Kỷ niệm 23 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, cũng là ngày “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” có hiệu lực, chính thức khai tử “một quốc gia, hai chế độ”, chôn vùi vị thế Hồng Kông trên trường quốc tế. Ngày 1/7, người dân Hồng Kông một lần nữa cùng nhau xuống đường phản đối, họ bị bắt bớ sau khi cảnh sát lục soát thấy các khẩu hiệu vi phạm luật an ninh quốc gia. Trong bài phát biểu tại buổi tiệc mừng kỷ niệm ngày chuyển giao chủ quyền, Đặc khu trưởng Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) “nghẹn ngào” cảm ơn chính quyền trung ương đã tin tưởng bà. Cư dân mạng Hồng Kông lên án bà Lâm phản bội Hồng Kông, là người không chút liêm sỉ.

lam trinh nguyet nga
Trong tiệc chiêu đãi kỷ niệm 23 năm ngày chuyển giao chủ quyền, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga “nghẹn ngào” cảm ơn chính quyền trung ương đã tín nhiệm. Người dân Hồng Kông đã dành cho bà không ít lời trách mắng. (Ảnh: Ảnh cắt từ video / Apple Daily).

11 giờ tối ngày 30/6/2020, Chính phủ Hồng Kông và Tân Hoa Xã đồng thời công bố, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được Ủy ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc thông qua cùng ngày, có hiệu lực ngay lập tức. Luật này được công bố có tổng cộng 6 chương và 66 điều, gây áp lực nghiêm trọng hơn so với dự tính trước đây. Ngoài việc nhắc đến các tội “lật đổ”, “chia rẽ”“cấu kết” đặc sắc xã hội chủ nghĩa ra, còn có án cao nhất là tù chung thân. Nhân viên an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc đóng tại Hồng Kông có thể hoạt động ở Hồng Kông mà không cần thông qua cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông, một số trường hợp có thể bắt người tại Hồng Kông và đưa sang Đại Lục. Các điều khoản còn điều chỉnh hành vi của những người không phải là người Hồng Kông nếu họ vi phạm Luật này ngoài Đặc khu hành chính Hồng Kông, phạm vi ảnh hưởng bao trùm toàn thế giới, gây sốc cho Hồng Kông và cộng đồng quốc tế.

Ngày 1/7, ngày đầu tiên Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông có hiệu lực, người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục kiên trì đấu tranh chống lại luật tà ác này, nhưng họ lần nữa bị đàn áp mạnh mẽ. Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ khoảng 370 người. Trong đó có 10 người chỉ vì đã bị lục soát thấy, hoặc giương cao hoặc dán các biểu ngữ, khẩu hiệu “Hồng Kông độc lập”, “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, v.v, và bị quy là vi phạm Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, bị bắt và phải đối mặt với các hình phạt hà khắc.

Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông, ông Lạc Huệ Ninh đã có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Lạc mô tả luật này như “thanh kiếm treo cao” đối với “một số rất ít người” gây nguy hại an ninh quốc gia, đồng thời còn ca ngợi đây là “một bước ngoặt” lớn đưa Hồng Kông hỗn loạn về trong trật tự, đồng thời là “cột mốc quan trọng” trong việc thực hiện “một quốc gia, hai chế độ”.

Bà Lâm: Đã phải chịu đựng áp lực công kích chưa từng có, cảm ơn sự hỗ trợ từ Bắc Kinh 

Tại tiệc chiêu đãi kỷ niệm 23 năm ngày bàn giao chủ quyền Hồng Kông, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã không ngừng ca ngợi chính quyền trung ương và Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông, xem đây là một “bước lịch sử” cải thiện hệ thống bảo vệ chủ quyền và bảo toàn chế độ tại Hồng Kông. Bà nói thêm, nhiều tháng qua, các tổ chức nước ngoài và người dân bản địa đã dùng mọi cách để phỉ báng và tấn công ác ý việc lập pháp, bà cùng đội ngũ của mình đã phải nỗ lực nói rõ tính hợp pháp của của việc lập pháp trên nhiều phương diện. Đồng thời bà cũng cảm ơn “gần ba triệu” công dân thành phố đã ký tên ủng hộ lập pháp trên đường phố và trực tuyến.

Ngày 1/7 này, bà Lâm giữ chức Trưởng Đặc khu tròn ba năm. Kể từ chiến dịch “chống Dự luật Dẫn độ”, bà Lâm đã trở thành Trưởng Đặc trưởng tai tiếng nhất trong số các Trưởng Đặc khu. Tại buổi tiệc chiêu đãi, bà Lâm nói rằng, năm vừa qua là năm thử thách khốc liệt nhất trong sự nghiệp chính trị 40 năm của bà. Cá nhân bà đã phải chịu đựng một cuộc tấn công nặng nề chưa từng có. Lúc này giọng bà lắng xuống, cảm ơn chính quyền trung ương đã tin tưởng và không ngừng ủng hộ. Bà cũng nói rằng, với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, bà tin rằng những ngày khó khăn này sẽ qua, “sau mưa bão nhất định sẽ gặp lại cầu vồng”. Hồng Kông trải qua một năm bất ổn về chính trị và xã hội, nhất định sẽ “hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai”.

Bà Lâm thừa nhận rằng không dễ để bước ra khỏi khó khăn chính trị, các vấn đề sau dịch bệnh và xây dựng lại danh tiếng quốc tế cho Hồng Kông trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ, nhưng bà hy vọng mọi người có thể gạt bỏ những bất đồng và cùng tạo ra một tương lai huy hoàng.

