TT Trump: Các TNS Cộng hòa nên phản đối phiếu Cử tri đoàn
- Xuân Thành
- •
Tổng thống Donald Trump vào tối thứ Năm 17/12 (giờ Mỹ) đã viết trên Twitter thúc giục các thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa hãy phản đối phiếu Cử tri đoàn trong phiên họp hỗn hợp của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1 sắp tới.
Ông Trump đưa ra lời kêu gọi nêu trên khi ông hết lời tán dương Thượng nghị sĩ tân cử Tommy Tuberville (tiểu bang Alabama) vì ông này công khai bày tỏ ý định có thể phản đối phiếu đại cử tri đoàn trong phiên họp Quốc hội ngày 6/1.
That’s because he is a great champion and man of courage. More Republican Senators should follow his lead. We had a landslide victory, and then it was swindled away from the Republican Party – but we caught them. Do something! https://t.co/nZU0czsZgB
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 18, 2020
“Đó là bởi vì ông ấy là một người chiến thắng vĩ đại và là con người dũng cảm”, ông Trump viết về ông Tuberville.
“Thêm các nghị sĩ Cộng hòa nên làm theo sự dẫn dắt của ông ấy. Chúng ta đã có một chiến thắng vang dội, và sau đó chiến thắng của Đảng Cộng hòa đã bị đánh cắp, nhưng chúng ta đã bắt quả tang họ. Hãy làm gì đó đi!” ông Trump viết thêm.
Trong một tweet khác, Tổng thống Trump viết rằng Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell (tiểu bang Kentucky) và các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa “phải cứng rắn hơn, hoặc quý vị sẽ không còn Đảng Cộng hòa nữa”.
.@senatemajldr and Republican Senators have to get tougher, or you won’t have a Republican Party anymore. We won the Presidential Election, by a lot. FIGHT FOR IT. Don’t let them take it away!
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 18, 2020
Ông McConnell đầu tuần này đã chính thức lên tiếng tại Thượng viện chúc mừng ông Biden và bà Harris. Động thái này của thượng nghị sĩ Kentucky đã bị những người ủng hộ Tổng thống Trump chỉ trích dữ dội.
>>TNS McConnell bị chỉ trích dữ dội vì chúc mừng ông Joe Biden
Cho đến nay, cả Hạ viện và Thượng viện đều có các nhà lập pháp công khai lên tiếng bày tỏ ý định phản đối hoặc có thể phản đối phiếu Cử tri đoàn trong phiên họp Quốc hội ngày 6/1.
Dân biểu Mo Brooks (tiểu bang Alabama) là người công khai tuyên bố sẽ phản đối phiếu bầu Cử tri đoàn. Ông Brooks cùng 18 Dân biểu khác cũng đã viết thư gửi các lãnh đạo Quốc hội và các Ủy ban Quốc hội yêu cầu họ tổ chức thêm các buổi điều trần về gian lận bầu cử trước ngày 6/1.
>>19 Dân biểu yêu cầu Quốc hội tổ chức các buổi điều trần về gian lận bầu cử trước ngày 6/1
Dân biểu Andy Biggs (tiểu bang Arizona) hôm 17/12 nói với Newsmax TV rằng ông “đang nghiêng mạnh về việc ủng hộ” kế hoạch phản đối kết quả bầu cử tổng thống 2020 của Dân biểu Mo Brooks.
“Ngay bây giờ, tôi đang nghiêng mạnh về việc ủng hộ kế hoạch đó bởi vì chúng ta đã đang nhìn thấy rất nhiều cáo buộc”, ông Andy Biggs nói trên chương trình “American Agenda” của Newsmax TV.
Ông nói thêm rằng ông đồng ý với Thượng nghị sĩ Rand Paul (tiểu bang Kentucky) khi ông ta tuyên bố rằng cuộc bầu cử năm nay đã xảy ra gian lận trên diện rộng.
Cùng với ông Mo Brooks và ông Andy Biggs, vẫn còn ít nhất 2 Dân biểu khác đã cam kết sẽ phản đối phiếu Cử tri đoàn trong cuộc họp 6/1, gồm Marjorie Taylor Greene (tiểu bang Georgia) và Barry Morre (tiểu bang Alabama).
Trong khi đó, tại Thượng viện chưa có thượng nghị sĩ nào cam kết sẽ gia nhập cùng với các Dân biểu để phản đối phiếu Cử tri đoàn. Tuy nhiên, ngoài Thượng nghị sĩ tân cử Tuberville, các thượng nghị sĩ Cộng hòa khác như Kelly Loeffler (tiểu bang Georgia), Josh Hawley (tiểu bang Missouri), Rick Scott (tiểu bang Florida) và Rand Paul (tiểu bang Kentucky) đã nói rằng họ không loại trừ khả năng sẽ lên tiếng phản đối.
Trong phiên họp Quốc hội hỗn hợp hôm 6/1, các nhà lập pháp có thể đệ trình phản đối các phiếu đại cử tri. Những phản đối này phải được gửi bằng văn bản và ít nhất có một Dân biểu và một Thượng nghị sĩ ký tên. Nếu điều đó xảy ra, các nhà lập pháp tại hai viện sẽ tổ chức họp riêng để đánh giá các lý lẽ của đơn phản đối hoặc nhiều đơn phản đối.
Hai viện sau đó sẽ bỏ phiếu riêng rẽ về kiến nghị phản đối phiếu cử tri đoàn. Nếu đa số trong mỗi viện bỏ phiếu ủng hộ phản đối, thì kiến nghị phản đối có hiệu lực và các phiếu đại cử tri bị vô hiệu.
Năm 2004, hai nhà lập pháp Đảng Dân chủ Stephanie Tubb Jones và Barbara Boxer đã cùng nhau kiến nghị phản đối các phiếu đại cử tri của bang Ohio, nhưng phản đối này đã không thành công do không nhận được đa số ủng hộ của lưỡng viện. Các dân biểu Đảng Dân chủ năm 2016 cũng đã cố gắng thách thức kết quả bầu cử tổng thống nhưng khi đó không có sự tham gia của bất kỳ thượng nghị sĩ nào.
Xuân Thành
Xem thêm:
Từ khóa bầu cử Mỹ 2020 cử tri đoàn Donald Trump Gian lận bầu cử