Nguyên nhân gây động đất ở Tứ Xuyên khiến hàng trăm người thương vong
- Lê Tử Hi
- •
Gần đây, sau khi trải qua đợt nắng nóng, hạn hán và dịch bệnh bùng phát trở lại, tỉnh Tứ Xuyên đã hứng chịu một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter vào ngày 5/9. Tính đến 12h trưa ngày 8/9, trận động đất đã khiến ít nhất 86 thiệt mạng, 35 người mất tích và 270 người bị thương.
Có chuyên gia Trung Quốc chỉ ra rằng việc thường xuyên xảy ra động đất ở Tứ Xuyên có thể liên quan đến trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008. Nhưng cũng có chuyên gia thẳng thừng cho rằng trận động đất ở Tứ Xuyên lần này có liên quan đến thảm họa do con người tạo ra.
Liệu động đất Tứ Xuyên có liên quan đến động đất Vấn Xuyên năm 2008?
Phó giám đốc điều hành phòng thí nghiệm trọng điểm của nhà nước Trung Quốc về phòng chống hiểm họa địa chất và bảo vệ môi trường địa chất – Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ Thành Đô, ông Hứa Cường (Xu Qiang) cho biết, các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng việc thường xuyên xảy ra động đất ở Tứ Xuyên có thể liên quan đến trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008 và trận động đất Lô Sơn năm 2013.
Thời báo Sức khỏe đưa tin, ông Hứa Cường giới thiệu rằng, có một vành đai kiến tạo hình chữ Y ở Tứ Xuyên, và nhánh bên phải là đới đứt gãy Long Môn Sơn, bắt đầu từ huyện Thanh Xuyên thuộc thành phố Quảng Nguyên ở phía bắc, đi qua huyện Bắc Xuyên thuộc Miên Dương, huyện Vấn Xuyên thuộc tỉnh Aba, đến tận huyện Lộc Sơn ở Ya’an, tất cả đều thuộc đới đứt gãy này. Đới đứt gãy sông Tiên Thủy là một nhánh khác, kéo dài từ Tây Tạng qua thành phố Khang Định, tỉnh Cam Tư đến tỉnh Lương Sơn. Nhánh cây lớn ở dưới cùng của chữ Y là đới đứt gãy sông An Ninh.
Ông giải thích rằng trận động đất này nằm trong đới đứt gãy sông Tiên Thủy, nơi thường xảy ra các trận động đất trong lịch sử, phần lớn có quy mô 6 và 7 độ Richter , với chu kỳ trung bình từ 20 đến 30 năm.
Do đó, ông tin rằng sau trận động đất với quy mô 8 độ Richter ở Vấn Xuyên vào năm 2008 và trận động đất với quy mô 7 độ Richter ở Lô Sơn vào năm 2013, ứng suất Coulomb xung quanh các đứt gãy sông Tiên Thủy đã tăng lên đáng kể và tốc độ trượt của đứt gãy tăng lên từ tây bắc sang đông nam, có khả năng gây ra các trận động đất lớn. Khả năng xảy ra động đất lớn tương đương với việc hình thành lên khu vực này.
Vương Duy Lạc: động đất Tứ Xuyên có liên quan đến nhân họa
Ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia về bảo tồn đất và nước ở Đức, tin rằng trận động đất ở Tứ Xuyên có liên quan đến thảm họa do con người tạo ra.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Epoch Times, ông giải thích rằng một nửa diện tích Tứ Xuyên là cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, nơi vẫn còn phát triển cho đến ngày nay. Ban đầu, đây là khu vực có tỷ lệ động đất cao, nhưng tần suất động đất không quá cao. Trong những năm hoặc 10 năm gần đây, động đất bắt đầu xảy ra thường xuyên ở Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu.
“Các nhà địa chấn học của Trung Quốc luôn giải thích rằng đây là kết quả của chuyển động mảng, nhưng trong quá trình Trung Quốc triển khai phát triển thủy điện ở phía tây, các đập cao hơn nhiều so với đập Tam Hiệp được xây dựng ở nơi nguy hiểm nhất này”. Ông Vương chỉ ra rằng Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc Tiêu Dũng (Jiao Yong) cũng đề cập trong một báo cáo rằng việc Trung Quốc xây quá nhiều đập cao ở những khu vực có tỷ lệ động đất cao ở phía tây là một hành vi nguy hiểm đối với nước này.
Ông Vương Duy Lạc cũng đề cập, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng tin rằng trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008 là do hồ chứa Tử Bình Phô (Zipingpu) cạnh Thành Đô gây ra.
Theo Báo Đô Thị Nam Phương, sau trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008, Phạm Hiểu (Fan Xiao), kỹ sư trưởng nhóm khảo sát địa chất khu vực của Cục Địa chất và Khoáng sản Tứ Xuyên, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Địa chất Du lịch Tứ Xuyên, ngày 21/5 cho biết ông không biết chính xác tâm chấn vào thời điểm đó. Lúc đầu, ông nghĩ nó ở Vấn Xuyên, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng tâm chấn rất gần với hồ chứa Tử Bình Phô, và không thể loại trừ hoàn toàn rằng trận động đất có thể là do hồ chứa này gây ra. Đây được gọi là trận động đất do hồ chứa nước gây ra.
