Phó Tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance đã có bài phát biểu tại “Hội nghị thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế” (IRF) ở Washington hôm 5/2, nhấn mạnh rằng chính quyền Trump sẽ khôi phục và mở rộng việc bảo vệ tự do tôn giáo. Ông J.D. Vance nói rằng tự do tôn giáo là giá trị cốt lõi của Hiến pháp Hoa Kỳ, và là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại. Chính phủ mới sẽ thực thi những biện pháp tích cực hơn để đảm bảo rằng các nhóm tôn giáo tôn giáo trên khắp thế giới không bị đàn áp.

J.D.Vance tai RNC
Phó tổng thống J.D.Vance tại Wisconsin hôm 16/7/2024. (Nguồn ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)

Tự do tôn giáo là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Trong bài phát biểu của mình, ông Vance nhấn mạnh: “Tự do tôn giáo không chỉ là quyền được thực hành đức tin của một người, mà còn là nền tảng của xã hội dân sự. Các vị quốc phụ lập quốc của chúng tôi biết rõ điều này và coi đó là sự thiêng liêng trong Hiến pháp”. Ông Vance nhắc lại các chính sách tự do tôn giáo từng được chính quyền Trump thúc đẩy ở nhiệm kỳ đầu tiên, trong đó có việc giải cứu các mục sư bị chính quyền nước ngoài đàn áp vì đức tin cũng như việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Yazidi, tín đồ Cơ đốc giáo và các nhóm khác bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng của ISIS. Ông khẳng định chính phủ mới sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự này và thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn.

“Chỉ trong một thời gian ngắn, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh chấm dứt sự đàn áp được vũ khí hóa của chính phủ liên bang đối với những người Mỹ theo tôn giáo, và ân xá cho những người biểu tình chống phá thai đang bị cầm tù một cách bất công. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chấm dứt cơ chế kiểm duyệt ngôn luận trong cộng đồng và trên mạng của chính phủ liên bang, cho phép người Mỹ được tự do bày tỏ tín ngưỡng và lương tâm của mình”, trích lời ông Vance.

Trong bài phát biểu, ông Vance nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không chỉ cần bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong nước mà còn phải phát huy giá trị quan này trên toàn cầu. Ông nói: “Hoa Kỳ nhất định sẽ có sự phân biệt giữa những quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo và những chính quyền đàn áp tự do tôn giáo. Chúng tôi cần đảm bảo rằng các cộng đồng tín ngưỡng trên khắp thế giới có thể tự do thực hành đức tin của mình mà không bị chính phủ đàn áp”.

Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi hợp tác toàn cầu để chống lại nạn đàn áp tôn giáo: “Tôi cầu nguyện chúng tôi có thể bảo hộ sự tôn nghiêm của tất cả mọi người, và đảm bảo rằng tất cả các nhóm tín ngưỡng đều được tự do thực hành đức tin theo tín niệm của họ”.

Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại nghiêm trọng

Người tham gia “Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế” lần này đặc biệt quan ngại về cuộc đàn áp của Chính phủ Trung Quốc đối với các nhóm tín ngưỡng khác nhau. Hội nghị có sự tham gia của các lãnh tụ tôn giáo và chính trị từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về tình hình đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo của những chế độ độc tài như Trung Quốc, Iran và Việt Nam, cũng như hoàn cảnh khó khăn của các tín đồ Cơ đốc giáo tại Ukraine và sự bành trướng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo tại Châu Phi.

Liên quan đến tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc, các bên tham gia hội nghị chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã đàn áp một cách có hệ thống các nhóm tôn giáo bao gồm các học viên Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc giáo.

Cô Vương San San (Lydia Wang), một học viên Pháp Luân Công người Mỹ, đã chia sẻ tại hội nghị thượng đỉnh về trải nghiệm của bản thân và gia đình khi bị ĐCSTQ bức hại. Cô cho hay: “Cộng đồng Pháp Luân Công là một trong những nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất tại Trung Quốc. Chúng tôi tin vào ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ nhưng bị ĐCSTQ coi là mối uy hiếp và thậm chí còn trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng.”

