67 người biểu tình bị cảnh sát Hồng Kông xâm hại tình dục
- Trí Đạt
- •
Từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ đến nay đã gần nửa năm, liên tiếp có thông tin lan truyền về hành vi bạo lực tình dục của cảnh sát đối với người biểu tình nữ bị bắt, còn có người cáo buộc bị xâm hại tình dục trong đồn cảnh sát ở Tsuen Wan. Theo điều tra mới nhất của một nhóm đoàn thể phụ nữ Hồng Kông, trong hơn một tháng, có 67 người biểu tình bị cảnh sát xâm hại tình dục, số liệu khiến người ta phải giật mình.
Đài Phát thanh Truyền hình Hồng Kông đưa tin, Hiệp hội Phụ nữ Hồng Kông Quan tâm vấn đề xâm hại tình dục đã tiến hành điều tra bạo lực tình dục trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ từ ngày 21/8 đến 30/9, thông qua phương pháp khảo sát người dân tự điền vào bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu liên quan.
Kết quả có 67 người được hỏi cho biết, bản thân bị đối đãi bạo lực tình dục trong thời gian diễn phản đối Dự luật Dẫn độ. Kết quả điều tra cho thấy, người được phỏng vấn bị xâm hại tình dục bao gồm: nhục mạ, chửi rủa đến uy hiếp, đe dạo, từ hành động dâm ô, từ xâm phạm cho đến quan hệ tình dục phi pháp; nhưng dù bị đối đãi bạo lực tình dục, trong số đó chỉ có ít người lựa chọn giúp đỡ bằng cách báo cảnh sát.
Bà Hoắc Uyển Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Hồng Kông Quan tâm vấn đề xâm hại tình dục cho biết, 67 người trả lời phỏng vấn này cho biết bị xâm hại tình dục hoặc bị quấy rối tình dục, trong đó có 58 người là nữ giới, độ tuổi từ 20 – 29 tuổi; cũng có 9 người là nam giới cho biết, trong thời gian diễn ra phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bị đối đãi bằng bạo lực tình dục.
Trong 67 người này, có 11 người bị ít nhất 5 lần bạo lực tình dục, trong đó có 3 người trong tình huống bị ép buộc hoặc bị đe dọa quan hệ tình dục phi pháp. “Nhiều nhất là cảnh sát và nhân viên thực thi pháp luật”, tiếp đến là “người ủng hộ chính phủ và phe kiến chế”.
Bà Hoắc Uyển Hồng nói, tuyệt đại đa số người bị hại không tin tưởng vào việc chấp pháp của cảnh sát, do đó không muốn báo cảnh sát, họ cũng sợ bị cảnh sát cáo buộc ngược lại mình. Bà kêu gọi chính phủ Hồng Kông cần lập tức thành lập “ủy ban điều tra độc lập”, truy cứu cảnh sát lạm dụng bạo lực, truy tìm sự thực, để nêu cao chính nghĩa.
Người phát ngôn của một đoàn thể phụ nữ khác là “Liên hiệp Cơ hội bình đẳng cho phụ nữ Hồng Kông”, bà Khu Mỹ Bảo cũng cho biết, hồi đầu tháng 11, hai đoàn thể phụ nữ và đoàn thể nhân quyền Giám sát nhân quyền Hồng Kông đã phát động quốc tế cùng ký tên kiện cảnh sát Hồng Kông bạo lực tình dục, và đã được 20 quốc gia và khu vực, cùng 85 đoàn thể cùng ký tên ủng hộ, bức thư ký tên chung này sẽ được đệ trình lên chuyên gia chú ý đến bạo lực tình dục của Liên Hiệp Quốc.
Ngày 6/11, tại “Hội nghị về nơi nương náu của phụ nữ lần thứ 4”, các nhân vật chính trị quan trọng, học giả, nhà hoạt động nhân quyền cùng đại diện các tổ chức dân sự của các nước trên thế giới đều cùng nhau lên tiếng ủng hộ Hồng Kông, đồng thời phản đối việc dùng bạo lực tình dục bằng bất cứ hình thức nào để đối đãi với người biểu tình.
Đoàn thể dân sự Hồng Kông cho biết, tại đại hội đã trình chiếu video làm chứng của người biểu tình, nói rõ hiện trạng cảnh sát Hồng Kông mất kiểm soát khi thực thi pháp luật, bao gồm thực thi pháp luật quá mức, nhiều lần dùng thủ đoạn trấn áp bạo lực đối với người biểu tình nữ, thậm chí đụng chạm vào vùng kín của người biểu tình nữ, ví dụ như ngực, đùi, v.v, còn dùng lý do “vi phạm pháp luật” để lục soát toàn thân người biểu tình nữ. Đoàn thể dân sự Hồng Kông cũng thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc điều tra, lên án chính phủ Hồng Kông xâm phạm nhân quyền.
Về vấn đề này, tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo The AI Organization tại Mỹ từng tiết lộ, một số người biểu tình nữ bị cảnh sát Hồng Kông nhiều lần cưỡng gian, còn những người được gọi là “cảnh sát Hồng Kông”, thực tế chính là công an Đại Lục hoặc nhân viên cơ quan an ninh Đại Lục được chính quyền Trung Quốc Đại Lục phái đến Hồng Kông và cũng như được chính phủ Hồng Kông phê chuẩn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa bạo lực tình dục Dòng sự kiện phản đối luật dẫn độ Cảnh sát tấn công người biểu tình Hồng Kông