Bác sĩ ủng hộ dân chủ Hồng Kông: Lương tri ở vị trí số một
- Huệ Anh
- •
Gần đây, Nhật báo Apple Hồng Kông có cuộc phỏng vấn với bác sĩ lão khoa Mã Trọng Nghi (Ma Chung Yee). Ngoài chức danh bác sĩ, bà còn là Hội trưởng Hiệp hội Bác sĩ y khoa công cộng đại biểu cho hơn 6.800 bác sĩ. Bà Mã Trọng Nghi chính thức đảm nhận chức hội trưởng vào ngày 6/6 năm nay, 3 ngày sau đó phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ chính thức bùng nổ. Nửa năm sau đó, hiệp hội đã nhiều lần lên tiếng vì các giá trị tinh thần như lương tri, chính nghĩa, nhân đạo. Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn, bà Mã Trọng Nghi nhiều lần khiêm nhường nói rằng bản thân chỉ là một bác sĩ bình thường, không làm việc gì vĩ đại cả.
Bà Mã Trọng Nghi cho biết, việc bà trở thành bác sĩ không phải vì bản thân có tinh thần cao thượng, cũng không phải có người nhà làm bác sĩ, bản thân không mắc bệnh nghiêm trọng gì, không phải vì quen biết nhiều bạn bè bác sĩ, càng không có lập chí hướng sẵn nào. Dường như thời đại đã chọn trúng bà.
Gợi ý từ sự bất công xã hội
Mã Trọng Nghi sinh ra trong một gia đình khá giả, bà không lập chí hướng trở thành bác sĩ, cũng không từng nghĩ có một ngày sẽ đảm nhận chức Hội trưởng Hiệp hội Bác sĩ y khoa công cộng. Bà chỉ hy vọng có thể làm một bác sĩ bình thường với tâm nguyện cứu giúp mọi người.
Năm 2003, dịch Sars tấn công Hồng Kông, đúng năm bà Mã Trọng Nghi tốt nghiệp Học viện Y – Đại học Trung văn Hồng Kông, bà nói bản thân mơ mơ hồ hồ đi vào phòng bệnh 8A Bệnh viện Prince of Wales và Bệnh viện Princess Margaret, khi đó bà không hề đeo khẩu trang, thậm chí có bạn học còn nhiễm Sars, nhưng bản thân bà may mắn bình an vô sự. Bà nói “thực ra năm đó tốt nghiệp tôi đã có cảm giác đặc biệt, thì ra tình hình xã hội vốn rất có mối liên hệ với công việc bác sĩ”.
Sau dịch Sars, do kinh tế suy thoái, bệnh viện công phải đối mặt với cắt giảm chi tiêu, trong tình huống làm cùng một việc nhưng hưởng lương lại không giống nhau, lương thưởng nhiều năm không điều chỉnh, rất nhiều bác sĩ mới tới đã liên tiếp lựa chọn làm việc tại bệnh viện tư nhân, Mã Trọng Nghi cũng như thế, năm 2007, bà rời khỏi Cục quản lý bệnh viện. Bác sĩ bệnh viện công chuyển sang thị trường tư nhân phần nhiều là vì tiền lương, nhưng Mã Trọng Nghi lại lựa chọn đến khu Quan Đường, và mở phòng khám ở Du Tiêm Vượng, nhiều năm khám chữa bệnh cho những người giai tầng thấp.
Mã Trọng Nghi nói, bản thân không phải gia cảnh bần hàn, hơn nữa trước đó cũng không có nhiều nhận thức về cuộc sống nghèo khổ của người dân, cho đến khi làm bác sĩ tư nhân vài năm, tiếp xúc với không ít người lớn tuổi, thoáng chốc bà mới mở rộng tầm mắt. Bà giúp người lớn tuổi chữa trị đau đầu và mất ngủ, những “người bạn già” này lại thích nói chuyện về tình hình cuộc sống với bà, nhỏ thì là chuyện mẹ chồng nàng dâu, lớn thì các vấn đề như hòa hợp Trung Quốc – Hồng Kông.