Trong những năm gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều hành động để trấn áp tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Chính phủ Trung Quốc. Ông Vance đặc biệt đề cập rằng Dự luật bảo hộ Pháp Luân Công năm 2024, do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khởi xướng, đã được Hạ biện Mỹ thông qua, trong đó quy định việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân và tổ chức liên quan đến tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đối mặt với nạn diệt chủng

Ngoài Pháp Luân Công, hoàn cảnh của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ cũng là một chủ đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Bà Louisa Greve, Giám đốc vận động toàn cầu tại Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (UHRP), cho biết chính quyền đầu tiên của ông Trump đã chính thức xác định rằng cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Chính phủ Trung Quốc cấu thành “tội ác phản nhân loại” “tội diệt chủng”. Bà kêu gọi chính phủ mới tái công nhận quyết định này và thực hiện các hành động cụ thể để đảm bảo an toàn cho người Duy Ngô Nhĩ trên toàn thế giới.

Bà chỉ ra rằng nhiều nạn dân Duy Ngô Nhĩ vẫn sống trong sợ hãi, đặc biệt là ở các nước quá cảnh, chẳng hạn như Thái Lan, nơi họ phải đối mặt với nguy cơ bị buộc về nước: “Chính phủ Trung Quốc đang gây áp lực buộc các chính phủ như Thái Lan phải trả những người Duy Ngô Nhĩ xin tị nạn về nước. Nếu họ bị trả về Trung Quốc, họ sẽ ngay lập tức bị bỏ tù, bị tra tấn và thậm chí bị đưa đến ‘trại cải tạo’.”

Tại phiên điều trần phê chuẩn Thượng viện ngày 15/1, Ngoại trưởng Rubio hứa rằng Mỹ sẽ gây áp lực lên Thái Lan để ngăn chặn việc trả 48 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về nước. Ông nói: “Chính phủ Trung Quốc đang gây áp lực rất lớn lên Thái Lan, vì vậy Hoa Kỳ phải đứng lên và nói rõ rằng Thái Lan không nên khuất phục trước các yêu cầu của Bắc Kinh”.

Giáo hội tư gia và giáo hội hầm trú đối mặt với sự đàn áp

Ngoài các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, giáo hội Cơ đốc giáo tại gia ở Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền ĐCSTQ. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các hội thánh tại gia, yêu cầu tất cả những nhóm Cơ đốc giáo phải gia nhập Hội thánh Tam Tự được nhà nước chính thức phê duyệt, nếu không sẽ bị coi là hoạt động tôn giáo bất hợp pháp.

Tại phiên thảo luận hội nghị, nhiều Cơ đốc nhân từng bị ĐCSTQ đàn áp đã chia sẻ kinh nghiệm của họ. Âu Dương Mạn Bình, một Cơ đốc nhân từng bí mật truyền đạo ở Trung Quốc, cho biết: “Nhà thờ của chúng tôi đã bị cảnh sát đột kích, hơn chục tín đồ bị bắt, Kinh thánh và các vật phẩm tôn giáo của chúng tôi bị tịch thu. Chính phủ đang trù tính kiểm soát tín ngưỡng Cơ đốc và trừng phạt những tín đồ không trung thành với Đảng”.

Vào năm 2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế”, trong đó lên án việc Chính phủ Trung Quốc đàn áp các giáo hội tại gia và cáo buộc ĐCSTQ đang cố gắng “loại bỏ những hoạt động tôn giáo độc lập”. Ông Vance khẳng định chính quyền Trump sẽ tiếp tục quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của tín đồ Cơ đốc tại Trung Quốc và thực hiện những biện pháp trừng phạt các quan chức và tổ chức có liên quan.

Thúc đẩy tự do tôn giáo thành mục tiêu an ninh quốc gia

Bà Katrina Lantos Swett, đồng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế và cựu Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cho rằng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là đối đầu về kinh tế hay chính trị mà còn là cuộc chiến về tín ngưỡng và giá trị quan.

Bà phân tích: “Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập bởi những người tìm kiếm tự do tôn giáo, trong khi Trung Quốc là một chế độ cộng sản dựa trên chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa vô thần. Đây là sự đối đầu giữa hai hệ tư tưởng”.

Sách trắng mới nhất do “Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế” công bố năm 2025 khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ nên tái xác lập tự do tôn giáo như một mục tiêu an ninh quốc gia, bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt của Nhà Trắng phụ trách các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế và đảm bảo rằng chủ đề này trở thành một phần của “Chiến lược An ninh Quốc gia”.

Ông Vance phát biểu: “Chính phủ của chúng tôi tin rằng tự do tôn giáo không chỉ là một nguyên tắc về mặt pháp lý mà còn là một thực tế. Chúng tôi phải đảm bảo rằng tất cả mọi người, ở Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới, có thể tự do thực hành đức tin của mình mà không bị áp bức”.

Kim Ngôn, Vision Times