Hơn 1000 bức ảnh sự kiện Lục Tứ cách đây 30 năm được công bố (P5)
- Trí Đạt
- •
Khoảng thời gian cuối Xuân và đầu Hạ năm 1989, bắt đầu từ Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã bùng phát “phong trào tự do dân chủ” của sinh viên yêu nước đã gây chấn động thế giới, một sinh viên tại Bắc Kinh đã tham gia toàn bộ quá trình này và dùng máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, đồng thời cũng chứng kiến lòng yêu nước nhiệt tình của sinh viên và người dân Bắc Kinh, và sau đó là đại hảm sát “Lục Tứ” tàn nhẫn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn che giấu sự thật, gán tội cho cuộc kháng nghị hòa bình của sinh viên thành “bạo loạn phản cách mạng”, đồng thời cũng phủ nhận việc quân đội nổ súng giết người.
Sống ở nước ngoài nhiều năm, Lưu Kiến đã hiểu được mình bị ĐCSTQ tẩy não, nên quyết tâm vạch trần sự dối trá và bức hại của ĐCSTQ. “Là người Trung Quốc, là người đích thân trải qua thời khắc đó, chúng ta có nghĩa vụ nói sự thật cho mọi người, để cho thế hệ sau biết được chân tướng.”; “Không thể xóa sạch lịch sử! Không có chính phủ nào có thể xóa sạch lịch sử được.”, Lưu Kiến (Liu Jian, một sinh viên tham gia vào phong trào năm 1989 khi mới 19 tuổi) chia sẻ.
Lưu Kiến hiện lưu giữ 2000 bức ảnh về sự kiện “Lục Tứ”, gần đây ông đã trao quyền công bố những bức ảnh này cho tờ Epoch Times và Đài Truyền hình NTD (New Tang Dynasty Television).
Toàn bộ quá trình sự kiện “Lục Tứ”, có tự thuật của Lưu Kiến, cũng có trích dẫn nội dung trong cuốn sách “Đại sự ký Sự kiện Thiên An Môn” của Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua, một người đích thân trải qua sự kiện thảm sát đẫm máu này).
(Xem thêm: Hơn 1000 bức ảnh sự kiện Lục Tứ cách đây 30 năm được công bố Phần 1, Phần 2, Phần 3, phần 4)
Sinh viên tuyệt thực kháng nghị buộc chính phủ phải đồng ý đối thoại
Khoảng 2 giờ chiều ngày 13/5/1989, hơn 300 sinh viên từ 13 trường đại học như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Chính trị và Pháp luật, tham gia tuyệt thực thỉnh nguyện và bắt đầu diễu hành đến Quảng trường Thiên An Môn. Đến 17h40, sau khi phát động, phong trào tuyệt thực đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Các sinh viên yêu cầu chính phủ nhanh chóng tổ chức đối thoại bình đẳng cùng đoàn đại biểu sinh viên các trường cao đẳng đại học tại Bắc Kinh, yêu cầu tính chính danh cho phong trào sinh viên lần này, khẳng định rằng đây là một phong trào sinh viên yêu yêu nước đòi dân chủ.
Áp lực từ yêu cầu trên, 2h30 rạng sáng ngày 14/5, các quan chức của ĐCSTQ như Lý Thiết Ánh, Lý Tích Minh, Trần Hy Đồng nhận lệnh đến Quảng trường Thiên An Môn để khuyên giải các sinh viên trở về trường, một vài sinh viên hô lớn một cách đầy kích động: “Quá muộn rồi, quá muộn rồi”, “Biết trước có ngày này, thì lúc đầu việc gì phải thế?”.
Số sinh viên tuyệt thực đã tăng nhanh lên hơn 1000 người, sáng 14/5, số lượng sinh viên và người dân tập trung trên Quảng trường Thiên An Môn vượt qua 20.000 người. Đến tối, con số lên đến hơn 100.000 người. Người trong các ngành nghề khác nhau cũng đồng tình và ủng các hộ sinh viên tuyệt thực, giới tri thức thành phố cũng hưởng ứng đặc biệt mạnh mẽ.
Các trường đại học ở Bắc Kinh lại một tiếp bãi khoá để ủng hộ sinh viên tuyệt thực thỉnh nguyện, một số giáo viên của các trường như Đại Học Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Bắc Kinh cũng “phát động toàn thể giáo viên ngừng dạy”, đề xuất: “ Trước 11h đêm nay, nếu chính phủ không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên thì ngày 15/4 sẽ ngừng dạy”.
Đoàn giáo viên đầu tiên tiến đến quảng trường Thiên An Môn lên tiếng ủng hộ phong trào là các giáo trẻ của một số trường tại Bắc kinh, rất nhiều giáo viên và sinh viên đã ôm nhau khóc. Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi của trường Đại học Chính trị và Pháp luật cũng diễu hành xung quanh quảng trường, hô lớn khẩu hiệu “Chúng tôi đồng hành cùng sinh viên”, “Chúng tôi tự hào về các sinh viên”.
Người dân Bắc Kinh cũng mang đến nước sôi, nước ngọt, kẹo và dược phẩm cho các sinh viên tuyệt thực.
Sau khi tin tức về phong trào tuyệt thực được lan rộng, không chỉ các phóng viên trong nước, cả các phóng viên nước ngoài cũng đến Quảng trường Thiên An Môn, bày tỏ sự quan tâm đến các sinh viên tuyệt thực trên quảng trường.
Đến khoảng 10h đêm ngày 13/5, trên quảng trường Thiên An Môn khi ấy có khoảng hơn mười sinh viên tuyệt thực bị ngất xỉu, co thắt dạ dày và được đưa đến trung tâm cấp cứu trong thành phố để cấp cứu.
Triệu Tử Dương, Dương Thượng Côn, Lý Bằng, Kiều Thạch, Hồ Khải Lập, tiếp tục tiến hành bàn bạc khẩn cấp, quyết định đối thoại cùng đại diện của hơn 30 trường đại học, cao đẳng trong thủ đô.
Chiều ngày 14/5, Lý Thiết Ánh, Diêm Minh Phục, Uý Kiện Hành tiến hành đối thoại với hàng chục đại diện đoàn đối thoại sinh viên và đại diện sinh viên tuyệt thực. Nhưng do không đáp ứng được hai yêu cầu của sinh viên về việc sửa lại kết luận sai đối với phong trào sinh viên và trực tiếp hiện trường kháng nghị trên truyền hình, nên đối thoại đã bị gián đoạn.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Thiên An Môn Thảm sát Thiên An Môn Lục Tứ