Vào cuối tháng 6, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua nghị quyết khai trừ đảng đối với cựu Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa, cáo buộc ông “mất khí tiết trung thành”. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng từ “thất tiết / mất khí tiết” mang hàm ý phản bội và bán đứng bí mật nhà nước. Ông Tập Cận Bình không thể ngừng thanh trừng quân đội, và Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ sẽ đối mặt với thảm họa thảm khốc.

Quan doi DCSTQ
Hình ảnh Quân đội ĐCSTQ đang tham gia huấn luyện. (Nguồn ảnh: Sunrisezihan/wikimedia CC BY-SA 3.0)

Ông Ngụy Phượng Hòa bị cáo buộc “mất khí tiết” và cấu kết với địch?

Trong “Báo cáo kết quả thẩm tra và ý kiến xử lý liên quan đến vấn đề Ngụy Phượng Hòa” do ĐCSTQ công bố ngày 27/6, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm kỷ luật chính trị nghiêm trọng, không thực hiện trách nhiệm chính trị trong việc quản lý đảng một cách toàn diện và nghiêm minh, chống lại sự thẩm tra của tổ chức, nhận quà và tiền bất hợp pháp. Ông bị buộc tội “sụp đổ niềm tin, mất khí tiết trung thành”. Tuy nhiên, hành vi không trung thành của ông Ngụy Phượng Hòa như thế nào thì không được công bố rộng rãi.

Tap Can Binh 1
Ngày 13/3/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), Ngoại trưởng Vương Nghị (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa bắt tay sau khi kết thúc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. (Nguồn hình ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images)

Đài Á Châu Tự Do dẫn báo cáo của South China Morning Post nói rằng ông Ngụy Phượng Hòa là quan chức đầu tiên bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật liên quan của ĐCSTQ buộc tội “mất khí tiết” (từ gốc “thất tiết”) trong 10 năm qua. Bài báo dẫn lời một số chuyên gia về Trung Quốc cho rằng từ “thất tiết” này thường mang hàm ý phản bội, có thể hàm ý hành động của ông Ngụy Phượng Hòa đã tạo điều kiện cho kẻ thù của Trung Quốc (ĐCSTQ) giành được ưu thế.

Một trong những nhà khoa học chính trị tại Đại học Nhân dân Trung Quốc yêu cầu giấu tên đã được phỏng vấn và nói rằng từ “thất tiết” thường được liên tưởng đến các cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hướng Trung Phát (Xiang Zhongfa) hoặc Cố Thuận Chương (Gu Shunzhang). Ông nói: “Hãy hỏi bất kỳ nhà sử học nào của ĐCSTQ, khi họ nghe thấy từ ‘thất tiết’, tên của ai sẽ hiện ra trong đầu? Họ sẽ kể cho bạn câu chuyện về Hướng Trung Phát, người bị coi là nỗi ô nhục lớn đối với ĐCSTQ.”

Hai người Hướng Trung Phát hoặc Cố Thuận Chương đã làm phản sau khi khi bị Quốc dân đảng bắt trong thời kỳ nội chiến Quốc Dân đảng và ĐCSTQ. Hành động làm phản (đầu hàng địch) của họ đã khiến cho tổ chức đảng ngầm của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ở Thượng Hải bị xóa sổ, nhiều lãnh đạo ĐCSTQ bị bắt. Đây được coi là đại diện cho sự “mất khí tiết trung thành” trong các ghi chép lịch sử chính thức của ĐCSTQ.

Nhà bình luận quân sự Hồng Kông Lương Quốc Lượng (Liang Guoliang) nói rằng việc Bắc Kinh sử dụng những từ ngữ hiếm hoi và gay gắt như vậy để buộc tội ông Ngụy Phượng Hòa “có nghĩa là tội ác của ông ta có thể vượt ra khỏi phạm trù nhận hối lộ”.

