Chuyên gia virus Diêm Lệ Mộng: Có thể có biến thể COVID-19 khác ở Trung Quốc
- Đôn Hầu và Thường Xuân
- •
Tình hình dịch COVID-19 chết chóc tại Trung Quốc đang làm dấy lên nghi ngờ, liệu các chủng chiếm ưu thế phổ biến liên quan có phải là BA.5.2 và BF.7 của Omicron như nhà chức trách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nêu ra không.
Sau khi ĐCSTQ nới lỏng công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 thì tình hình lây lan bùng nổ, hệ thống y tế và hệ thống tang lễ tại nhiều nơi ở Trung Quốc quá tải. Tình hình thực tế cho thấy không tương ứng với tuyên bố của nhiều chuyên gia Trung Quốc về chủng virus đã suy yếu. Điều này làm dấy lên nghi ngờ các chủng chiếm ưu thế đang phổ biến ở Trung Quốc có phải là BA.5.2 và BF.7 như nhà chức trách nêu ra không. Về vấn đề này, vào ngày 10/1 phóng viên Epoch Times đã phỏng vấn chuyên gia virus Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng) – cựu nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Hồng Kông.
Bà Diêm Lệ Mộng có lẽ được biết đến là một trong những chuyên gia y tế đầu tiên bên ngoài Vũ Hán đã tiếp xúc và nghiên cứu về COVID-19. Bà đã trốn khỏi Hồng Kông vào tháng 4/2020 và bắt đầu kêu gọi cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ về COVID-19, bà cáo buộc rằng COVID-19 là vũ khí sinh hóa do ĐCSTQ phát triển.
Bước đầu phát hiện chủng đột biến độc tính mạnh và khả năng tránh miễn dịch
Phóng viên (PV): So với nước ngoài thì làn sóng dịch bệnh này ở Trung Quốc đã gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn đáng kể, khiến số người chết rất cao. Tuy nhiên, việc nhà chức trách ĐCSTQ luôn khẳng định đây là chủng virus giống với nước ngoài là vô lý.
Chuyên gia Diêm Lệ Mộng: Chúng ta cần thảo luận xem biến thể nào là phổ biến, cần xác định bằng trình tự gen của virus, hãy xét nghiệm PCR axit nucleic để kiểm tra.
- Doanh nhân Đài Loan bị “phổi trắng lớn”, bác sĩ: Ở lại Trung Quốc chỉ có đường chết
- Trung Quốc: Nhiều người bị “phổi trắng”, nghi xuất hiện chủng đột biến mới
PV: Tại cuộc họp báo vào ngày 13/1 về kiểm soát COVID-19 của ĐCSTQ, nhà nghiên cứu Trần Thao (Chen Cao) tại Viện Bệnh virus thuộc CDC Trung Quốc, cho biết từ 1/12 năm ngoái đến ngày 10/1 năm nay số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc cho thấy đã phát hiện 19 nhánh của Omicron, trong đó BA.5.2 và BF.7 chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ 97%.
Chuyên gia Diêm Lệ Mộng: Chính quyền ĐCSTQ đang che giấu tình hình thực tế dịch bệnh, họ tự tuyên bố loại biến thể nào phổ biến thì chúng ta biết vậy. Theo thông tin nội bộ mà chúng tôi nhận được, gồm cả phản hồi của nhiều người, nhà chức trách Trung Quốc hiện không cho phép các bệnh viện thực hiện PCR axit nucleic này, nên không có cách nào biết COVID-19 ở Trung Quốc đang phổ biến loại biến thể nào. Từ các chủng virus do hành khách Trung Quốc mang theo khi nhập cảnh vào Ý thì thấy dòng virus này có điểm thoát miễn dịch. Dù biến thể Omicron này rất giống với Omicron đã biết trước đó, nhưng một khi virus thoát khỏi miễn dịch sẽ gây tác động xấu lớn hơn nhiều. Trong 3 năm qua, hầu hết mọi người sẽ có một số kháng thể tổng hợp, tức là kháng thể hiệu quả nhất, nếu có chủng biến thể vượt qua được kháng thể này, mà ai bị tái nhiễm chủng đó, sẽ không còn khả năng kháng lại virus này. Từ khi COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc vào đầu tháng 12 năm ngoái đến nay, vấn đề về các chủng đột biến đã luôn được nghiên cứu. Do chính quyền ĐCSTQ có vấn đề trong minh bạch thông tin dịch bệnh nên cộng đồng quốc tế vẫn cần thêm thời gian và cơ hội để nghiên cứu thêm cũng như để tìm thêm bằng chứng.