Bà nói, có người nói về việc không hài lòng trong cuộc sống, chỉ sử dụng sổ y tế đi khám bệnh, bởi vì tiền trợ cấp dưỡng lão cần phải để nuôi cháu. Do đó, tình cảnh khó khăn của người lớn tuổi nghèo khó, khiến bà bắt đầu suy nghĩ lại làm thế nào để chăm sóc tốt cho những ông bà lão. Bà cũng cho biết nếu cuộc sống của những ông bà lão rất khó khăn, bạn nói họ cần dùng dịch vụ y tế tốt nhất, thực phẩm dinh dưỡng nhất, họ sẽ không nghe bạn nói, bởi vì họ không có khả năng chi tiêu đó.
Do có rất ít bác sĩ lựa chọn chuyển trở lại từ thị trường tư nhân sang bệnh viện công lập, khiến cho Mã Trọng Nghi trở thành số ít người khác biệt. Năm 2011, bà quyết định trở lại bệnh viện công, học bồi dưỡng chuyên khoa, để chăm sóc cho những người lớn tuổi. Đến nay, bà đã trở thành bác sĩ chuyên khoa lão và phục hồi sức khỏe.
Mã Trọng Nghi nhìn từng chút về cuộc sống trong xã hội Hồng Kông, cũng từ từ khiến bà tiến thêm một bước trong xã hội, phát hiện rằng sự bất công trên thế gian là sự nối tiếp.
Bà nói, nhiều năm nay xã hội Hồng Kông đều cố một số tình huống bất công, khi bà làm bác sĩ đi thăm nhà ở bệnh viện, trong giờ phục vụ người cao tuổi, về cơ bản bà đã nhìn thấy được gợi ý nào đó. Trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ nhiều tháng qua, bà cũng như vậy. Mã Trọng Nghi cho rằng, phong trào xã hội không phải là 1 – 2 ngày, cũng không phải là là một luật dẫn độ, phong trào là cả một con đường đầy gợi ý, “gợi ý chính là một nơi không công bằng, cũng đều có suy nghĩ về sai lầm chính trị” nên trước tiên sẽ xuất hiện phong trào này.
Xã hội hy vọng chúng ta lên tiếng
Mã Trọng Nghi ngoài việc làm việc 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vị Hội trưởng Hiệp hội Bác sĩ y khoa công cộng này còn xử lý cả các công việc của hiệp hội, đồng thời còn phải mở các cuộc họp với Cục Quản lý bệnh viện và xem lại các câu hỏi của truyền thông đưa ra, áp lực công việc hàng ngày cũng rất lớn. Chỉ là, bà hiểu rõ ràng rằng mình chỉ muốn làm một “bác sĩ bình thường”, vì sao lại còn đồng ý đảm nhiệm chức vụ quan trọng không lương?
Thực ra, người khiến Mã Trọng Nghi bước ra từ một bác sĩ bình thường, chính là cựu Hội trưởng, cũng chính là đương nhiệm Nghị viên lập pháp trong giới y tế Trần Bái Nhiên (Pierre Chan).
Mã Trọng Nghi nhớ lại, bản thân là bà quen biết ông Trần Bái Nhiên trong thời gian diễn ra phong trào Ô dù, ông Trần đã khích lệ bà tham gia vào công việc của hiệp hội, khởi điểm là Hội nghiên cứu cải cách hành chính giới y học năm 2015, cũng là một diễn đàn chính trị đầu tiên của giới y học Hồng Kông.
Bà nói, khi đó xã hội hưởng ứng rất lớn, có rất nhiều tiếng nói bất đồng, không ai từng nghĩ rằng có bác sĩ muốn tổ chức một diễn đàn chủ đề về chính trị. Về sau, Ủy ban cải cách y tế gây tranh cãi, Mã Trọng Nghi cùng đương nhiệm nghị viên lập pháp trong giới y học như Lương Gia Lưu, Trần Bái Nhiên và Hiệp hội y học cùng như vận động hành lang nghị viên lập pháp.
Hiệp hội Bác sĩ trước đây chỉ là để ý đến vấn đề phúc lợi bác sĩ, nhưng khi đó Mã Trọng Nghi nhìn thấy Trần Bái Nhiên đẩy hiệp hội tiến về phía trước, khiến bà hiểu được hiệp hội có trách nhiệm và thân phận nhất định đối với người trong nghề và đối với xã hội.
