Quan chức Nhà Trắng dùng tiếng Trung nói về Phong trào Ngũ Tứ (1919)
- Tư Dương
- •
Quan chức cấp cao Nhà Trắng Matt Pottinger hôm 4/5, nhân dịp kỷ niệm 101 năm kỷ niệm Phong trào Ngũ Tứ tại Trung Quốc, đã dùng tiếng Trung lưu loát để nói về tinh thần của Phong trào Ngũ Tứ, đồng thời mượn chuyện xưa nói chuyện nay, đã thu hút được sự khen ngợi của ngoại giới. Nhà phân tích cho rằng đây là một đột phá trong quan hệ ngoại giao công chúng của Mỹ đối với Trung Quốc. Ông tin rằng dùng ngôn ngữ Trung Quốc, dùng văn hóa Trung Quốc để đối thoại trực tiếp với người dân Trung Quốc, có thể sẽ có hiệu quả hơn trong thúc đẩy giá trị quan của dân chủ và tự do.
Người đầu tiên trong lịch sử Nhà Trắng dùng tiếng Trung để đối thoại trực tiếp với người dân Trung Quốc
Hôm 4/5, ông Matt Pottinger – Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng, đã có một bài phát biểu bằng tiếng Trung Quốc tại Hội thảo trực tuyến về quan hệ Mỹ – Trung được tổ chức tại Trung tâm Mille của Đại học Virginia. Trong phát biểu của mình, ông đã nói về tinh thần của phong trào Ngũ Tứ, và đặc biệt nhắc đến 2 vật dẫn đầu trong trong Phong trào Ngũ Tứ là ông Hồ Thích và ông Trương Bành Xuân. Ông nói, ông Hồ Thích lãnh đạo “Phong trào văn bạch thoại” trong thời kỳ Ngũ Tứ, từ đó tiếp tục thúc đẩy “chủ nghĩa bình dân”, ông Trương Bành Xuân giúp đỡ chế định “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới” có giá trị phổ quát.
Phong trào Ngũ Tứ’ là một phong trào vận động kháng nghị chính trị xảy ra vào ngày 4/5/1919 tại Quảng trường Thiên An Môn, chủ yếu là sự tham gia của thanh niên sinh viên, các giai tầng khác cũng tham gia. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ. “Dân chủ” và Khoa học” là chủ đề của phong trào này.
Bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhà Trắng có quan chức cấp cao dùng tiếng Trung để diễn thuyết, nhân sĩ phân tích cho rằng bài diễn thuyết của ông Matthew Pottinger đại biểu cho đột phá ngoại giao công chúng của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ông Robert Daly – Giám đốc Viện Kissinger về Quan hệ Trung – Mỹ tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson chia sẻ, bài diễn thuyết bằng tiếng Trung của ông Matt Pottinger đã thể hiện ra sự tôn trọng của ông đối với văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ Trung Quốc.
Ông Robert Daly cũng dùng tiếng Trung Quốc nói với VOA rằng: “Vì sao lại quan trọng đến thế? Bởi vì gần đây Trung Quốc cứ luôn cảm thấy lời của những quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ và lời của các quan chức cấp cao khác của Nhà Trắng có chút ‘ăn nói ba hoa’, thậm chí có chút thô lỗ. Đó là không tôn trọng Trung Quốc, là công kích Trung Quốc. Tôi cảm thấy lần diễn thuyết này của ông Matt Pottinger, ông ấy rất hiểu về lịch sử Trung Quốc, cũng là ảnh hưởng bởi lịch sử Trung Quốc, rất tôn trọng văn hóa của Trung Quốc, truyền thống của Trung Quốc và ngôn ngữ của Trung Quốc, chứ không phải là vì để bảo vệ cái gọi là chủ nghĩa bá quyền của Mỹ mà công kích Trung Quốc. Về cơ bản là không phải, điều này vô cùng quan trọng.”
Nhà Hán học nổi tiếng của Mỹ Perry Link là giáo sư tuyển dụng đặc biệt của phân hiệu tại Riverside của Đại học California (University of California, Riverside), ông cũng là thầy dạy tiếng Trung của ông Matt Pottinger. Trả lời phỏng vấn của VOA, ông Perry Link cho biết, Matt Pottinger trực tiếp đối thoại với người dân, đã phân tách người dân Trung Quốc và chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), làm như thế này là rất tốt. Ông Perry Link cho rằng quan hệ Mỹ – Trung chân chính là mối quan hệ giữa người dân của hai nước và Matt Pottinger đã nắm được trọng điểm này.
Ông Perry Link nói: “Bài diễn thuyết của Matt Pottinger có thể đặt trọng điểm vào người dân, nơi mà người bình thường hướng tới. Quan hệ Mỹ – Trung trong đầu ông ấy tuyệt đối không phải là mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và ông Trump, và mối quan hệ giữa hai nước lớn. Cá nhân tôi cảm thấy giữa người dân Trung Quốc và người dân Mỹ, không có gián cách về giá trị, họ đều là quan tâm người nhà, quan tâm giáo dục, quan tâm sức khỏe. Bởi đều là người mà. Tôi cảm thấy điều ông ấy nhắc đến là ý nghĩa của tầng diện này.”
