‘Việc nhẹ lương cao’ ở Myanmar: Nạn nhân không đạt “thành tích lừa đảo” phải bán nội tạng
- Vương Quân
- •
Một báo cáo do Liên Hợp Quốc công bố hồi tháng 8 chỉ ra rằng hàng trăm ngàn người đã bị các nhóm tội phạm bán đến các trung tâm lừa đảo ở Đông Nam Á, và bị buộc phải tham gia vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến như đầu tư giả mạo hoặc lừa đảo đánh bạc trái pháp luật. Blue Dragon, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam, tiết lộ rằng các nạn nhân bị các tổ chức lừa đảo dụ dỗ sang Myanmar sẽ bị đánh đập, thậm chí bị lấy nội tạng rồi bán nếu “thành tích” lừa đảo không đạt tiêu chuẩn.
Blue Dragon chỉ ra rằng nhiều nạn nhân từ Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và các nước khác đã bị lừa vào Myanmar, rồi ngày đêm tham gia vào các hoạt động lừa đảo viễn thông. Họ được yêu cầu lừa gạt người khác đầu tư trên các nền tảng đầu tư giả. Mỗi nạn nhân cũng mang “thành tích lừa đảo”, những người không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị đánh đập, và một số nạn nhân bị cưỡng bức lấy nội tạng để bán.
Nhóm tội phạm ấn định một số tiền nhất định mỗi nạn nhân phải lừa gạt, nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị đánh đập dã man, gần đây có tin một số nạn nhân bị ép lấy nội tạng đem bán kiếm tiền.
Ông Michael Brosowski, người sáng lập Blue Dragon tiết lộ, nếu nạn nhân không làm việc chăm chỉ, những kẻ lừa đảo sẽ cắt lấy nội tạng của họ một cách dã man, chẳng hạn như thận.
Hồi tháng 8, Blue Dragon giải cứu một người Việt Nam 36 tuổi ở Myanmar bị bán vào sòng bạc, cuối cùng “thành tích không đạt chuẩn” và phải bán thận để kiếm tiền. Được biết, có rất nhiều nạn nhân của nạn buôn người ở Myanmar cũng từng bị bóc lột tương tự.
Một báo cáo do Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, hàng trăm ngàn người ở Đông Nam Á đã bị những kẻ tội phạm có tổ chức ép buộc tham gia vào các hoạt động lừa đảo, trong đó phổ biến nhất là tình yêu, bẫy đầu tư, lừa đảo tiền điện tử và cờ bạc bất hợp pháp. Ít nhất 120.000 nạn nhân của nạn buôn người chỉ riêng ở Myanmar. Những người này bị các tập đoàn lừa đảo kiểm soát.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện có khoảng 700 người Việt Nam mắc kẹt ở Myanmar và nhà chức trách đang thu xếp để họ trở về nước. Chính phủ Malaysia cũng đã đưa 121 nạn nhân về Việt Nam trong ngày 1/12.
- Hàng trăm công dân Thái Lan được ‘giải cứu’ trong giao tranh ở phía bắc Myanmar
- 166 người Việt được giải cứu khỏi các sòng bạc lừa đảo ở Myanmar
- Tin lời sang Myanmar làm ‘việc nhẹ, lương cao’, người đàn ông bị tra tấn
Khu công viên lừa đảo KK
Công viên lừa đảo Myawaddy, thường được gọi là “Công viên KK” ở Myanmar, nổi tiếng với chuỗi gian lận công nghiệp và buôn bán nội tạng.
Theo đưa tin của truyền thông Malaysia “China News”, ông Huang, một doanh nhân Thái Lan thường xuyên giúp đỡ các nạn nhân người Malaysia trở về nhà, đã đăng trên Facebook ngày 4/11 rằng 6 người Malaysia đến từ Myawaddy, Myanmar là công viên lừa đảo. Những người đàn ông trốn thoát và vượt sông thành công sang Thái Lan, nơi họ được quân đội địa phương Thái Lan giải cứu, bị thương và được đưa đi điều trị. Nhưng hai người còn lại vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của nhóm lừa đảo, hiện tại hậu quả khó có thể tưởng tượng nổi, còn một người khác vẫn chưa rõ tung tích.
Một phụ nữ Thái Lan mua được chuyến du lịch Myanmar 3 ngày “đắc tiền” với giá hời trên internet, ban đầu cô tưởng mình được lợi, không ngờ ngay khi đến Myanmar, cô đã bị bán vào nhà chứa và bị bỏ tù vì tội bán dâm. Thậm chí cô còn bị đánh suýt chết. Sau đó, cô cùng hai nạn nhân khác trốn thoát nhưng lại bị bắt lại. Mặc dù cuối cùng họ đã trốn thoát thành công, nhưng lại bị chính quyền quân sự Myanmar bắt giữ, và với sự giúp đỡ của các tổ chức phi lợi nhuận (NGO), họ đã có thể trở về nhà gần đây một cách an toàn.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc: Nạn nhân phải chịu nhiều hình thức tra tấn dã man, bạo lực tình dục
Theo hãng tin AP, vào tháng 6 năm nay, cảnh sát Philippines đã tiến hành đột kích và giải cứu hơn 2.700 nạn nhân đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và hàng chục quốc gia khác bị lừa tham gia vào các trang web chơi game lừa đảo trực tuyến. Cảnh sát cho biết họ cũng đã đột kích một cơ sở tội phạm mạng bị nghi ngờ ở Clark Freeport của Manila vào tháng 5, và bắt giữ khoảng 1.400 công nhân người Philippines và người nước khác liên quan đến gian lận tiền điện tử.
Những công nhân đó nói với các nhà điều tra rằng khi họ cố gắng nghỉ việc, một số bị buộc phải trả những khoản phí khổng lồ, trong khi một số lo lắng rằng họ sẽ bị bán cho các nhóm tội phạm khác, và những công nhân bị lừa gạt, bị mắc kẹt trong nhà máy cũng có thể bị buộc nộp phạt nếu vi phạm nội quy của tổ chức.
Các quan chức cho biết, nhiều người bị thu hút bởi các quảng cáo trên Facebook hứa hẹn mức lương cao và điều kiện làm việc lý tưởng kiểu ‘việc nhẹ lương cao’, nhưng sau đó họ phát hiện ra những lời hứa đó chỉ là một mưu mẹo để dụ nạn nhân phạm tội lừa đảo.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng một số nạn nhân bị bắt cóc phải chịu nhiều hình thức đối xử vô nhân đạo như tra tấn dã man, bạo lực tình dục hoặc tùy tiện giam giữ.
Theo Liên Hợp Quốc, mặc dù một số nước ở Đông Nam Á đã xây dựng luật, chính sách liên quan đến chống mua bán người, nhưng trong một số trường hợp, các chính sách này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp họ triển khai không giải quyết được đầy đủ bối cảnh và sự phức tạp của gian lận trực tuyến. Những người được xác định là tội phạm hoặc nạn nhân của nạn buôn người, thay vì nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ thích đáng, lại bị truy tố hình sự hoặc bị phạt nhập cư.
Từ khóa Mổ cướp nội tạng Thu hoạch nội tạng Myanmar Dòng sự kiện việc nhẹ lương cao lừa đảo trực tuyến