Bà hiểu được, là một hiệp hội lớn nhất trong ngành y tế công lập, đại diện cho hơn 6.800 người, bao gồm cả bác sĩ bệnh viện công, bác sĩ sở y tế, bác sĩ nha khoa, v.v. do đó muốn bước ra khỏi phạm vi bệnh viện, đi vào trong cộng đồng xã hội tuyệt đối không phải là việc đơn giản.
Bà Mã cho rằng, bởi vì Hiệp hội Bác sĩ y khoa liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, ví dụ như tiếp nhận bác sĩ nước ngoài, dần dần, đại chúng kỳ vọng cần có ý kiến và cách nhìn đối với sức khỏe công cộng, y tế, dân sinh.
Ngoài ra, bạn không tìm chính trị, chính trị sẽ không bao giờ tìm đến bạn, điều này là nói về vai trò của hiệp hội trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ.
Khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ngày 9/6 có 1,03 triệu người diễu hành, trước đó ngày 6/6 bà Mã Trọng Nghi nhậm chức hội trưởng hiệp hội, bà có thể được gọi là “Hội trưởng được thời đại lựa chọn”. Về vấn đề này, và Mã cười nói, bản thân bà trong 5 tháng qua, giống như đã làm hội trưởng 2 năm, “có một số sự việc giống như xã hội hy vọng chúng tôi lên tiếng, có một số việc là chúng tôi trở thành như nội các, ủy ban và tự cảm thấy cần lên tiếng”, có lúc là hai sự việc cùng tương tác.
Trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, Hiệp hội Bác sĩ y khoa công cộng đã nhiều lần lên tiếng về các sự kiện, còn bà Mã Trọng Nghi cũng nhiều lần lấy thân phận cá nhân phát ngôn khi tham gia các hoạt động tập trung liên quan. Trong lần trả lời phỏng vấn này, bà dặn dò phóng viên rằng nội dung bà nói không đại diện cho lập trường của hiệp hội. Chỉ là những ngôn luận của bà vẫn nhiều lần gây tranh luận, trong đó có cả sự kiện ngày 1/10 cảnh sát bắn súng ở cự ly gần, hiệp hội đã lên án cảnh sát, sau đó dẫn đến việc 4 hiệp hội nghề nghiệp cảnh sát gửi thư và đăt nghi vấn về việc Hiệp hội Bác sĩ y khoa công cộng lên tiếng là đã vượt khỏi phạm trù chuyên ngành, đồng thời lập trường thiên lệch, bẻ cong sự thật, đảo lộn thị phi và chụp mũ lung tung.
Về vấn đề này, bà Mã Trọng Nghi cho biết, khi bà phát biểu tuyên bố, ngày hôm sau liền nhận được không ít thông tin, biểu thị ý kiến phản đối về việc hiệp hội lên tiếng. Bà nói: “Trung lập là quan trọng, nhưng tôi xếp trung lập đứng sau lương tri, lương tri vĩnh viễn vẫn là ở vị trí số 1”. Bà giải thích tiếp: “Kỳ thực, trước đây có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi, chúng tôi đều vì lương tri mà lên tiếng cho sự việc, cố gắng tránh phán đoán định tính chính trị.” Tuy nhiên, Mã Trọng Nghi cũng nói, lương tri và đạo đức thực ra không tồn tại hai mặt, về cơ bản nó có ranh giới rất rõ ràng.
Bác sĩ Mã Trọng Nghi: Lên án cảnh sát bắn đạn thật vào học sinh trung học chúng tôi có sợ hãi, nhưng chúng tôi không chùn chân, bởi vì chúng tôi làm đúng, cảnh sát có thể phạm tội “tội phạm chiến tranh” khi tấn công nhân viên cấp cứu.
Khi chính trị trì hoãn cứu viện nhân đạo
Mã Trọng Nghi nói một cách kiên định, là một bác sĩ, đặt lương tri nhân đạo vào vị trí số một sẽ không có gì sai.
Thực bác sĩ đặt lương tri ở vị trí đầu tiên có vẻ như là điều đương nhiên, nhưng lý niệm này đặt ở trong hiện thực lại không thể giống như trong sách giáo khoa mỗi lần đều có thể thực hành được.