Ông Lương Quốc Lượng nói: “Rốt cuộc đã xảy ra điều gì thì đây là bí mật. Nhưng từ cách dùng từ diễn đạt ‘thất tiết’ này, dường như gợi ý rằng hành vi của ông Ngụy Phượng Hòa có thể đã khiến cho kẻ địch của Trung Quốc (ĐCSTQ) có được ưu thế nào đó.”

Có sự phản bội trong Quân ủy Trung ương, lửa giận của ông Tập đang bùng cháy

Nhà bình luận thời sự Văn Chiếu cho biết trong chương trình “Văn Thiệu đàm cổ luận kim” rằng chính quyền ĐCSTQ không giải thích những cáo buộc cụ thể về tội danh của ông Ngụy Phượng Hòa, xét xử tại tòa án quân sự cuối cùng cũng sẽ không được công khai. Tuy nhiên, trong thông báo ngày 28/6 của Tân Hoa Xã về việc ông Ngụy bị bắt có một câu đáng chú ý, đó là cả Lý Thượng Phúc và Ngụy Phượng Hòa “đều đã cô phụ sự tin cậy của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương”.

“Có một câu nữa trước câu này, ngoài tiết lộ những chi tiết quan trọng, còn nói rằng ông Ngụy Phượng Hòa ‘vứt bỏ sứ mệnh ban đầu và mất nguyên tắc đảng phái’; nói rằng ông Ngụy Phượng Hòa đã ‘sụp đổ niềm tin, mất khí tiết trung thành’, và tội danh quan trọng chính là chỗ này.”

Ông Văn Chiếu nói rằng có sự khác biệt trong cáo buộc tội danh của ông Lý Thượng Phúc và ông Ngụy Phượng Hòa. Vấn đề quan trọng nhất của ông Ngụy Phượng Hòa nằm ở câu “mất khí tiết trung thành” này, không chỉ bất trung mà còn mất khí tiết. Về phương diện này thì tội của ông ấy nghiêm trọng hơn ông Lý Thượng Phúc rất nhiều.

“Khi chúng ta nói về lòng trung thành hay không trung thành, nó có thể chỉ được phản ánh qua tâm lý và ngôn ngữ của bạn, còn mất khí tiết chính là chỉ hành vi, nói đến hành động phản bội lớn.”

Trong ngữ cảnh tiếng Trung, việc phụ nữ mất trinh tiết và đàn ông mất khí tiết đều là vấn đề rất quan trọng. Nói một cách cụ thể, khuất phục kẻ thù (từ gốc ‘biến tiết’) chính là sự phản bội và đầu hàng kẻ thù, ý nghĩa của nó tương đối rõ ràng. Cái gọi là ‘mất khí tiết’ đề cập đến các hành vi như nhỏ thì là đánh mất quốc cách (tôn nghiêm và thể diện của quốc gia), nhân cách, lớn thì là bán đứng bí mật quốc gia.

Có vẻ như ông Ngụy Phượng Hòa, với tư cách là cựu chỉ huy của Quân chủng Tên lửa, cũng gặp phải những vấn đề tương tự như ông Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao) và các quan chức cấp cao khác của Quân chủng Tên lửa: “Tất cả họ đều có thể liên quan đến thông đồng với kẻ địch và làm rò rỉ bí mật”.

“Đây là lý do khiến ông Tập Cận Bình tức giận nhưng không thể nói ra được.” Ngay cả trong Quân ủy Trung ương cũng có những phần tử thông đồng với kẻ địch và phản bội. Đây tất nhiên là một nỗi xấu hổ lớn đối với ông Tập. “Nó cho thấy mức độ kiểm soát quân đội của ông ấy, ngay cả cấp tướng lĩnh gần gũi với ông ấy cũng không đáng tin cậy.” 

Stalin trúng “kế ly gián” dẫn đến thanh trừng quân đội Liên Xô

Ông Văn Chiêu chỉ ra rằng Stalin bắt đầu cuộc thanh trừng quân đội Liên Xô vào năm 1936 “bởi vì ông ấy tin rằng có một tổ chức bí mật nhắm vào ông ấy và một nhóm nhỏ chống đối ông ấy trong giới chỉ huy quân đội Liên Xô.”

Trên thực tế, bản thân đây là một kế hoạch ly gián của Đức. “Hitler muốn Stalin tin rằng quân đội Liên Xô không trung thành với ông ta, từ đó tạo ra một số ảo tưởng, như thể một số người đứng đầu quân đội Liên Xô đang bí mật liên lạc với Đức.”

Để đạt được mục đích, cơ quan tình báo Đức đã giả mạo một “bức thư viết tay” giữa Tukhachevsky (Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky, chỉ huy Hồng quân Liên Xô) và Đức. Nhưng cái gọi là tội trạng này không được giao trực tiếp cho Stalin. Vì nếu giao trực tiếp cho Stalin thì ông ta chưa chắc đã tin vì tính đa nghi. Thay vào đó, những tin đồn lần đầu tiên được tiết lộ cho Stalin thông qua Séc và Pháp với tư cách là người trung gian. Sau đó Tổng thống Séc Beneš có được “bản viết tay” của Tukhachevsky. Rồi ông Beneš lại giao nó cho Stalin.

Điều này dẫn đến cái chết của Nguyên soái (Thống chế) Tukhachevsky, một thiên tài chỉ huy quân đội Liên Xô vào năm 1937. Cuộc thanh trừng quân đội Liên Xô cũng bùng nổ nằm ngoài tầm kiểm soát. 3 trong số 5 nguyên soái đã bị xử tử.

Điều thú vị là ông Tukhachevsky và ông Alexander Yegorov bị hành quyết, bị rất nhiều người cho rằng có huyết thống người Do Thái.

Ông Văn Thiệu nói, “Vậy bạn có nghĩ người Do Thái sẽ giúp đỡ Hitler không? Lời buộc tội này có đáng tin không?”

“Nhưng khi một người rơi vào nỗi ám ảnh, ông ta sẽ phát triển một mạch não kỳ lạ.” Stalin cảm thấy rằng chỉ vì họ là người Do Thái, nên hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ chắc chắn sẽ không giúp đỡ Hitler, vì vậy rất có thể họ sẽ làm những việc giúp đỡ Hitler để lấy lòng tin của ông ta.

Quân Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ có thể đối mặt với thảm họa

Ông Văn Thiệu nói rằng điều thú vị là trang Politico của Mỹ năm ngoái đã phơi bày thông tin, “Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 6 năm ngoái và chính ông là người đã nói với ông Tập Cận Bình về việc ông Tần Cương và lãnh đạo cấp cao của Quân chủng Tên lửa tiết lộ tình báo cho Mỹ.”

Thậm chí, diễn biến của câu chuyện này còn khá giống với cuộc Đại thanh trừng của Quân đội Liên Xô những năm 1930. Nó gần giống như quá trình Tổng thống Séc Beneš cung cấp bản viết tay của Tukhachevsky cho Stalin vào năm 1936.

Người ta nói lịch sử không lặp lại, nó chỉ giống nhau về vần điệu mà thôi. Các vần điệu vẫn phải được tạo lại mới, và bây giờ ngay cả quá trình sáng tạo cũng bị lược bỏ. “Tôi thậm chí còn tự hỏi liệu đó có phải là một kế hoạch phản gián của CIA, giống như cơ quan tình báo Đức những năm 1930 hay không”.

Nếu ông Tập Cận Bình thực sự tin rằng trong giới lãnh đạo cấp cao của quân đội có một tổ chức bí mật nhắm vào ông, thì các cuộc thanh trừng sẽ không dễ dàng dừng lại. “Tầng chỉ huy Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ sẽ đối mặt với thảm họa giống như quân đội Liên Xô những năm 1930”. Hơn nữa, thông lệ không kết án tử hình các quan chức cấp cao sau khi họ phạm tội có khả năng bị hủy bỏ.

Nếu Chủ tịch Tập tin rằng có âm mưu giết mình, vậy thì trước tiên ông phải giết những kẻ chủ mưu. Nếu không, nó sẽ không có tác dụng cảnh cáo, răn đe.