- Mời xem thêm các bài về dịch bệnh ở Trung Quốc tại đây.
Về nhiễm thứ cấp (tái nhiễm)
PV: Với sự bùng phát của COVID-19 ở Trung Quốc hiện nay, đã có những minh chứng về những người bị tái nhiễm ở nhiều thành phố. Cộng đồng mạng internet tràn ngập thảo luận về vấn đề tái nhiễm, thậm chí còn có những tin gây hoang mang như “tiêm vắc-xin vẫn nhiễm virus” và “tái nhiễm dễ bị bệnh nặng”…
Chuyên gia Diêm Lệ Mộng: Nhóm chúng tôi cũng đã nhận được tin ở Đại Lục về vấn đề vắc-xin và tái nhiễm, nhưng vì ĐCSTQ không cung cấp dữ liệu một cách toàn diện và minh bạch, nên về mặt học thuật chỉ xem như giả thuyết để tìm hiểu. Vắc-xin bất hoạt do người Trung Quốc tại Đại Lục tiêm chủng đang gây kích ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong thời kỳ dịch SARS, chuyên gia Trần Vi (Chen Wei) về vũ khí sinh hóa đã lãnh đạo một nhóm chế tạo loại vắc-xin bất hoạt này. Mặc dù họ tuyên bố là đáng tin cậy và thành công, nhưng họ chỉ bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và không tiến xa hơn. Loại vắc-xin bất hoạt bây giờ cũng vậy, thậm chí còn chưa được thử nghiệm trên người, chúng không thể là dữ liệu lý tưởng chỉ trong các thí nghiệm trên động vật, do đó không thể nói trước được về vấn đề an toàn. Ngay từ đầu loại vắc-xin nội địa Trung Quốc đã không đủ tiêu chuẩn, vắc-xin được thử nghiệm ở Hồng Kông cho thấy kém hơn nhiều so với các loại vắc-xin khác như Pfizer về tính bền bỉ và khả năng bảo vệ, nhưng ĐCSTQ đã ép người dân Trung Quốc phải tiêm vắc-xin đó. Đồng thời, vì vắc-xin nội địa Trung Quốc dựa trên công nghệ khử hoạt tính nên về mặt lý thuyết nó dễ bị hiệu ứng ADE hơn. Trong trường hợp đó sẽ khó xác định cơ thể người tiêm vắc-xin nội địa Trung Quốc có bao nhiêu kháng thể đã qua vắc-xin kích hoạt mà có thể chống được virus, và có bao nhiêu kháng thể có thể gây ra tác dụng phụ cho người tiêm. Như vậy đối với biến thể mới thì không loại trừ cơ thể con người sẽ có nhiều khả năng bị triệu chứng càng nghiêm trọng và phải chịu thương tổn lớn hơn.
Đối với “nhiễm thứ cấp” (tái nhiễm), không nghĩ trong một khoảng thời gian ngắn mà hai chủng khác nhau có thể thay nhau nhiễm vào cơ thể người. Theo phân tích của chúng tôi, nhiều khả năng trong các chủng đột biến của Omicron [ở Đại Lục] có một số đột biến virus với khả năng thoát được miễn dịch cơ thể người, gây vô hiệu khả năng chống lại COVID-19 đối với cơ thể người nhiễm…
- Trung Quốc xuất hiện “tái nhiễm COVID-19″, người già triệu chứng nặng có tỷ lệ cao
- Trung Quốc: 900 triệu người nhiễm COVID, gần 10 triệu ca tái nhiễm
PV: Vậy thì tại sao dường như có giai đoạn trung gian có vẻ tình hình bệnh dịch qua đi?
Chuyên gia Diêm Lệ Mộng: Từ góc độ của các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch thì hiện tượng này có ở một số bệnh nhất định. Ví dụ trường hợp bệnh nhân AIDS sẽ dần bước vào thời kỳ ủ bệnh qua một thời gian điều trị sau khi xuất hiện các triệu chứng, vì lúc đó lượng virus trong cơ thể sẽ giảm xuống và bệnh tình được che giấu làm hệ thống miễn dịch cơ thể không thể phát hiện, lúc này người bệnh tưởng như đã khỏi bệnh, nhưng rồi bệnh sẽ có lúc tái phát kèm theo các biến chứng, quá trình này ở bệnh AIDS thường kéo dài vài tháng đến vài năm, khác với COVID-19 tái phát trong vòng 1-2 tuần… Dựa trên thông tin tình báo hiện tại của chúng tôi và nghiên cứu mà chúng tôi đang thực hiện, ngày càng có nhiều khả năng mọi thứ như hướng về các chủng đột biến với độc lực tăng cường mà ĐCSTQ nghiên cứu 3 năm qua, cũng như các đột biến với khả năng thoát khỏi miễn dịch. Về lý do tại sao virus lại có biểu hiện như bây giờ? Một lần nữa, Chính phủ ĐCSTQ không cung cấp cho chúng tôi bất kỳ dữ liệu và thông tin nào, vì vậy thời điểm hiện tại chúng tôi không thể trả lời đầy đủ một cách khoa học.