Ngày 1/10, khi Mã Trọng Nghi làm công việc cứu trợ tại hiện trường biểu tình, tối cùng ngày, chính phủ đăng bài viết định tính sự kiện là “bạo động”, khiến bà buộc phải rút lui khỏi hiện trường. Đến cuộc bao vây Đại học Bách khoa Hồng Kông 13 ngày, cảnh sát còn tuyên bố tất cả mọi người ở bên trong trường đều phạm tội bạo động, và nói “bất cứ ai ở lại, giúp đỡ bạo đồ đều sẽ bị coi là tham gia bạo động”. Cách làm lần này của phía cảnh sát là chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Về việc này, Mã Trọng Nghi cho biết, dù cho bản thân ở chỗ nào, chỉ cần bản thân căn cứ vào quy tắc, giữ vững nguyên tắc để đi làm công việc điều trị y tế, thì về lý luận là không phạm tội, lý giải của bác sĩ, nhân viên y tế đều là như thế; tuy nhiên, sự kiện Đại học Bách khoa Hồng Kông, phía cảnh sát lần đầu tiên ngang nhiên nói những lời này cho bạn nghe.
Do có nhiều nhân viên y tế trong Đại học Bách khoa bị cảnh sát bắt giữ, những hình ảnh và video liên quan đã gây được hưởng ứng lớn, tạp chí y khoa quốc tế nổi tiếng The Lancet đã đăng bài viết của một bác sĩ tại hiện trường, phê bình cách làm của cảnh sát trong các quốc gia văn minh dường như là hành vi chưa từng thấy bao giờ, thủ pháp của cảnh sát đã vi phạm chủ nghĩa nhân đạo.
Bà Mã thẳng thắn nói, khi đó bác sĩ chúng tôi không có chuẩn bị về tâm lý, thị dân bình thường đều biết rằng chúng tôi đi ra là bị lôi đi, nhưng bác sĩ không có chuẩn bị tâm lý, toàn bộ người trong nghề đều không chuẩn bị tâm lý, cho nên sau khi sự việc xảy ra, hình ảnh và video liên quan đã thu hút được sự hưởng ứng rất lớn từ mỗi một đồng nghiệp.
Về việc nhân viên y tế bị ảnh hưởng, Mã Trọng Nghi đã cho biết về cách nhìn nhận của bà. Bà cho rằng, từ văn minh nhân loại thông thường mà xét, dù có phải là xung đột chiến tranh hay không, hai bên đều cần hiểu nhân viên y tế là trung lập, cho nên cần cố hết sức không bắt giữ bất cứ nhân viên y tế nào, cũng cố hết sức không tấn công bất cứ nhân viên y tế nào.
Về sau, khi nhân viên y lần lượt rời khỏi Đại học Bách khoa Hồng Kông, cho đến một nhóm cuối cùng ngày 20/11, cũng là ngày mà 7 nhân viên cấp cứu rời khỏi, có người nhìn thấy khi đó trong trường vẫn còn người ở lại, về sau sức khỏe hoặc tinh thần của họ đã xuất hiện ảnh hưởng xấu, nghi ngờ nhân viên y tế từ bỏ người đang ở lại bên trong trường. Về vấn đề này, Mã Trọng Nghi cho biết không tán đồng cách nói đó, đồng thời cũng cho rằng không nên đem trách nhiệm này quy về nhân viên tình nguyện cứu hộ, bởi vì trách nhiệm là ở phía chính phủ, bởi vì Hồng Kông có hệ thống điều trị y tế kiện toàn, mỗi thị dân đều được Cục Quản lý Y tế phục vụ và bảo vệ.
Mã Trọng Nghi cũng cho rằng, chính trị không thể nặng hơn điều trị y tế, việc này tuyệt đối không nên xảy ra tại Hồng Kông. Nhưng, lại do cân nhắc về chính trị, dẫn đến các bác sĩ không dám tiếp tục vào trong trường cứu viện. Bởi vì cân nhắc chính trị, dẫn đến Cục Quản lý Y tế từng từ chối điều động đội ngũ cứu viện vào trong trường. Do cân nhắc chính trị, dẫn đến người bị thương ở bên trong trường không cách nào được điều trị.
