Thủ tướng Anh Boris Johnson và các quyết định ‘thân ĐCSTQ’
- Tuyết Mai
- •
Thủ tướng Anh Boris Johnson được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán). Ông Boris Johnson đã xác nhận thông tin này trên tài khoản xã hội cá nhân của mình, nói rằng ông đang tự cách ly, nhưng vẫn lãnh đạo Chính phủ Anh ứng phó với tình hình dịch bệnh thông qua phương thức họp video.
Ông Johnson là lãnh đạo của Đảng Bảo Thủ. Từ ngày 24/7 năm ngoái, sau khi lên nắm quyền, ông đã chịu không ít áp lực và lời chỉ trích về những vấn đề như Brexit (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu), mạng 5G Huawei, mối quan hệ Anh-Mỹ, chính sách với Trung Quốc. Một vài quan sát viên cho rằng, nguyên tắc chấp chính của Johnson không rõ ràng giữa lợi ích chính trị và kinh tế.
Bài viết này sẽ cung cấp dữ kiện cho thấy những quyết định ‘thân ĐCSTQ’ của ông Boris Johnson.
Anh bật đèn xanh cho Huawei
Ngày 28/1 năm nay, Thủ tướng Anh Johnson tuyên bố, cho phép “nhà cung cấp có rủi ro cao” là Huawei được tham dự vào việc xây dựng những “phần không nhạy cảm” trong mạng lưới 5G của nước Anh, nghĩa là ông đã bật đèn xanh cho công ty Huawei. Điều này chắc chắn đã khiến Chính phủ Hoa Kỳ và rất nhiều quan chức Đảng Bảo Thủ của Anh bất mãn, phẫn nộ.
Cùng ngày hôm đó, Trương Kiến Cương, phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Huawei nói với Tân Hoa Xã, kênh truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng ông bày tỏ sự hoan nghênh với quyết định của Anh, Huawei có thể tiếp tục hợp tác với khách hàng Anh nhằm đảm bảo mạng lưới 5G được triển khai suôn sẻ, “Huawei cảm thấy yên tâm về điều này.”
Ngày 30/1, trong một bản tin của mình, BBC cho biết quyết định của Anh “không cần hoài nghi rằng đó là sự bảo đảm khiến Bắc Kinh yên tâm”, lời này đã nói được thực chất của vấn đề. Để Huawei được phép hoạt động, đảm bảo cho ĐCSTQ, có thể nói là một sai lầm rõ ràng nhất sau khi Johnson lên nắm quyền.
Đứng sau Huawei là ĐCSTQ, hơn nữa công ty này dựa vào việc ăn cắp công nghệ bí mật, do vậy đã phải đối mặt với rất nhiều chất vấn. Washington kiên quyết phản đối Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, cho rằng điều này sẽ mang tới hiểm họa về an ninh. Tuy nhiên Anh Quốc lại không để tâm tới lời khuyến cáo của bạn đồng minh, không quan tâm tới những tiếng nói của phe đối lập trong nội bộ.
Tom Tugendhat, cựu Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của Quốc hội Anh về vấn đề đối ngoại, từng ví việc này giống như “dẫn sói vào nhà”, ông kịch liệt phản đối hợp tác với Huawei. Sau khi Johnson đưa ra quyết định, ông bày tỏ trên Twitter rằng điều này tương đương với việc “Không đóng cửa mạng lưới Internet của Anh với một nhân vật thường xuyên thực hiện những hành động xấu xa trên phạm vi quốc tế”.
Tom Cotton, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ, kêu gọi “đánh giá triệt để toàn diện” về cơ chế chia sẻ thông tin tình báo với Vương quốc Anh. Ông nói: “Tôi lo rằng sau khi Luân Đôn rời khỏi Liên minh Châu Âu, lại dâng chủ quyền cho Bắc Kinh.” Ông hình dung quyết định của Vương quốc Anh giống với việc cho phép Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) xây dựng hệ thống điện thoại tại Anh trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Ngày 22/2/2020, ông Nigel Paul Farage, nhà lãnh đạo Đảng Brexit chỉ trích: “Tôi tin chắc rằng đây là quyết định tồi tệ nhất của Chính phủ Anh suốt bao nhiêu năm qua. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng tới việc chia sẻ tình báo của “Liên minh Ngũ Nhãn” (Five Eyes) vốn rất được coi trọng.” (Five Eyes: Tổ chức giám sát đa quốc gia “UKUSA” được sinh ra bởi nhiều thỏa thuận bí mật giữa Anh và Hoa Kỳ sau Thế chiến II. Cơ quan này bao gồm các cơ quan tình báo ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Canada và New Zealand.)
