Tham nhũng và lương bổng cùng trợ cấp xã hội thấp là các vấn đề người Ukraine nhức nhối nhất, không kể chiến tranh đang diễn ra, theo một thăm dò công bố hôm Thứ Tư.

Zelensky 1
Tổng thống Zelensky lúc rời cuộc họp gây tranh cãi với các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại Điện Capitol vào ngày 21/9. (Nguồn ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Viện Xã hội Quốc tế Kiev công bố hôm 1/11 kết quả cuộc thăm dò của mình tiến hành từ 30/9 đến 13/10, nhắm đến tất cả người Ukraine, với câu hỏi: Những vấn đề nào nhức nhối nhất (ngoài chiến tranh đang diễn ra) ở Ukraine, hãy liệt kê tối đa 3 vấn đề.

63% — cho rằng tham nhũng là vấn đề lớn nhất.
46% — lương bổng thấp và lương hưu thấp.

Tham nhũng (63%) cao đặc biệt, cách xa lương bổng (46%), và con số của các vấn đề ít nhức nhối hơn là kém hơn khá nhiều. 

“Như chúng tôi đã nhiều lần chỉ ra, tham nhũng vẫn là vấn đề nặng gánh trong lòng đối với người Ukraine,” theo Anton Grushetsky, người đứng đầu viện nói. “Đáng chú ý, vấn đề phúc lợi của chính bản thân họ (chẳng hạn như lương hưu, thất nghiệp hoặc thuế quan) ít được người dân quan tâm hơn những bất công do tham nhũng gây ra.”

24% — chi phí điện.
22% — nhân khẩu, người Ukraine rời quốc gia nói chung sẽ không quay về.
20% — thất nghiệp.
15% — vẫn chưa được NATO mời tham gia, và chuyện này có thể còn kéo dài.
9% — nguy cơ không còn xã hội dân chủ vì trở thành thể chế độc tài.
8% — nguy cơ không kéo dài việc gia nhập EU và có thể không bao giờ được gia nhập.
8% — tái kiến thiết những nơi bị chiến tranh tàn phá diễn ra chậm chạp.
7% — xu thế chính phủ cồng kềnh, tỷ lệ quỹ cho địa phương giảm trong khi tỷ lệ ngân sách cho chính quyền trung ương tăng.
v.v.

Như vậy, trong các thăm dò khác nhau thời gian gần đây, tham nhũng luôn là vấn đề nổi trội nhất.

Trong một bài báo đặc sắc được đăng trên Time hôm 30/10 mà phần lớn khắc họa hình ảnh Tổng thống Ukraine và đất nước ông, có trích đoạn “người ta trộm cắp như thể sẽ không có ngày mai.”

Screenshot 2023 11 03 at 8.20.27 AM
(Ảnh chụp màn hình TIME)

Và có đoạn bình luận “thậm chí vụ bộ trưởng Quốc phòng bị cách chức cũng không khiến các quan chức ‘cảm thấy bất kỳ sợ hãi nào’ bởi vì quá trình đó diễn ra quá lâu.” Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov bị báo chí lôi ra các vấn đề tham nhũng từ cuối năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát động chiến dịch chống tham nhũng từ tháng 2 năm nay, và mãi cho đến tận tháng 9 thì ông ta mới bị cách chức. Chỉ là thôi chức vụ nhưng không có bị bất kỳ tố cáo hay xét xử gì bởi tòa án.

Tờ Time bình luận “Tổng thống kéo dài thời gian… để đồng minh của mình có thể giải các vấn đề một cách tâm thầm.” Khi ông Zelensky chuẩn bị tới gặp mặt giới chức Mỹ vào cuối tháng 9, thì “lúc đó đã muộn rồi”, theo một bình luận của cố vấn cao cấp của tổng thống.

“Lúc đó phương Tây đã biết quá rõ về vụ bê bối này rồi. Các quân lính của Ukraine đã làm ra đủ loại chế giễu về ‘quả trứng của Reznikov’ hay các hình tượng tương tự để biểu đạt về sự tham nhũng,” tờ báo tường trình sự việc, và dẫn lời bình luận của ông cố vấn rằng tới lúc đó thì “sự phá hoại uy tín đã xong rồi.”

Đoạn tiếp theo, bài bào tiết lộ rằng sau khi bị chất vấn bởi giới chức phương Tây —người tài trợ đảm bảo cho hoạt động của chính quyền Kiev— ông Zelensky đã tìm cách đổ lỗi ngược lại. Ông nói “Như thế là không có đúng, họ đang tìm cách che đậy việc họ không cung cấp kịp thời trợ giúp cho Ukraine bằng những lời cáo buộc như thế.”

e01
Báo cáo thăm dò của viện KIIS. (Nguồn ảnh: viện KIIS)

Quay lại với thăm dò này của viện, có thể thấy một khác biệt không lớn giữa các miền của Ukraine. Nói chung phía Tây và trung tâm nhìn nhận vấn đề nghiêm trọng hơn các vùng khác của đất nước.

Viện và truyền thông cũng có các con số mang tính trấn an dân chúng. Theo một phân tích của Kyiv Independent, tuy dân chúng Ukraine coi tham nhũng là vấn đề lớn nhất (ngoài chiến tranh đang diễn ra), nhưng xu hướng cho thấy người dân tỏ ra lạc quan về tương lai, rằng tình trạng sẽ tốt dần lên. Tờ báo đưa ra con số, cùng do viện công bố năm 2015 để so sánh, thì vào năm đó sau khi chính phủ mới được lập sau sự kiện Euromaidan ở Kiev (2014), thì 13% dân chúng tin rằng chính phủ mới thật lòng muốn giải quyết vấn đề tham nhũng, và thậm chí chỉ có 6% tin rằng Quốc hội thật lòng muốn giải quyết vấn đề này.

Nhật Tân