Mã Trọng Nghi cho biết, “thời điểm thiếu điều trị y tế nghiêm trọng nhất là sáng sớm đến sáng thứ Hai (18/11)”, bà nói, khi đó có rất nhiều người bị thương, và vẫn luôn có xung đột kịch liệt, nhưng bên trong dường như không có bác sĩ, chỉ có nhân viên y tế tình nguyện.
Bà còn tiết lộ, hiệp hội đã từng cùng với liên minh bác sĩ tiền tuyến và các tổ chức khác đạt được nhân thức chung, sáng ngày 18/11 đã có công điện gửi đến Cục quản lý tế, yêu cầu Cục Quản lý Y tế phái lực lượng cứu viện vào trong trường học chăm sóc người bị thương, đáng tiếc sự việc lại không như mong muốn. Bởi vì tầng lãnh đạo của quản Cục Quản lý Y tế nói với họ rằng, “Chính phủ định tính Đại học Bách khoa Hồng Kông là nơi bạo động, nơi không an toàn, cho nên họ không thể vào trong đó.”
Mã Trọng Nghi cảm thấy khó hiểu đối với hồi đáp của Cục Quản lý Y tế, bà nói thẳng thắn đến việc cứu trợ động đất, thảm họa, cũng đều là những nơi không an toàn, nhưng bà tin rằng mọi người đều sẽ không thể không đi, còn việc Đại học Bách khoa Hồng Kông cũng không phải là một nơi an toàn, cùng đi vào hay không cũng không phải là trọng điểm.
Vậy thì nguyên nhân thực sự là gì? Mã Trọng Nghi nói thẳng, là vấn đề chính trị đã ngăn cản và trì hoãn việc cứu hộ, quốc gia lạc hậu là vì không có nhân viên y tế và thiết bị y tế, vấn đề này ngăn cản và làm nhỡ việc điều trị thì thông thường sẽ không có gì để nói, nhưng Hồng Kông có điều đáng cười là một số người bị bỏ lại bên cạnh, từ Bệnh viện Queen Elizabeth đi đến Đại học Bách khoa Hồng Kông chỉ mất 10 phút, sao lại có sự cản trở?
Mã Trọng Nghi: Tôi không vĩ đại
Tận mắt chứng kiến xung đột vũ lực giữa cảnh sát và người dân liên tiếp leo thang, liên tiếp có người tử vong, tự sát trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Là một bác sĩ, Mã Trọng Nghi đối mặt với số sinh tử, điều bà xem trọng nhất chính là sinh tử.
Mã Trọng Nghi cho biết, nếu là tình cảm thù hận, sẽ rất dễ đi sai đường, sinh mệnh và sức khỏe cùng tổn hại; có lúc không quay được đầu lại, dù cho đây là sinh mệnh và thân thể của bản thân bạn, hay là sinh mệnh và thân thể của người xung quanh… tham gia phong trào này là vì có lý niệm muốn đạt được, lý niệm này là suy xét về đạo đức, cần nhớ kỹ mỗi khi làm một việc là làm vì lý niệm này.
Sở dĩ Mã Trọng Nghi và nhiều nhân viên y tế khác lựa chọn lên tiếng trong phong trào này và tham gia cứu hộ tiền tuyến đều là xuất phát từ một lý niệm rất đơn giản: Lương tri.
Chỉ là, Mã Trọng Nghi nhiều lần nhấn mạnh, không nên viết quá vĩ đại về bà. Bà không đồng ý bản thân được gọi là “bước ra”, bà nói nếu gọi như vậy thì đúng là hạ thấp những người đấu tranh thực sự ở tiền tuyến.
Cuối cùng, vị bác sĩ Mã Trọng Nghi này chỉ cảm thấy mình là một thị dân Hồng Kông bình thường. Bà nói một cách khiêm tốn, bản thân chưa làm được việc gì to lớn vĩ đại, tuy nhiên về chính trị là có lập trường của bản thân, làm những việc mà cần và nên làm dựa vào lập trường của bản thân.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện phản đối luật dẫn độ biểu tình Hồng Kông Mã Trọng Nghi