Sau quyết định chính thức, hơn 20 nghị sĩ của Đảng Bảo thủ Anh, những người ủng hộ việc loại trừ Huawei, đã đề xuất một dự luật cơ sở hạ tầng viễn thông, yêu cầu Vương quốc Anh chấm dứt hợp tác với Huawei và các công ty “có nguy cơ cao” khác, cùng tham gia xây dựng mạng 5G trong nước vào năm 2022.
Ngày 10/3/2020, Anh họp biểu quyết về dự luật này, dự luật cuối cùng đã bị từ chối do chênh lệch hơn 20 phiếu. Ngoại giới cho biết, Johnson đã “chống lại” sự phản kháng trong nội bộ đảng. Phó chủ tịch Huawei, ông Trương Kiến Cương đã đưa ra một tuyên bố khẳng định kết quả bỏ phiếu của Anh, nói rằng trước kia ông cũng đã từng nghe thấy “những lời chỉ trích vô cớ” như vậy.
Anh là một quốc gia châu Âu hợp tác với Huawei chặt chẽ nhất. Mặc dù chính phủ Anh hiểu rõ rằng sản phẩm của Huawei tồn tại những vấn đề an ninh nhất định, nhưng ông Johnson lại cho rằng rủi ro này có thể kiểm soát. Cách làm của Anh đại diện cho việc châu Âu chấp nhận Huawei, khiến Huawei dần phát triển lớn mạnh trong suốt 10 năm qua.
Sau khi Johnson nhậm chức, hoạt động kinh doanh của Huawei tại Luân Đôn vẫn phát triển mạnh mẽ. Tháng 9/2019, “Business Insider” tiết lộ, Huawei đã thành lập một phòng thực nghiệm mới nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo AI. Được biết, phòng thực nghiệm mới này là một phần của mạng lưới trong Trung tâm cộng tác và nghiên cứu toàn cầu OpenLab của Huawei. Một nhân sĩ thạo tin nắm rõ về kế hoạch của Huawei chỉ ra rằng kế hoạch cuối cùng của Huawei là văn phòng này sẽ có 200 kỹ sư nghiên cứu AI.
Quảng cáo 4G, 5G và viễn thông di động cáp quang tại ga tàu điện ngầm Waterloo ở London vào ngày 28/1/2020. (Ảnh: Getty Images)
Ngày 16/12/2019, Trung tâm Trải nghiệm và Đổi mới 5G của Huawei tại London đã được khánh thành. Trung tâm này tọa lạc tại một trong những không gian văn phòng lớn nhất châu Âu, Tòa nhà Khoa học và Công nghệ Toàn cầu.
Ngày 24/2/2020, Huawei đã tổ chức họp báo về các sản phẩm mới năm 2020 và các giải pháp, với chủ đề “5G tạo ra giá trị mới” tại Luân Đôn.
Nick Kristoff, nhà báo người Mỹ, trong bài bình luận của mình có tựa đề “Hoa Kỳ nên kiên quyết chống lại Trung Quốc về ba vấn đề”, nói rằng: “Nếu một công ty như Huawei được yêu cầu hợp tác với điệp viên an ninh quốc gia Trung Quốc, thì giới lãnh đạo của họ chắc chắn sẽ không nói ‘Không’.”
Johnson đã thể hiện thiện chí của mình với ĐCSTQ trước khi nhậm chức
Vào ngày 23/7/2019, một ngày trước khi Johnson chính thức nhậm chức, Đài truyền hình Phoenix TV của Hồng Kông đã phát sóng một đoạn phỏng vấn với ông. “Chúng tôi rất hào hứng với sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập đã làm”, Johnson nói trong cuộc phỏng vấn.
Johnson cũng đề cập rằng Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên đăng ký tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á và ông sẽ cố gắng hết sức để giữ vững vai trò “nền kinh tế mở nhất châu Âu” của Vương quốc Anh. “Đừng quên rằng [chúng tôi] là điểm đến đầu tư quốc tế cởi mở nhất, đặc biệt là với nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Ví dụ, một số công ty Trung Quốc đã đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point”, Johnson nói.
Một kênh truyền thông thân ĐCSTQ châu Á nhận xét rằng thái độ tích cực của Johnson đối với dự án “Một vành đai, một con đường” cho thấy ông “nhận ra rằng sự phát triển của sáng kiến này là không thể ngăn cản.” “Ông ấy có sự lựa chọn của riêng mình về cách quản lý quan hệ Trung-Anh, chứ không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Mỹ hay EU.”
