Truyền hình CBS: 1 nhân viên qua đời, 6 người lây nhiễm COVID-19
- Thư Hoa
- •
Bà Maria Mercader, nhà sản xuất và giám đốc điều hành CBS News đã qua đời vì nhiễm ‘virus Trung Cộng’ (virus corona chủng mới) ở tuổi 54. Hãng thông tấn AP đưa tin, CBS hiện có 6 người bị lây nhiễm, bao gồm 5 nhân viên làm việc tại văn phòng ở New York và 1 người là ký giả CBS News ở Ý. Do vậy, tất cả các nhân viên được yêu cầu cách ly khỏi văn phòng.
Bà Maria Mercader là nhà điều hành truyền thông Mỹ đầu tiên bị tử vong vì ‘virus Trung Cộng’. Được biết, bà Mercader sống ở Manhattan, nghỉ ốm từ cuối tháng Hai và sau đó qua đời tại một bệnh viện ở New York. Bà Mercader gia nhập mạng truyền hình CBS năm 1987 và giành giải Emmy cho “Tin tức buổi sáng CBS” năm 2004.
Truyền thông Hoa Kỳ cho biết, bà Susan Zirinsky, chủ tịch CBS News, trong bản ghi nhớ cho nhân viên công ty đã viết: Trừ khi có yêu cầu đặc biệt phải đến văn phòng làm việc, ngoài đó ra, tất cả các nhân viên đều làm việc từ xa.
Đại dịch ‘viêm phổi Trung Cộng’ (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán) đang tiếp tục lây lan nhanh chóng rộng khắp toàn cầu, điều này không chỉ làm suy giảm nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động báo chí. Ngoại giới cũng nhận thấy rằng CBS trong những năm gần đây đã đầu tư vào Trung Quốc để xây dựng một chuỗi sản nghiệp khổng lồ và ngày càng tiến gần với ĐCSTQ hơn. Vì lợi ích kinh tế, CBS đã tiến hành “tự kiểm duyệt” với ĐCSTQ và dần đánh mất nguyên tắc truyền thông.
CBS mở rộng đầu tư vốn lớn tại thị trường Trung Quốc
Công ty truyền thông Columbia, viết tắt là CBS (Columbia Broadcasting System) thành lập năm 1927, có trụ sở tại New York, cùng với NBC, ABC được xếp hạng ba tập đoàn truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ.
Theo thông tin mạng, CBS Interactive (gọi tắt là CBSi) là công ty truyền thông tương tác thuộc CBS Corporation (NYSE: CBS.A and CBS), mạng nội dung tương tác chuyên nghiệp lớn nhất thế giới. CBSi sở hữu các thương hiệu truyền thông đẳng cấp thế giới như CNET, CBS.com, GameSpot, CBSSports.com, BNET, CBSNews.com, TV.com, v.v. Hãng có 460 triệu người dùng độc lập và được xếp hạng trong số mười công ty Internet hàng đầu thế giới.
Những năm gần đây, CBS đã liên tục mở rộng thị trường tại Trung Quốc với những khoản đầu tư khổng lồ. Công ty CBS Interactive China tại Trung Quốc sở hữu các thương hiệu truyền thông chuyên nghiệp hàng đầu như Zhongguancun Online, Aika ô tô, Onlylady, tôi thích mạng mua sắm, thị trường xe hơi trực tuyến, Zhiding.com v.v…, gồm 17 trang web chuyên nghiệp với nội dung liên quan đến bốn lĩnh vực khoa học công nghệ, ô tô, thời trang và tiêu dùng khu vực.
Ngày 18/12/2010, Tuần báo Tài chính Kinh tế Trung Quốc đã xuất bản bài báo “Sức sống của CBS Trung Quốc” với đoạn mở đầu: “Mặc dù các doanh nghiệp truyền hình nước ngoài rất khó xâm nhập vào Trung Quốc, nhưng CBS đã không bỏ lỡ thị trường khổng lồ này, và lặng lẽ trở thành công ty truyền thông tương tác lớn nhất ở Trung Quốc.”
“Những người có chút ít hiểu biết về phim truyền hình Mỹ chắc hẳn biết đến cái tên CBS. Là một trong ba mạng lưới phát thanh và truyền hình thương mại toàn cầu lớn nhất tại Hoa Kỳ, CBS đang có kế hoạch bán các bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ như “CBSi”, “The Good Wife” cho trang Ku6 video. Tuy vậy, hãng nắm trong tay những bộ phim truyền hình Mỹ chủ chốt này lại công bố rằng khoản thu nhập này về cơ bản không đáng kể gì so với kinh doanh thực sự của họ ở Trung Quốc.”
“Internet là ngành kinh doanh khủng của ông lớn truyền hình này tại Trung Quốc. Ít người biết rằng, CBSi thuộc tập đoàn CBS là hãng truyền thông tương tác dọc lớn nhất ở Trung Quốc, có văn phòng trực tiếp tại năm tỉnh thành Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Xi An và Thành Đô. Doanh thu năm 2009 của công ty đã vượt quá 400 triệu nhân dân tệ (hơn 56 triệu USD).”
