Bộ Công an khởi tố vụ án chuyển sân golf Phan Thiết thành khu đô thị
- Khánh Vy
- •
Bộ Công an khởi tố vụ án để điều tra các sai phạm liên quan dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết của Tập đoàn Rạng Đông.
- Bình Thuận: Cựu chủ tịch tỉnh cùng dàn lãnh đạo bị đề nghị truy tố
- Đồng Nai: 13 cán bộ tiếp tay DN bán 9ha đất công gây thiệt hại gần 79 tỷ đồng
Truyền thông Nhà nước đưa tin ngày 1/3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
Vụ án mới này được mở ra khi nhà chức trách điều tra mở rộng vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2.
Trên báo VnExpress ngày 1/3, đại diện C01 cho biết đang củng cố hồ sơ để xác định hành vi của những người liên quan.
Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nằm trên khu đất tiền thân là sân golf Phan Thiết (tọa lạc tại phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết) với diện tích hơn 62ha.
Trước đây, chủ đầu tư dự án sân golf Phan Thiết là Công ty Regent Internationnal Overseas Corp (vốn 100% nước ngoài) được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép ngày 27/7/1993.
Đây là dự án có vòng đời 50 năm. Dự án đã trải qua nhiều lần điều chỉnh quy mô và chủ đầu tư.
Đến ngày 26/3/2015, UBND tỉnh Bình Thuận chứng nhận thay đổi lần thứ 6, với việc điều chỉnh nội dung từ đất sân golf sang khu đô thị biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư.
Một tháng sau, Rạng Đông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị để “đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng và các công trình hạ tầng phụ trợ”.
Tháng 3/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất với đề nghị trên. Khu đất sân golf được HĐND tỉnh Bình Thuận quyết định chuyển sang đất đô thị nằm ở vị trí đắc địa tại thành phố Phan Thiết, tiếp giáp bãi biển Đồi Dương và 2 trục đường lớn Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, phần còn lại tiếp giáp khu đô thị hiện có.
Trong đó, diện tích phải thu tiền sử dụng đất hơn 363.000 m2 (chiếm hơn 58%); diện tích không thu tiền sử dụng đất khoảng 257.000 m2 (chiếm hơn 41%).
Ngày 25/11/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tổng tiền sử dụng đất phải nộp 936,8 tỷ đồng (tương ứng hơn 2,5 triệu đồng/m2). Thời điểm này, giá thị trường đất ở Phan Thiết và các tuyến đường nằm quanh dự án thấp nhất khoảng 10 triệu đồng/m2, cao nhất 24 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư sau đó xây dựng hạ tầng, phân lô bán nền với giá từ 20 đến 30 triệu đồng/m2.
Tháng 8/2021, vụ sân golf Phan Thiết thành khu đô thị tại Bình Thuận được Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Đây cũng là 1 trong 9 dự án “đất vàng” tại Bình Thuận mà Bộ Công an đang xác minh, điều tra theo đơn tố giác tội phạm của công dân địa phương. Liên quan vụ án này, năm ngoái, Bộ Chính trị đã cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021. Đồng thời, ông Huỳnh Văn Tí (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận) (nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015) bị khiển trách; ông Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2015-2020) bị cảnh cáo; ông Lê Tiến Phương (cựu Phó bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016) bị cách hết tất cả chức vụ trong trong đảng. Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Tân Việt Phát 2. Cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai, 2 cựu Phó Chủ tịch Lương Văn Hải và Nguyễn Văn Phong cùng các cựu lãnh đạo Sở TN&MT và nhiều thuộc cấp khác đã bị tạm giam. Vụ án sắp được xét xử. 9 dự án tại Bình Thuận đang bị điều tra gồm: |
Khánh Vy
Từ khóa UBND tỉnh Bình Thuận sai phạm đất đai tại Bình Thuận Bộ Công an sai phạm đất đai Dòng sự kiện thất thoát