Thanh tẩy ‘bang Liêu Ninh’: Nhiều ‘lão hổ’ liên tiếp ‘ngã ngựa’
- Tự Minh
- •
Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc công bố Bí thư thành ủy Thiết Lĩnh là Ngô Dã Tùng và cựu Phó thị trưởng Thẩm Dương là Kỳ Minh đã bị bắt điều tra.
Thanh tẩy “bang Liêu Ninh”
Các quan chức cấp cao đã “ngã ngựa” như Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Vương Mân v.v. trước sau đều từng đồn trú tại Liêu Ninh. Họ gây dựng nhiều thân tín và hình thành nên một căn cứ gọi là “bang Liêu Ninh”. Được biết, cháu trai bên vợ của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch, đương Bộ trưởng Bộ cư trú và Kiến thiết đô thị Trung Quốc Hạ Đức Nhân và cựu Tỉnh trưởng Liêu Ninh Trần Chính Cao đều là người thuộc bang này. Đây được cho là thế lực ủng hộ ông Giang Trạch Dân khống chế Liêu Ninh, một trong những trọng điểm trọng yếu của tập đoàn phái Giang.
Sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Liêu Ninh trở thành trọng điểm xử lý trong chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Đầu năm 2016, Phó thị trưởng kiêm Thường ủy viên Thẩm Dương, Dương Á Châu “ngã ngựa”. Trước sau kỳ Lưỡng Hội, cựu Bí thư tỉnh Liêu Ninh là Vương Mân và Phó chủ nhiệm thuộc Đại hội đại biểu Nhân dân cấp tỉnh là Vương Dương lần lượt bị bắt điều tra. Đầu tháng 4, Thường ủy viên tỉnh Liêu Ninh, Bí thư ban Chính pháp là Tô Hoành Chương cũng “ngã ngựa”. Những quan chức thuộc tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt điều tra trước đó gồm có: Phó chủ tịch Hội Chính trị Hiệp thương Trần Thiết Tân, cựu Bí thư thành ủy An Sơn Cốc Xuân Lập, Phó chủ tịch Hội Chính Hiệp Lý Văn Hỉ, Viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Thẩm Dương Trương Đông Dương v.v.
Sau cuộc họp Bắc Đới Hà, Liêu Ninh có hai “lão hổ” bị bắt điều tra. Đây là hành động cho thấy ông Tập Cận Bình vẫn đang tiếp tục thanh tẩy “bang Liêu Ninh”, dùng Liêu Ninh làm thí điểm cho chính sách chống tham nhũng mới.
Tội ác của các thành viên “bang Liêu Ninh”
Tháng 7/1999, ông Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Liêu Ninh không chỉ là trọng điểm trọng yếu của thế lực ông Giang, mà còn là một trong những nơi bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất trên toàn Trung Quốc. Theo thống kê không đầy đủ của trang Minh Huệ, trang web của Pháp Luân Công, tính đến nay số lượng người tu Pháp Luân Công bị bức hại đến chết có thể xác định rõ danh tính ở Liêu Ninh là 485 người, cao thứ hai trên toàn quốc.
Cựu bí thư tỉnh Liêu Ninh Vương Mân, từng giữ chức trong thời gian dài tại Giang Tô, quê nhà của ông Giang Trạch Dân. Năm 2013, trong sự kiện Mã Tam Gia, Vương Mân từng đối đầu trực diện với chính quyền ông Tập Cận Bình. Đầu năm 2013, chính quyền Tập Cận Bình tuyên bố cần giải tán chế độ trại lao động cải tạo. Tháng 4/2013, tờ “Tạp chí tầm nhìn Lens” thuộc báo “Tài Kinh” của Đại Lục cho đăng bài viết nhiều phần tựa đề “Chạy trốn khỏi Mã Tam Gia”, tiết lộ việc các nhân viên của trại lao động cải tạo Mã Tam Gia đã dùng các hình thức tra tấn thảm khốc đối với các tù nhân nữ ở trại. Tuy nhiên, ngày 19/4, chính quyền tỉnh Liêu Ninh do Vương Mân lãnh đạo tuyên bố, sau 10 ngày điều tra thì kết luận “Bài báo ‘Chạy trốn khỏi Mã Tam Gia’ có vấn đề nghiêm trọng về tính trung thực”. Đối với việc giải tán chế độ trại lao động cải tạo, Vương Mân đã công khai chống đối lại ông Tập Cận Bình.