Điều này cho thấy ĐCSTQ đánh giá cao lập trường của Johnson vì lo ngại rằng nếu ông quá gần gũi với Hoa Kỳ thì cũng sẽ có một đường lối cứng rắn chống lại ĐCSTQ.
Sự tương tác giữa Johnson với ĐCSTQ khi ông là Thị trưởng Luân Đôn
Ngày 12/4/2012, ông Johnson đã ra mắt trang mạng Sina Weibo của mình khi đang ứng cử Thị trưởng Luân Đôn. Vào thời điểm đó, ông tuyên bố rằng điều này không chỉ nhằm thu thập phiếu bầu mà còn để hiểu rõ hơn về truyền thông, sinh viên Trung Quốc, cùng du khách và các tổ chức kinh doanh do Trung Quốc tài trợ.
Tháng 10/2013, ông Johnson khi đó còn là Thị trưởng Luân Đôn, đã lãnh đạo một phái đoàn thương mại đến Trung Quốc trong thời gian 6 ngày. Ngày 13/10, ngày đầu tiên khi đặt chân tới Trung Quốc, ông đã ra mắt trang web tiếng Trung chính thức của Luân Đôn tại Bắc Kinh. Trang web này được thiết kế để cung cấp lời khuyên và thông tin cho khách du lịch và sinh viên Trung Quốc tiềm năng. Ông Johnson đã gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc, các nhà đầu tư lớn và các quan chức chính phủ cao cấp trong chuyến đi của mình, với hy vọng thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Với vai trò là Thị trưởng Luân Đôn, ông đã tích cực thúc đẩy sự kết nối giữa hai trung tâm tài chính lớn là Luân Đôn và Thượng Hải. Ngày 17/6/2019, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán ĐCSTQ và Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh đã ban hành “thông cáo chung” về Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn, chấp thuận nguyên tắc giữa Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, cùng cho ra mắt Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn. Cùng ngày, lễ ra mắt được tổ chức tại Luân Đôn.
Theo phương án thiết kế hiện tại của Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn, các công ty Trung Quốc đủ điều kiện sẽ được niêm yết, tài trợ và giao dịch tại Luân Đôn thông qua GDRs (biên nhận lưu ký toàn cầu) và các công ty niêm sẽ tiến hành giao dịch thông qua CDRs (biên nhận lưu ký Trung Quốc).
Có bình luận cho rằng mặc dù chính quyền Johnson không vì Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn mà giữ im lặng về vấn đề nhân quyền tại Hồng Kông, nhưng Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn cho phép các công ty Trung Quốc niêm yết và bán cổ phiếu của các công ty Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát hành cổ phiếu Trung Quốc có thể gây quỹ Nhân dân tệ tại nước ngoài, cũng tương đương với việc “truyền máu” cho ĐCSTQ.
Ông Johnson đối mặt với mối quan hệ Trung-Anh
Sau khi chính quyền Johnson rời Liên minh châu Âu (EU), đương nhiên cần phải tìm kiếm đối tác mới. Một mặt, Anh duy trì quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời, họ nóng lòng muốn tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh ngoài EU. Từ tháng 1 đến tháng 8/2018, giá trị thương mại song phương giữa Trung Quốc và Anh là 51,05 tỷ USD.
Từ ngày 01-23/8/2019, các công ty Trung Quốc đã hoàn thành 15 thương vụ thu mua lớn tại Anh với tổng giá trị khoảng 8,3 tỷ USD. Ví dụ, vào tháng Hai, dưới ngọn cờ của Tập đoàn Alibaba, Tập đoàn Ant Financial đã mua lại World First, công ty thanh toán xuyên quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn. Vào tháng Sáu, Tập đoàn Hillhouse Capital đã mua lại cổ phần của Loch Lomond Group, thương hiệu rượu Whisky Scotland nổi tiếng, với giá 400 triệu Bảng Anh và trở thành cổ đông lớn nhất.
Tháng Chín năm ngoái, Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông đã chào bán 36,6 tỷ USD và muốn mua lại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn nhưng đã bị Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn từ chối. Chính phủ Trung Quốc là cổ đông lớn nhất của Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, với sáu ghế trong số 13 thành viên hội đồng quản trị. Có thể dự kiến rằng nếu thu mua thành công, ĐCSTQ sẽ kiểm soát toàn bộ thị trường tài chính châu Âu.