Bài báo cho biết, “Hai năm trước (2008), hoạt động kinh doanh của CBS tại Trung Quốc chỉ giới hạn ở việc hợp tác kinh doanh quảng cáo ngoài trời với Công ty Xe buýt Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau một loạt động thái mua lại, đã giúp CBS trèo lên top mười hãng Internet hàng đầu ở Hoa Kỳ, đồng thời cũng cho phép hãng ngay lập tức có hàng chục trang web nổi tiếng tại Trung Quốc.” “Đại đa số mọi người không biết rằng trang web họ đang xem có mối liên hệ đến CBSi.”
Vào khoảng năm 2010 – thời điểm bài báo được xuất bản, Trung Quốc đã vượt qua Anh và trở thành thị trường lớn nhất của CBSi bên ngoài Hoa Kỳ. Theo dữ liệu do CBSi cung cấp, trong doanh thu toàn cầu của mình, tỷ lệ doanh thu từ Trung Quốc đạt 10%, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của CBSi ở Trung Quốc lên tới 40%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu của hãng, và cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc là khoảng 26%.
“CBS Trung Quốc” tiết lộ, ông Leslie Moonves, Giám đốc điều hành toàn cầu của CBS rất lạc quan về thị trường Trung Quốc, CBS cũng đã chú ý nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của CBS tại Trung Quốc so với trước.
CBS cũng đang cố gắng hợp tác với Tân Hoa Xã (cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ). Được biết, Tân Hoa Xã hy vọng rằng CBS có thể giúp Tân Hoa Xã phát sóng ở Bắc Mỹ, CBS lại hy vọng Tân Hoa Xã có thể giúp họ vào Trung Quốc; hai bên cũng hy vọng có thể triển khai hợp tác trong lĩnh vực điện thoại thông minh và iPad.
“Tiền không phải là vấn đề. Tổng bộ có thể hỗ trợ chúng tôi mà không cần phải lo lắng, do dự.” Bài báo kết thúc bằng việc dẫn lời của ông Vương Lộ, Chủ tịch CBSi Trung Quốc: “CBSi không đặt mức giới hạn đầu tư tối đa vào thị trường Trung Quốc, mong rằng thông qua thị trường này có thể nắm bắt cơ hội mở rộng kinh doanh.”
CBS từng bước từ bỏ nguyên tắc truyền thông
Tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Trong khi truyền thông thế giới im lặng trước những thông tin bôi nhọ Pháp Luân Công của ĐCSTQ thì CBS đã nhiều lần tích cực đưa tin sự thật về môn tập này. Hành động chính nghĩa của CBS đã nhận được nhiều khen ngợi.
Ngày 27/5/2005, CBS2 News trong chương trình “Tin tức buổi sáng”, tại buổi phỏng vấn với người dẫn chương trình Tom Tucker, Pia-Maria Sandas, một người tập Pháp Luân Công, đã cho công chúng biết về sự phát triển của Pháp Luân Công tại Trung Quốc và trên toàn thế giới, cùng với cuộc đàn áp tàn bạo những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi sau đó, trước sự hấp dẫn của lợi ích, gã khổng lồ truyền thông cũng đã ‘khom người’ trước ĐCSTQ. Hãng này đã xóa bỏ các thông tin nhạy cảm liên quan đến Pháp Luân Công khỏi các chương trình truyền hình.
Tháng 5/2019, bộ phim truyền hình nổi tiếng “The Good Wife” do mạng truyền hình CBS sản xuất đã cho ra mắt vở kịch phái sinh “The Good Fight”. Vì trong phần ba của vở kịch có nội dung châm biếm hệ thống kiểm duyệt chính trị của ĐCSTQ, nên đã bị CBS “tự kiểm duyệt” và loại bỏ. Màn hình nội dung bị loại bỏ hiển thị dòng thông báo: “CBS HAS CENSORED THIS CONTENT” (CBS đã xem xét và xóa nội dung này).
Được biết, trong nội dung vở kịch “The Good Fight”, nguyên ban đầu bao gồm Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp và bức hại, sự kiện Thiên An Môn 1989, “Gấu Winnie” thường được ví với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chế nhạo việc ĐCSTQ sửa đổi hiến pháp để Tập Cận Bình nắm quyền lực vô thời hạn.
Được biết, bộ phim có chủ đề là câu chuyện về các công ty Mỹ muốn kinh doanh tại thị trường Trung Quốc gặp khó khăn khi phải chịu áp lực làm hài lòng các nhà kiểm duyệt của ĐCSTQ.
Sau khi diễn ra sự kiện này, một hãng truyền thông từng dùng tiêu đề “Hèn nhát! Nội dung nhạy cảm của phim truyền hình Mỹ ‘The Good Fight’ liên quan đến chính trị của ĐCSTQ bị cắt bỏ”, cho bài báo đả kích CBS vì hành động “hèn nhát” này của hãng.
Phần ba của bộ phim truyền hình Mỹ nổi tiếng “The Good Fight” của truyền hình CBS đã bị chính CBS “tự kiểm duyệt” và loại bỏ đi vì có nội dung châm biếm hệ thống kiểm duyệt chính trị của ĐCSTQ. (Hình ảnh David Livingston / Getty)
Liên Thư Hoa (theo Epoch times)
VIDEO XEM THÊM: “Bức tranh toàn cảnh về sự xâm nhập của “Virus Trung Cộng” trên toàn cầu”
RADIO: “Từ thủ phạm biến thành anh hùng – ĐCSTQ đã dối trá như thế nào”
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng ĐCSTQ đài CBS