Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un hôm thứ Hai (15/1) đã yêu cầu sửa đổi hiến pháp để đảm bảo rằng Hàn Quốc được xem là “kẻ thù chính yếu”. Ông Kim cũng cảnh báo rằng Triều Tiên không có ý định né tránh chiến tranh nếu nó xảy ra, theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin hôm thứ Ba (16/1).

Ông Kim Jong-un khi phát biểu tại Quốc hội Nhân Dân Tối cao Triều Tiên cho biết ông đã kết luận rằng thống nhất với miền Nam đã không còn khả thi nữa, và cáo buộc Soeul tìm cách lật đổ chế độ và thống nhất liên Triều bằng hấp thụ vào miền Nam.

Ông Kim nói hiến pháp nên được sửa đổi để giáo dục cho người dân Triều Tiên rằng Hàn Quốc là “địch thủ chính và kẻ thù chủ yếu không thể thay đổi”, đồng thời xác định rõ lãnh thổ miền Bắc là tách rời với miền Nam.

Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi không có ý định né tránh nó”, KCNA dẫn lời ông Kim.

Triều Tiên cũng nên có kế hoạch về việc “chiếm đóng hoàn toàn, nô dịch và cải tạo” miền Nam trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và người dân Hàn Quốc cũng không nên còn được đề cập là quốc dân đồng bào, ông Kim nói thêm, đồng thời kêu gọi cắt đứt tất cả các kênh liên lạc liên Triều và phá dỡ một đài tưởng niệm tái thống nhất tại Thủ đô Bình Nhưỡng.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên nói thêm rằng Bình Nhưỡng cũng sẽ giải tán ba tổ chức chuyên trách về công việc tái thống nhất và du lịch liên Triều.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, tại một cuộc họp nội các, đã nói Bình Nhưỡng là “phản dân tộc” vì gọi miền Nam là một quốc gia thù địch.

Tuyên bố của ông Kim về sửa đổi hiến pháp đến vào thời điểm căng thẳng đã đang leo thang xấu đi trên bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây với một loạt các vụ thử tên lửa, cũng như Bình Nhưỡng phá vỡ chính sách nhiều thập kỷ, thay đổi cách nước này quan hệ Hàn Quốc.

Các nhà phân tích nhận định rằng Bộ Ngoại giao Triều Tiên có thể đảm trách mối quan hệ với Hàn Quốc và khả năng sẽ giúp biện minh cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại miền Nam khi xảy ra chiến tranh liên Triều trong tương lai.

Ông Ruediger Frank, giáo sư về Kinh tế và Xã hội Đông Á tại Đại học Vienna, nói rằng các chính sách mới của ông Kim “sẽ kích hoạt hàng loạt các thay đổi trong toàn bộ mối quan hệ liên Triều và động lực khu vực”.

Điều này mở ra cánh cửa cho các mối quan hệ liên quốc gia thường xuyên, bao gồm cả bình thường hóa ngoại giao và xung đột tiềm tàng”, giáo sư Frank viết trong bài cáo cáo của dự án 38 độ Bắc có trụ sở ở Mỹ.