Tại lễ khai mạc Paralympic Mùa đông Bắc Kinh 2022 hôm 4/3, ông Andrew Parsons, chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC), đã kêu gọi thế giới hòa bình, phản đối chiến tranh và xâm lược, nhưng đã bị Đài CCTV kiểm duyệt, không chỉ không có bản dịch đồng bộ, mà ngay cả bản dịch ngôn ngữ ký hiệu cũng đã bị buộc phải đình chỉ.

Embed from Getty Images

Bài phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế, ông Andrew Parsons tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã bị CCTV “tắt tiếng”. (Ảnh: Ryan Pierse/Getty Images).

Bài phát biểu của chủ tịch IPC kêu gọi hòa bình đã bị CCTV “tắt tiếng”

Trong bài phát biểu của mình, chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons nói: “Tối nay, tôi muốn bắt đầu với một thông điệp về hòa bình. Là người lãnh đạo của một tổ chức có giá trị cốt lõi là sự hòa nhập, ở đây để tôn vinh sự đa dạng của cuộc sống và đón nhận những khác biệt của mỗi cá thể, nhưng tôi bị sốc trước những gì đang xảy ra trên thế giới.”

Ông Parsons đề cập rằng Thỏa thuận hưu chiến Olympic (Olympic Truce) trong Olympic và Paralympic là một nghị quyết của Liên Hợp Quốc được 193 quốc gia thành viên thông qua tại kỳ họp thứ 76, và nó phải được tôn trọng và tuân thủ, không được vi phạm. Ông cũng nói, “Thế kỷ 21 nên là kỷ nguyên của đối thoại và ngoại giao, không phải kỷ nguyên của chiến tranh và hận thù.” Vị Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế người Brazil nói xong còn giơ 2 nắm tay lên và  hô lớn “Hòa bình!”.

Tuy nhiên, các hãng tin lớn như Reuters, Sankei Shimbun của Nhật Bản và South China Morning Post tại Hồng Kông đều nhận thấy rằng khi ông Parsons nói về nội dung liên quan đến chống chiến tranh, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã không thực hiện phiên dịch đồng bộ và thậm chí phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cũng bị đình chỉ, sau đó nội dung dịch khẩu ngữ cũng khác với lời gốc của ông Parsons. Ngày hôm sau, tờ “Nhật báo Bắc Kinh” đăng lại toàn văn bài phát biểu khai mạc của ông Parsons từ Tân Hoa Xã, đã xóa nội dung phản chiến ở phần đầu, và từ “hòa bình” mà ông hô lớn ở cuối bài phát biểu cũng không xuất hiện trong bản tin trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục.

Về vấn đề này, ngày 5/3, tờ Bloomberg News dẫn lời một phát ngôn viên của Ủy ban Paralympic Quốc tế cho biết: “Chúng tôi đã biết về báo cáo liên quan và đã yêu cầu CCTV giải thích về về việc này.”

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, nhiều cuộc thi thể thao đã loại trừ Nga và nước ủng hộ Nga là Belarus. Ban đầu, IPC cho phép các vận động viên của Nga và Belarus dùng “thân phận trung lập” để tham gia thi đấu Paralympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, nhưng trước sự phản kháng mạnh mẽ của các đoàn và vận động viên từ nhiều quốc gia, IPC đã cấm vận động viên của 2 nước này tham gia. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ không nói gì về việc này, cơ quan quản lý mạng internet của Trung Quốc cũng đã chặn không cho tin tức này lan truyền trên các nền tảng xã hội tại Đại Lục. Truyền thông tại Đại Lục cũng không báo cáo tin tức liên quan đến quyết định này của IPC, cho đến 10h tối ngày diễn ra lễ khai mạc, CCTV mới đưa tin về việc vận động viên Belarus và Nga bị hủy tham gia thi đấu.

Một số cư dân mạng không khỏi chế nhạo: “Đây là kết quả của việc bạn cho phép một quốc gia độc tài đăng cai Thế vận hội”.

“Chủ tịch Trung Hoa Dân Quốc Tập Cận Bình” thu hút sự chú ý

Ngoài ra, một đoạn trong bài phát biểu khai mạc của ông Parsons đã thu hút được sự chú ý.

Theo Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đưa tin, trong bài phát biểu khai mạc, ông Parsons gọi ông Tập Cận Bình là “Chủ tịch Trung Hoa Dân Quốc”. Về vấn đề này, Craig Spence, phát ngôn viên của Ủy ban Paralympic Quốc tế, đồng thời là giám đốc thương hiệu và công chúng, cũng trả lời tại một cuộc họp báo vào ngày 5/3: “Như bạn đã nhận thấy, trong bài phát biểu của ông ấy (Parsons) có một câu lỡ lời”, “ý ông ấy là ‘Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’, tối qua ông ấy rất kích động”.

Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh riêng biệt và khẳng định chủ quyền của mình đối với Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan khẳng định địa vị chủ quyền độc lập của Trung Hoa Dân Quốc.

Theo thông tin công khai, ông Tưởng Giới Thạch luôn là nòng cốt về quân sự và chính trị trong thời đại Trung Hoa Dân Quốc. Ông đã lãnh đạo Quốc dân đảng Bắc phạt, kháng chiến và việc bãi bỏ hiệp ước bất bình đẳng, khiến Trung Quốc từ một mớ hỗn độn trở thành nước đứng thứ 4 thế giới, đồng thời xây dựng khung chính phủ thượng tầng kinh tế và chính trị cho một đất nước hiện đại. Nhưng đến năm 1949, Quốc dân đảng do ông lãnh đạo đã để mất Đại Lục và phải rút về Đài Loan, sau khi rút kinh nghiệm xương máu, ông kiên trì tiếp nối văn hóa truyền thống Trung Hoa. Cả đời ông làm theo di nguyện của Quốc phụ Tôn Trung Sơn, phấn đấu thống nhất Trung Quốc để thực hiện chủ nghĩa Tam dân.