Ngày 2/1 năm nay, 5 nguồn tin nói với Reuters rằng ĐCSTQ tạm thời dừng kế hoạch Sàn chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn vì lập trường của Anh đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và các bình luận của Anh về việc giam giữ cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông. Vào ngày 3/1, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết Sàn giao dịch Chứng khoán Thượng Hải-Luân Đôn không bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, ĐCSTQ đã quen với việc gây khó dễ về lĩnh vực kinh tế do ý kiến chính trị không nhất quán. Nghĩa là ĐCSTQ sử dụng lợi ích kinh tế như một lá bài nhằm uy hiếp các chính phủ và doanh nghiệp phương Tây giữ im lặng trước các vi phạm nhân quyền của mình. Có lẽ ông Johnson chưa nhìn thấu nó. Con đường hợp tác kinh tế và thương mại với ĐCSTQ là vô cùng bất ổn, và tiềm ẩn mối đe dọa buộc phải từ bỏ lương tâm của mình.
Chính trị gia Anh viết bài chỉ trích Johnson
Ngày 22/2/2020, Nigel Paul Farage, nhà lãnh đạo Đảng Brexit, đã công bố một bài báo trên “Newsweek” nói rằng: “Chúng ta không tách rời Anh quốc khỏi Brussels chỉ để dập đầu trước Bắc Kinh”. Ông phản đối việc hợp tác với Huawei và chỉ trích Anh đã tiến gần hơn với ĐCSTQ trong những năm gần đây.
Bài báo viết: “Đáng buồn thay, không có thay đổi nào được nhìn thấy dưới thời Johnson. Một trong những doanh nghiệp chiến lược cốt lõi của chúng ta, Công ty British Steel (Công ty Gang thép Anh), dường như đã được bán lại cho Tập đoàn Kính Nghiệp Trung Quốc, bất chấp giá thầu từ các công ty khác trên thế giới cũng rất cạnh tranh. Tôi nghĩ rằng một thể chế đã bán đất nước của chúng ta cho Liên minh châu Âu, nay lại đang bán chúng ta cho Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc).”
Farage chỉ ra rằng Johnson chịu ảnh hưởng của rất nhiều người xung quanh “thân ĐCSTQ”, bao gồm cả gia đình ông. “Vài tuần trước, cha của ông, Stanley Johnson, đã có cuộc gặp 90 phút với Lưu Hiểu Minh, đại sứ ĐCSTQ tại Anh. Sau đó, ông đã gửi một email cho các quan chức Anh, nói rằng Lưu Hiểu Minh chưa bày tỏ sự ủng hộ với ĐCSTQ về vấn đề dịch bệnh bùng phát là vì con trai ông, Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tình tiết hấp dẫn này đã được tiết lộ, tất cả là do Johnson cha đã sao chép nhầm email cho BBC. “
Bài báo cũng tiết lộ rằng em trai của Thủ tướng Anh, Joe Johnson, đã phê duyệt kế hoạch hợp tác của Đại học Reading của Anh với Đại học Nam Kinh Trung Quốc trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Đại học Khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục Vương quốc Anh.
“Ngay cả Max Johnson, em trai cùng cha khác mẹ của Thủ tướng, cũng có liên quan đến Trung Quốc.” Theo thông tin công khai, Max Johnson đã làm việc cho Công ty Goldman Sachs Hồng Kông (Tập đoàn Cao Thịnh), sau khi nhận bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Thanh Hoa. Hiện Max Johnson đang điều hành công ty do tự mình đầu tư, đối tượng nhắm vào các công ty tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.
Thực tế tình hình lây lan của virus Trung Cộng trên toàn cầu cho thấy dường như những quốc gia và khu vực thân cận với ĐCSTQ đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Không rõ có phải vì đã nhận ra điều này không, nhưng sau khi xác nhận bản thân bị lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán, hôm 29/3, ông Johnson đã lên án gay gắt ĐCSTQ vì đã cung cấp thông tin sai lệch cho thế giới và nói rằng dữ liệu dịch bệnh thực tế của Trung Quốc phải gấp 40 lần báo cáo của ĐCSTQ. Daily Mail còn cho biết, chính quyền Johnson rất tức giận vì ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh và Thủ tướng đang xem xét có thể hủy bỏ quyết định trước đây của mình về việc cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei phát triển mạng 5G của Anh.
Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ – Trung Cộng), do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng”.)
Tuyết Mai (t/h, theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng ĐCSTQ Dòng sự kiện Thủ tướng Anh Boris Johnson virus corona viêm phổi Vũ Hán