Theo Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), năm 2001, trại tập trung Tô Gia Đồn ở thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh đã bắt đầu triển khai hoạt động mổ cướp nội tạng những người tu Pháp Luân Công. Năm 2002 là cao điểm, Trần Chính Cao lúc đó đang là thị trưởng thành phố Thẩm Dương. Minh Huệ bình luận, nếu bàn về mức độ nghiêm trọng, thì trong lịch sử nhân loại hiện nay, Trần Chính Cao chính là quan chức có liên quan trực tiếp nhất đến tội ác diệt chủng khủng khiếp chưa từng có. Trần Chính Cao trong chuyến viếng thăm Đài Loan ngày 15/2/2011 đã bị khởi tố vì tội ác bức hại Pháp Luân Công. Khi đó, Trần Chính Cao vừa đặt chân đến sảnh sân bay Đào Viên ở Đài Bắc thì biết được mình bị truy tố hình sự. Ngay lập tức, ông này lên xe chuyển khách quay ngược lại và bay ra khỏi Đài Loan.
Theo WOIPFG, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công phát động được 2 tháng, Chính ủy của Quân khu Tế Nam là Từ Tài Hậu đã được ông Giang Trạch Dân cất nhắc lên làm Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Thường vụ Bộ chính trị. Sau đó, Từ Tài Hậu trở thành người chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo quân đội Trung Quốc bức hại người tu Pháp Luân Công và tiến hành mổ cướp nội tạng, chịu trách nhiệm điều phối lực lượng của quân đội. Từ Tài Hậu còn trực tiếp tham dự việc xây dựng kho nội tạng sống bí mật để phục vụ ghép tạng.
Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Liêu Ninh Trần Thiết Tân đảm nhiệm chức Thị trưởng của thành phố Đan Đông, kiêm Bí thư thành ủy từ tháng 3/2004 đến tháng 2/2008. Thời gian này ở Đan Đông có nhiều người tu Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Năm 2006, Trương Thiết Tân từng phát biểu trong báo cáo công tác chính phủ, đặc biệt nhấn mạnh sẽ tấn công quyết liệt Pháp Luân Công.
Trong thời gian Bạc Hy Lai là Tỉnh trưởng Liêu Ninh, Phó chủ tịch Hội Chính trị Hiệp thương Lí Văn Hỉ cũng tích cực đàn áp Pháp Luân Công, nhờ đó mà thăng tiến nhanh chóng. Tháng 1/2000, ông này được đề bạt lên đến Phó bí thư Đảng ủy, Phó cục trưởng Cục Công an, sau đó lại lên làm Cục trưởng Cục Công an, Bí thư Đảng ủy kiêm Trợ lý Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh. Theo WOIPFG, Lí Văn Hỉ không chỉ bức hại Pháp Luân Công mà còn trực tiếp liên quan đến việc mổ cướp sống nội tạng người tu Pháp Luân Công.
Theo Minh Huệ, Viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh Trương Đông Dương xuất thân là cảnh sát. Trong việc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Trương Đông Dương là Phó đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự cục Công an thành phố Thẩm Dương. Năm 2001, Trương Đông Dương nhận chức Trưởng phòng Pháp chế Cục Công an thành phố Thẩm Dương. Phòng Pháp chế lúc đó là phòng chính chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công, đã kết án phi pháp những người tu Pháp Luân Công phải lao động cải tạo. Khi đó, tại các quận huyện ở thành phố Thẩm Dương, có rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc đến các trại lao động Mã Tam Gia, Trầm Tân, Trường Thổ, Long Sơn và bị bức hại. Lúc Trương Đông Dương làm Trưởng phòng Pháp chế ở Cục công an Thẩm Dương, Trương là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bức hại. Năm 2004, Trương Đông Dương được điều đi làm Bí thư Ủy ban Kỷ luật huyện Liêu Trung, tại đây càng đàn áp Pháp Luân Công hơn nữa, nhiều lần tham gia các hội nghị để bố trí các phương án bức hại.
Cũng theo Minh Huệ, cựu Phó thị trưởng thành phố Thẩm Dương Ký Minh mới bị bắt gần đây cũng từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công.
Tự Minh
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình đàn áp Pháp Luân Công Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Đả hổ diệt ruồi Chống tham nhũng Mổ cướp nội tạng