Gần 5000 học sinh biểu tình tại một trường học ở Trung Quốc
- Lý Mộc Tử
- •
Tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) hôm 2/9 nổ ra “phong trào học sinh” tại Trường Trung học phổ thông Số 1 Vĩnh Thành vì nhà trường tùy tiện giảm số ngày nghỉ. Khoảng 5000 học sinh tụ tập trước tòa nhà giảng dạy để phản đối, dùng loa phóng thanh và giăng biểu ngữ….
Theo nhiều video được cộng đồng mạng Trung Quốc đăng tải, vào ngày 2/9 tại Trường Trung học Phổ thông Số 1 ở thành phố Vĩnh Thành tỉnh Hà Nam đã nổ ra “phong trào học sinh”. Nguyên nhân được cho là nhà trường đã tự ý thay đổi từ ban đầu 2 tuần có một ngày nghỉ thành 3 tuần, khiến học sinh không chịu. Lúc đầu, học sinh chỉ phản đối bằng cách dán những băng rôn viết chữ lớn, nhưng việc nhà trường dùng báo che lại khiến nhiều học sinh đã kéo đến khu giảng dạy để phản đối, học sinh còn soạn thảo văn bản phản đối “Khởi nghĩa 92” (ngày 2/9).
9月2日,河南省永城市永城一中爆发学生运动。因校方肆意更改假期,取消学生“小星期”,将原本两周一休的“大星期”更改为三周一休,导致学生强烈不满。起初,学生们只是通过张贴大字报抗议,但是被校方遮盖,最终引发大量学生聚集前往教学楼进行抗议,学生们称之为“九二起义”。 pic.twitter.com/UrMnLVoPao
— NFSC Forever (@NFSCForever) September 3, 2023
Cộng đồng mạng chia sẻ nội dung văn bản phản đối “Khởi nghĩa 92” viết tay chỉ ra, Trường Trung học Số 1 Vĩnh Thành đã phát động nổi dậy quy mô lớn, nguyên nhân vì nhà trường đã tự ý thay đổi từ ban đầu mỗi tuần có một ngày nghỉ thành 3 tuần mới được nghỉ một ngày… Văn bản phản đối cho hay, “Tất nhiên ở đâu có áp bức thì ở đó có phản kháng, học sinh trường chúng tôi đã cùng nhau nổi dậy…. Chúng tôi đã dán lên cột những khẩu hiệu yêu cầu trả lại ngày nghỉ, giống như phương Tây không thể sống thiếu Jerusalem, Sơn Đông không thể sống thiếu Thanh Đảo…. Thế nhưng nhà trường đã dùng nhiều tờ báo để che các tấm áp phích”.
Văn bản phản đối chỉ ra rằng việc nhà trường che lại những áp phích chữ đó là bỏ qua cả nguyện vọng chung của hàng ngàn học sinh. Vì vậy, các học sinh phải phá bỏ và dán lại những áp phích chữ phản đối….
Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận: “Đừng bao giờ khiến học sinh tức giận, họ là tương lai”, “Họ biết cách đấu tranh cho quyền lợi của mình, họ thật tuyệt vời!”
Một số cư dân mạng tỏ ra đồng cảm với các em học sinh: “Đi học còn mệt hơn đi làm”, “Người trẻ cũng cần được nghỉ ngơi. Các bạn dư luận viên nhí có thấy không? Tại sao các bạn không giúp đỡ đồng bào của mình?”…
Cũng có người thẳng thắn hô hào: “ĐCSTQ nên giải tán, Tập Cận Bình nên từ chức. Tổ chức không có cải cách thể chế là tổ chức vô dụng. Chỉ cần người dân tập hợp lại với nhau thì khả năng nào cũng có thể”…
Có cư dân mạng tổng kết về quá trình của sự kiện này, nói rằng “hiện trường có học sinh phát biểu, có học sinh bị bắt”. Tối ngày 2/9, học sinh dán áp phích và phát biểu ở sảnh lớn của trường, giành được “các tràng vỗ tay nồng nhiệt”, khơi gợi “nhiệt tình phản kháng của học sinh”. Phương thức khởi nghĩa là sử dụng cách gửi thư ý kiến, dán áp phích lớn, phát biểu, phát bài “Thường xuyên về nhà” trên loa phát thanh và vẫy biểu ngữ, v.v.
Tuy nhiên, nhà trường đã bố trí giáo viên dọa nạt học sinh ở chỗ bảng thông báo, đồng thời “quay phim ghi hình học sinh nổi dậy”, hậu quả là toàn bộ áp phích có chữ lớn bị xé bỏ, “một số học sinh bị bắt”, “nhà trường thẹn quá hoá giận”, nên đã yêu cầu “điều tra, theo dõi, sàng lọc một số học sinh nổi loạn”, đuổi những học sinh dự thính và xử lý học sinh của trường.
Thông tin công khai cho thấy Trường Trung học phổ thông Số 1 Hà Nam là trường trung học kiểu mẫu của tỉnh Hà Nam, là cơ sở nguồn của sinh viên Đại học Mỏ Trung Quốc, cũng là cơ sở đào tạo sinh viên nghệ thuật Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Đây là một dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm của Viện nghiên cứu khoa học trung ương Trung Quốc và của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Trường được chia làm hai cơ sở, cơ sở phía Đông thành lập năm 1949 và cơ sở phía Tây thành lập năm 2002. Hiện nay trường có 498 giảng viên và nhân viên, nhưng số lượng học sinh trong trường không xác định cụ thể.
Từ khóa Dòng sự kiện Học sinh Trung Quốc Thanh niên Trung Quốc Giới trẻ Trung Quốc