Là một trong những người dốc sức thúc đẩy luật tà ác, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã nghẹn ngào cảm ơn Bắc Kinh, nhưng cũng vì thế mà khơi dậy sự bất mãn của người dân Hồng Kông. Cư dân mạng đã chỉ ra rằng sửa đổi “điều luật đào phạm” (điều luật về tội phạm bỏ trốn, hay dự luật Dẫn độ) do bà thúc đẩy đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, khiến người dân Hồng Kông phải trải qua “một năm đau khổ nhất”, “Bản mặt tội lỗi của bà, còn mặt mũi nào ở đây phát biểu chứ?”;Bà ta còn cảm thấy như thể bản thân chịu ủy khuất lớn vậy!”. Một số cư dân mạng tức giận mắng “Không biết liêm sỉ, mang lại tai họa cho Hồng Kông, ức hiếp dân chúng, đúng là chúa cơ hội!”, “Đâu ra cầu vồng? Cút xuống địa ngục đi!”

4 nhân viên báo Epoch Times Hồng Kông bị bắt giữ, kêu gọi trả tự do ngay lập tức

25d15b4e64705e26432cbfa100dcef88
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ cô Trương Diễm, nhân viên Epoch Times tại phố Paterson ở Hồng Kông. (Ảnh: Epoch Times Hồng Kông).

Khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 1/7, trong lúc cảnh sát vây bắt người biểu tình, có 4 nhân viên của tờ Epoch Times Hồng Kông cũng bị bắt đưa lên xe cảnh sát và bị đưa đi. Trong số họ có một người đã cao tuổi, gia đình đang rất lo lắng. Hãng tin đã liên lạc với luật sư và được biết cả bốn nhân viên này đang bị giam giữ tại Sở cảnh sát North Point, Hồng Kông.

Epoch Times lên án mạnh mẽ phía cảnh sát vì đã bắt bớ những nhân viên của Epoch Times Hồng Kông một cách bừa bãi, đồng thời yêu cầu thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người đã bị bắt.

Dưới đây là tên của những người bị bắt và địa điểm cùng thời gian bị bắt:

1. Cô Trần Tiểu Quyên:

Địa điểm bắt giữ: Nhà hát SOHO, Causeway Bay, Hồng Kông.

Thời gian bắt giữ: 16 giờ 30 phút chiều 1/7.

2. Cô Trương Diễm:

Địa điểm bắt giữ: cạnh cửa hàng H&M, phố Paterson, Hồng Kông.

Thời gian bắt giữ:  14 giờ 30 phút ngày 1/7.

3. Cô Khâu Tú Châu:

Địa điểm bắt giữ: Cửa hàng bách hóa Sogo, đường Lockhart, Causeway Bay, Hồng Kông.

Thời gian bắt giữ: 15 giờ 1/7.

4. Cô Vương Kim Hương, địa điểm và thời gian bắt giữ chưa được công khai, đang bị giam giữ Sở cảnh sát North Point.

Tối ngày 2/7, sau khi nộp 500 đô la Hồng Kông tiền bảo lãnh, họ lần lượt rời khỏi đồn cảnh sát.

Cô Trương cho biết, khi đó cảnh sát dùng dây thít để trói hai tay họ mọi người lại, sau đó mọi người được đưa lên xe và chở đến đồn cảnh sát.

Trong cùng thời gian đó có rất nhiều người bị bắt, cảnh sát bố trí cho những người bị bắt ở một bãi đất trống gần đồn cảnh sát.  Cả 4 nhân viên phát báo của Epoch Times phải ở một đêm ở bãi đất trống đó.

Cảnh sát yêu cầu họ ngày 4/8 quay trở lại đồn cảnh sát để trình diện.

Về việc 4 nhân viên phát báo của Epoch Times được trả tự do, Epoch Times Hồng Kông cảm ơn cộng đồng quốc tế và nhân sĩ các giới tại Hồng Kông đã quan tâm và ủng hộ.

Người phát ngôn Epoch Times Hồng Kông, bà Ngô Tuyết Nhi cho biết, bà cảm ơn bạn bè các giới đã kịp thời giúp đỡ. Epoch Times lên án hành vi lạm dụng bắt người của cảnh sát Hồng Kông, lần lạm dụng bắt bớ này đang hủy hoại tự do ngôn luận, tự do báo chí và nhân quyền cơ bản, những điều vốn chỉ còn sót lại rất ít tại Hồng Kông hiện nay.

Bà nói: “Bấy lâu nay, Epoch Times tuân theo thiên chức của truyền thông độc lập, báo cáo đúng sự thực hiện trạng xã hội, kiên trì giữ vững giá trị phổ quát, kế thừa văn hóa Trung Hoa truyền thống, vạch trần Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác, bảo vệ sự thật. Nhân viên phát báo của công ty tham gia hoạt động phát báo bình thường như định kỳ và hợp pháp, họ không nên bị bắt bớ hoặc bị truy tố với bất cứ hình thức nào.”

Bà Ngô Tuyết Nhi còn nói: “Chúng tôi không sợ luật tà ác, từ nay về sau vẫn đem hết sức có thể để duy hộ quyền được biết của người Hồng Kông, tuyệt đối không chùn bước. Chúng tôi sẽ tích cực theo sát các sự kiện bao gồm cả phản ánh đến cộng đồng quốc tế, chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến Hồng Kông, xin hãy chú ý các loại áp lực mà hiện nay Epoch Times Hồng Kông đang gặp phải, cũng hy vọng người dân chính nghĩa tại Hồng Kông tiếp tục ủng hộ Epoch Times, giữ vững Hồng Kông.”

Mộc Lan

Xem thêm: