Đại hội 20 ĐCSTQ: Ông Tập áp đặt “Trung Quốc mộng” lên người Đài Loan?
- Lý Giai Kỳ
- •
Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20 ĐCSTQ) đã khai mạc vào ngày 16/10. Phiên bản đầy đủ của báo cáo đề cập đến các vấn đề Đài Loan nói về “thống nhất hòa bình”, “một quốc gia, hai chế độ”, không từ bỏ việc sử dụng vũ lực, v.v. Về vấn đề này, tổ chức dân sự Đài Loan đã chỉ trích chính quyền Tập Cận Bình cố gắng áp đặt “Trung Quốc mộng” lên người Đài Loan, người Đài Loan sẽ không đồng tình.
Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đọc báo cáo trước Đại hội 20. Khi nói về vấn đề Đài Loan, ông một lần nữa nhấn mạnh rằng “đồng bào hai bờ của eo biển tâm linh hợp nhau”, đồng thời tuyên bố ông “không hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực”.
Đáp lại, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Đài Loan Trương Đôn Hàm (Xavier Chang), trong cùng ngày (16/10) đã trả lời rằng đội ngũ an ninh quốc gia (Đài Loan) đã nắm bắt chặt chẽ tình hình liên quan và sẽ tiếp tục chú ý theo dõi. Tổng thống Thái Anh Văn đã thể hiện rõ quan điểm của Đài Loan trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh Đài Loan năm nay, đó là tiếp tục giữ vững lập trường “4 kiên trì” và tăng cường “4 tính bền bỉ”, không chỉ đưa Đài Loan trở thành Đài Loan của thế giới, mà còn mang lại cho thế giới một Đài Loan tốt đẹp hơn.
Ông Trương Đôn Hàm cũng nhắc lại rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, dân chủ và tự do là niềm tin và sự kiên trì theo đuổi của người dân Đài Loan. Dư luận chính thống ở Đài Loan cũng kiên định từ chối “một quốc gia, hai chế độ”. Lập trường của Đài Loan rất vững chắc, người dân Đài Loan nhất trí không nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ, tự do dân chủ không thỏa hiệp và sử dụng vũ trang (xung đột bạo lực) tuyệt đối không phải là lựa chọn cho 2 bờ eo biển. Đây là nhận thức chung của người dân Đài Loan.
Ông Trương cho biết như Tổng thống Thái Anh Văn đã nhấn mạnh, theo nguyên tắc lý tính, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chúng tôi cũng sẵn sàng làm việc với chính quyền Bắc Kinh để tìm ra một cách thức mà cả 2 bên cùng chấp nhận được để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và khu vực là trách nhiệm chung của cả hai bờ eo biển (Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục).
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, một ngày trước đó, ông Tôn Nghiệp Lễ (Sun Yeli), người phát ngôn của Đại hội 20 ĐCSTQ, nói rằng nếu có bất kỳ khả năng nào về một giải pháp hòa bình, Bắc Kinh sẽ tạo ra một không gian rộng rãi để thống nhất hòa bình. Phương thức phi hòa bình là lựa chọn cuối cùng trong tình huống bất đắc dĩ.
Ông Tôn Nghiệp Lễ một lần nữa nhắc lại rằng phía Trung Quốc không cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực, bảo lưu việc lựa chọn tất cả các biện pháp cần thiết, nhắm vào “sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và một số lượng rất nhỏ những phần tử được gọi là Đài Loan độc lập và các hoạt động ly khai của họ, không nhằm vào đồng bào Đài Loan”. Mục đích là “duy trì và bảo vệ triển vọng và thúc đẩy tiến trình hòa bình thống nhất”.
Nhiều kênh truyền thông quốc tế đưa tin, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng vấn đề Đài Loan không thể cứ trì hoãn mà không giải quyết. Ngoại giới phổ biến cho rằng việc ông Tập tái đắc cử thành công có thể đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đẩy nhanh thực thi hành động thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Về vấn đề này, Quỹ Hiến pháp mới Đài Loan (Taiwan New Constitution Foundation) đã ra một thông cáo báo chí nói rằng Đài Loan ngày nay đã là một quốc gia dân chủ độc lập và có chủ quyền, những luận điệu của Bắc Kinh là mánh khóe dối trá, lừa gạt. Đại đa số người dân Đài Loan đều từ chối sự thống trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, họ (người dân Đài Loan) đều là “độc lập”, là đối tượng mà ông muốn sự xâm lược quân sự, họ hoàn toàn không phải cái mà ông gọi là “một con số rất nhỏ những người ly khai Đài Loan đòi độc lập”. Chính quyền Bắc Kinh đang cố phân hóa xã hội Đài Loan, và những lời nói nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân sẽ không thành công.
Ông Lâm Nghi Chính (Lin Yi-cheng), giám đốc điều hành của Quỹ Hiến pháp mới Đài Loan, nói rằng không quốc gia nào có thể tước quyền tự quyết định vận mệnh của người dân Đài Loan. Ông Tập Cận Bình tuyên bố “giải quyết vấn đề Đài Loan là việc của bản thân người Trung Quốc, cần do người Trung Quốc quyết định”, ông ấy là đang sống trong vũ trụ song song (ảo tưởng) của mình, cố gắng áp đặt “Trung Quốc mộng” của chính mình lên người Đài Loan, dân ý Đài Loan sẽ không đồng tình, và ĐCSTQ sẽ không đạt được mục đích.
Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC), một nhóm nghị sĩ từ khoảng 30 quốc gia, đã ra tuyên bố vào ngày 14/10, chỉ trích rằng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn ở Tân Cương và vi phạm các thỏa thuận quốc tế về Hồng Kông. Ngầm ủng hộ hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine và leo thang các mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan. Sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, Chính phủ Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với nhân quyền và trật tự quốc tế hòa bình và ổn định.
IPAC cho biết, việc tập trung quyền lực của ông Tập Cận Bình là điều duy nhất được thấy kể từ thời Mao Trạch Đông. Vào thời điểm quan trọng này, IPAC đồng tại cùng tất cả những người bị ĐCSTQ áp bức.
Tờ Liberty Times tại Đài Loan đưa tin, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa của Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cũng đã ra một tuyên bố vào ngày 14/10, lên án “ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình ngày nay hoạt động mạnh và táo bạo hơn so với trước đây”.
Về phần Đài Loan, tuyên bố nói rằng một quốc gia thực sự dốc sức “ứng phó với các thách thức an ninh toàn cầu” sẽ không lấy chiến tranh ra đe dọa “giống như những gì ông Tập Cận Bình đang làm với Đài Loan”.
Tuyên bố còn nói: “Ông Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ ba và sẽ chỉ tiếp tục con đường áp bức, cưỡng ép kinh tế và gây bất ổn khu vực”, “quyết sách hội nghị này (Đại hội 20 của ĐCSTQ) đưa ra, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ và đồng minh của Mỹ”.
Từ khóa Dòng sự kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan Trung Quốc thống nhất Đài Loan Đại hội 20 ĐCSTQ Đài Loan