Con số thực gây sốc về người tử vong
PV: Một nguồn tin từ Nhật báo Nhân Dân của ĐCSTQ cho hay vào ngày 10/1 rằng một số thành phố của Trung Quốc đã vượt qua đỉnh điểm của đợt lây nhiễm COVID-19 này.
Chuyên gia Diêm Lệ Mộng (không tán đồng): Vì làn sóng COVID-19 này của Trung Quốc diễn ra chưa đầy 4 tuần nên chúng ta thấy trước hết là nhiều người già thiệt mạng, đặc biệt là những người có bệnh nền, đây là làn sóng cấp tính và siêu cấp tính. Quá trình tiếp theo sẽ đến những người giữa độ tuổi 20 – 60 vốn là nhóm tuổi có sức đề kháng mạnh nhất, nhưng nguồn tin dữ liệu chúng tôi nhận được cho thấy bắt đầu có số lượng lớn người trong tình trạng phổi trắng. Thực trạng phổ biến hiện nay của Đại Lục là tình trạng thiếu thuốc và hỗ trợ thiết bị y tế. Đồng thời ngay cả các bác sĩ và y tá cũng bắt đầu có triệu chứng phổi trắng trong thời gian mắc bệnh này. Vì vậy, trong vài tuần tới, chúng tôi dự đoán số ca tử vong sẽ tăng lên và nhóm tử vong sẽ không chỉ giới hạn ở người già mà sẽ chuyển sang hướng thanh niên và trung niên.
Bà Diêm Lệ Mộng cũng giới thiệu phương pháp đếm dữ liệu tử vong dựa trên số lượng nhà tang lễ, mức độ quá tải của các bệnh viện, và tỷ lệ tử vong của các trường hợp nghiêm trọng; ngoài ra còn có cách tính dựa trên một số điều tra chọn mẫu. Ví dụ, một nhà tang lễ bình thường mỗi ngày thiêu từ 30 – 40 thi thể nhưng nay khối lượng tăng gấp 10 lần mà vẫn chưa xử lý hết. “Đây là những cơ sở để chúng tôi tham khảo. Hiện chúng tôi chưa có con số cụ thể, nhưng những con số ẩn sau những hiện tượng này đã rất lớn”.
Cách mỗi người tự bảo vệ trước COVID-19
Bà Diêm Lệ Mộng hy vọng có thể giúp đỡ người dân Trung Quốc, bà nói rằng đối với người nhiễm COVID-19 hoặc tái nhiễm thì hãy theo dõi lượng oxy trong máu thường xuyên. Thông thường, nếu lượng oxy trong máu thấp hơn 95% thì nên tìm trợ giúp y tế, nếu tỷ lệ này thấp hơn 90% thì ngay lập tức đi cấp cứu.
Bà cũng đặc biệt nhắn nhủ đến các bạn trẻ: “Đặc biệt là sau khi cơn sốt cao hạ xuống, ví dụ như kết quả tự kiểm tra kháng nguyên cho thấy âm tính, khi đó người bệnh cảm thấy mình đã khỏi bệnh, vì vậy ra ngoài luyện tập, luyện công hoặc trở lại làm việc không nghỉ ngơi, thậm chí làm thêm giờ, từ đó mà chúng ta phải chứng kiến có những trường hợp đột tử”.
Chuyên gia này cho biết, quan trọng nhất trong vấn đề bị COVID-19 là nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung protein và vitamin. “Đó là bệnh tiêu hao sức lực, nếu lúc bệnh không thể dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giảm vận động, giảm căng thẳng, thì khả năng cơ thể suy sụp là rất cao”.
Bà khích lệ tìm tư vấn từ người am hiểu về y học phương Tây để có cách dùng thuốc riêng theo đặc thù cơ thể người bệnh, ví dụ đối với người mắc các bệnh nền khác, hoặc phụ nữ mang thai, hoặc trẻ em…
Từ khóa COVID-19 Diêm Lệ Mộng Dịch bệnh ở Trung Quốc Biến thể COVID-19 Biến thể Omicron Dòng sự kiện viêm phổi Vũ Hán