Trong diễn thuyết của mình, ông Matt Pottinger đã đặc biệt nhắc đến “chủ nghĩa bình dân”, ông còn đặc biệt phân tách “chủ nghĩa bình dân” và “chủ nghĩa dân túy”. Ông cho rằng chính là kiểu “chủ nghĩa bình dân” này đã thúc đẩy Anh Quốc rút khỏi EU và sự đắc cử của Tổng thống Trump. Ông cho rằng phong trào văn bạch thoại mà ông Hồ Thích lãnh đạo trong thời kỳ Ngũ Tứ chính là đã thúc đẩy một loại “chủ nghĩa bình dân”, để cho ngôn ngữ không còn chỉ bị tầng tinh anh quyền quý nắm giữ, để người dân tham gia vào tương lai và lựa chọn của quốc gia.
Mượn chuyện xưa nói chuyện nay, Matt Pottinger mong dùng văn hóa Trung Quốc để thức tỉnh người dân Trung Quốc
Ông Robert Daly cho rằng trong bài diễn thuyết của ông Matt Pottinger đã chú trọng nhắc đến hai nhân vật dẫn đầu trong phong trào Ngũ Tứ (Hồ Thích và Trương Bành Xuân) là muốn mượn chuyện xưa nói chuyện nay, muốn “dùng lời nói và lịch sử văn hóa của chính người Trung Quốc” để cho thấy vấn đề mà xã hội Trung Quốc đang đối mặt, phê bình đảng chấp chính tại Trung Quốc – ĐCSTQ.
Ông Robert Daly nói: “Ông ấy đã nhắc nhở khán giả Trung Quốc, thực ra từ chiến tranh nha phiến, Trung Quốc có rất nhiều phần tử trí thức luôn phê bình truyền thống của Trung Quốc. Như Lỗ Tấn, Hồ Thích, Khang Hữu Lực, còn có Lương Khởi Siêu, rất nhiều người vẫn đang tự hỏi, bản thân Trung Quốc đã phạm sai lầm nào nên mới đến bước như thế này. Họ không phải là đi khắp nơi trách móc những người nước ngoài – những người được gọi là kẻ xâm lược và kẻ chủ nghĩa đế quốc, mà họ có năng lực phản tỉnh bản thân. Trung Quốc ngày hôm nay, truyền thống đó (tự phản tỉnh) đã bị mài mòn mất, dường như chỉ còn cái gọi là khoa học của đảng cộng sản mới có thể nói cho người ta đạo lý chính xác và cách nhìn nhận chính xác là gì.
Trong bài diễn thuyết của mình, ông Matt Pottinger nói, người Trung Quốc có ý thức công dân như bác sĩ Lý Văn Lượng mới là người kế thừa tinh thần Ngũ Tứ. Ông nói, mấy tháng nay, nhiều người Trung Quốc biểu hiện ra đạo đức và dũng khí bằng hành động. Những người này đều đang truy cầu một lý tưởng chung với ông Hồ Thích và ông Trương Bành Xuân trong Phong trào Ngũ Tứ thế kỷ trước và những người thế hệ sau. Ông liệt kê ra một danh sách những người thế hệ sau, bao gồm Hứa Chương Nhuận, Nhậm Chí Cường, Hứa Chí Vĩnh, Ilham Tohti (người Duy Ngô Nhĩ), Phương Phương và hàng triệu người dân Hồng Kông vì theo đuổi nền pháp trị nên đã tham gia biểu tình hòa bình.
Ông Matt Pottinger nói, nhưng hiện tại, tư tưởng cốt lõi của Ngũ Tứ mỗi lần đều bị sự thẩm duyệt của chính quyền xóa sạch. Hiện nay những người Trung Quốc chủ trương tinh thần Ngũ Tứ, lại bị Chính phủ chỉ trích là “không yêu nước”, “thân Mỹ” và “có tính lật đổ [chính quyền]”.
Ông Robert Daly thậm chí cho rằng Matt Pottinger hy vọng dùng lời của mình để “giải phóng” tư tưởng của người dân Trung Quốc, và điều này chắc chắn khiến cho ĐCSTQ bất mãn. Có thể là do ngày 1 – 5/5 là kỳ nghỉ lễ tại Trung Quốc, nên chính quyền Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng gì với phát biểu của ông Matt Pottinger.
Cộng đồng mạng Hoa ngữ hưởng ứng bài diễn giảng của ông Matt Pottinger
Bài diễn thuyết bằng tiếng Trung Quốc của ông Matt Pottinger đã được phát trên các kênh truyền thông lớn và mạng xã hội. Từ khu vực bình luận trên nền tảng YouTube có thể thấy, bài diễn thuyết của ông rất được mọi người đón nhận. Có người khen ngợi sự hiểu biết sâu của ông về Trung văn và văn hóa Trung Quốc, có người lại vì thế mà thấy bản thân thiếu hiểu biết về lịch sử Trung Quốc.
