối quan hệ thân thiết với ĐCSTQ. Điều này tất nhiên cho thấy chính quyền Biden đang thay đổi thái độ đối với Trung Quốc.
Theo ông Trần Quang Thành, chiểu theo biểu hiện vừa qua của Hoa Kỳ, nếu lần này trao cho ĐCSTQ một “cành ô liu” mà ĐCSTQ không phải chịu nhiều áp lực thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Nếu đi lại con đường cùng tồn tại với ĐCSTQ, có thể nói là tự hủy hoại chính mình.
Chân Du / Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Mike Pompeo Quốc khánh Trung Quốc Trần Quang Thành