Cư dân mạng nói: “Matt Pottinger đã phân tách rất rõ ràng Chính phủ ĐCSTQ và người Trung Quốc! Rất tốt.”
Có người cảm thấy hổ thẹn vì thiếu hiểu biết đối với lịch sử Trung Quốc. “Rất hổ thẹn, lần đầu tiên nghe thấy tên Trương Bành Xuân từ miệng của một người Mỹ.”, “Bài diễn thuyết rất có ý nghĩa phổ cập kiến thức, nhận thức lại mới về Ngũ Tứ, cảm ơn ông Pottinger”.
Có người xúc động về sự hiểu biết của ông đối với Trung văn và văn hóa Trung Quốc, “Nói quá cảm động! Người Mỹ này còn hiểu về Ngũ Tứ hơn so với đại đa số người Trung Quốc.”
Có người cảm khái lịch sử Trung Quốc, “Nói hay quá! Trung Quốc 100 năm trước từng rất gần với dân chủ, tự do, văn minh! Đặc biệt là sự thúc đẩy dân chủ của ông Hồ Thích!”.
Từ năm 2001 – 2005, ông Matt Pottinger là phóng viên trú tại Trung Quốc của Nhật báo Phố Wall (WSJ), đã đưa tin về các sự kiện lớn như dịch SARS, từng bị tay chân của chính quyền đánh vì phỏng vấn đưa tin về vấn đề tham ô hủ bại của chính quyền Trung Quốc. Theo báo cáo, hiện ông cũng là một người thúc đẩy các chính sách cứng rắn của Nhà Trắng đối với Trung Quốc. Sau khi quan chức chính quyền Trung Quốc chỉ trích có thể là quân đội Mỹ đã mang virus vào Trung Quốc, ông Matt Pottinger đã thúc giục Tổng thống Trump và các quan chức khác dùng tên gọi “virus Vũ Hán” và “virus Trung Quốc” để gọi tên virus corona mới (còn gọi virus Trung Cộng). Ông Matt Pottinger còn thúc giục Tổng thống Trump gián đoạn đường bay với Trung Quốc để tránh dịch bệnh lây lan.
Bài diễn giảng của Matt Pottinger không thể thay đổi hướng đi tương lai trong quan hệ Trung – Mỹ
Mặc dù bài diễn thuyết của ông Matt Pottinger đã nhận được kết quả tốt, nhưng nhân sĩ phân tích cho rằng diễn thuyết của ông không thể nào thay đổi được mối quan hệ ngày càng sa sút giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của VOA, ông John Pomfret, phóng viên nổi tiếng tại Mỹ, cựu giám đốc chi nhánh trú tại Bắc Kinh của Washington Post nói rằng : “Mối quan hệ Mỹ – Trung đối diện với rất nhiều khó khăn, có thể nói là đối mặt với khủng hoảng. Bài diễn thuyết của ông Matt Pottinger cũng không giải quyết được khủng hoảng gì.”
Tuy nhiên, John Pomfret nói, ít nhất bài diễn thuyết của ông Matt Pottinger cũng khiến cho người Trung Quốc ý thức được Mỹ và quan chức Mỹ chú ý đến vấn đề nhân quyền Trung Quốc.
Trong bài diễn thuyết của mình, ông Matt Pottinger đã có 2 lần trích dẫn cách nói của ông John Pomfret, ví dụ, ông John Pomfret cho rằng chính vì quan chức ngoại giao Trương Bành Xuân của Trung Hoa Dân Quốc đã “kết hợp chủ nghĩa cá nhân của phương Tây và chủ nghĩa tập quyền của Trung Quốc”, “tạo thành một bản tuyên ngôn phổ quát thích hợp dùng cho tất cả các quốc gia”.
Ông Robert Daly – Giám đốc Viện Kissinger về Quan hệ Trung-Mỹ tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson cho rằng, quan hệ Mỹ – Trung hiện nay vẫn chưa xuống đến đáy nhất. Ông cho rằng nguyên nhân căn bản khiến quan hệ giữa hai nước xấu đi là sự khác biệt về hình thái ý thức và giá trị lý niệm.
Ông nói: “Mỹ và các nước dân chủ, phát triển, hiện đại khác đều không thể nào chấp nhận, cũng không thể nào dung túng một thế giới chào đón nhiều hơn đối với các hành động không được tự do của ĐCSTQ. Chúng ta không muốn sống trong thế giới như thế này.”
Ông nói, Mỹ – Trung đang tiến hành một cuộc cạnh tranh trường kỳ trên toàn cầu trong toàn phương diện như kinh tế, giá trị quan niệm, v.v. Khả năng mối quan hệ Mỹ – Trung có chuyển biến tốt dường như rất nhỏ, điều duy nhất mà hai nước có thể làm là xem liệu họ có khôn ngoan để tránh những hậu quả tồi tệ nhất hay không.
Tư Dương (Theo VOA)
Xem thêm:
Từ khóa Phong trào Ngũ Tứ Dòng sự kiện Matt Pottinger Phong trào dân chủ quan hệ Mỹ - Trung Quốc