Theo thông tin công khai, hồ chứa dẫn tới động đất, còn được gọi là “động đất hồ chứa”, là chỉ những nơi trước đây rất ít khi xảy ra động đất, tuy nhiên do việc xây dựng hồ chứa, do tích nước mà gây ra động đất. Không phải tất cả các hồ chứa đều gây ra động đất, chỉ những khu vực có đứt gãy mới có thể gây ra động đất dưới ảnh hưởng của hồ chứa.
“Trận động đất 512 ở Vấn Xuyên” trong lịch sử
Như chúng ta đã biết, sau trận động đất 8 độ Richter ở Vấn Xuyên ngày 12/5/2008, nhiệm vụ quan trọng nhất của quan chức ĐCSTQ không phải là ngay lập tức ứng cứu thảm họa, mà là phong tỏa hoàn toàn tình hình thực tế tại địa phương. Điều này từng gây chấn động cả trong và ngoài Trung Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính đến ngày 25/9/2008, “tổng cộng 69.227 người đã thiệt mạng, 17.923 người mất tích, 374.643 người bị thương ở các mức độ khác nhau, 19,9303 triệu người bị mất nhà cửa, và tổng số dân số bị ảnh hưởng lên tới 46,256 triệu người ”.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra của tổ chức phi chính phủ Bashu Union Club cho thấy, số người chết thực tế ít nhất là hơn 300.000 người, trong đó có hơn 30.000 học sinh. Điều xót xa nhất là nhiều công trình trường học thuộc dự án Tofu-Dreg đã dẫn đến cái chết đáng tiếc của những học sinh này.
Theo “Báo cáo điều tra về những học sinh chết trong trận động đất lớn ở Tứ Xuyên” của nhà văn Tứ Xuyên Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren), (thời gian điều tra từ ngày 1/12/2008 đến ngày 18/3/2009), nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của giáo viên và học sinh trong trận động đất Vấn Xuyên là do sự sụp đổ của các tòa nhà. Lý do khiến các tòa nhà bị sập bao gồm: vấn đề thiết kế kiến trúc và chất lượng của dự án; lựa chọn địa điểm không phù hợp, không đủ khả năng dự đoán thiên tai, đánh giá rủi ro không đầy đủ; sử dụng trái phép các trường học cũ kỹ hoặc được liệt kê vào công trình hy vọng; kết cấu hoặc phần phụ kiến trúc bị sập; sử dụng nhà của đơn vị khác, hoặc tử vong trên đường đi đến nơi ở.
Tuy nhiên, cho đến nay, các quan chức vẫn nhiều lần che giấu sự thật và tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến và gia đình của các nạn nhân.
Cư dân Tứ Xuyên tránh động đất bị cơ quan phòng chống thiên tai phong tỏa, chặn lại, luật sư bị đánh
Ngày nay, một trận động đất mạnh lại xảy ra ở Tứ Xuyên, và các nhà chức trách vẫn đang áp dụng các phương pháp tương tự để kiểm soát toàn diện người dân địa phương, điều này đã làm dấy lên nhiều chỉ trích từ thế giới bên ngoài.
Chỉ từ những đoạn video và hình ảnh rò rỉ trên mạng, có thể thấy sau trận động đất ở Tứ Xuyên, rất đông người dân đã cố gắng thoát ra khỏi tòa nhà để tránh động đất. Tuy nhiên, họ đã bị phong tỏa, chặn lại, và thậm chí bị các quan chức cộng đồng cản trở, không chỉ cửa của các tòa nhà dân cư bị khóa, mà ngay cả lối thoát hiểm của đám cháy cũng bị chặn, một số người dân không hiểu đã nói lý với công chức địa phương, kết quả và công chức đã dùng loa phóng thanh để hét vào mặt người dân bằng: “Tòa nhà đã sập chưa?”; “Các người đừng có chen lấn, phân tán ra đi”. Thậm chí còn có người đánh lại luật sư địa phương.
Video được đăng tải trên TikTok cho thấy các cư dân hoảng loạn la hét trước các khu chung cư bị khóa. Trong số đó, một người đàn ông đập cổng sắt chung cư và quát tháo một nhân viên bảo vệ. “Nào, mở cửa ra, có động đất!”. Nhưng nhân viên bảo vệ đáp: “Hết rồi, hết động đất rồi”.
党的利益高于一切–地震中成都人的感受👇👇
地震了也不能逃生,必須严格执行党的隔离政策#四川地震 #四川 #四川泸定地震 #四川泸定 #中共二十大 #二十大 #北京 #上海 #核酸检测 pic.twitter.com/zH3N102N5B— 🔥克莉丝汀🔥- 雅典娜农场 (@KJ2022_) September 8, 2022
Ngoài ra còn có một số ảnh chụp màn hình cho thấy rằng trong bản ghi trò chuyện của một nhóm cộng đồng ở tỉnh Tứ Xuyên, người bảo vệ thậm chí còn nói 3 từ “không được chạy” trong nhóm.
Một số cư dân mạng Trung Quốc viết trên Twitter: “Đây là thiệt hại do trận động đất ở huyện Lô Định, Tứ Xuyên ngày 5/9 gây ra, còn do trận động đất ở Thành Đô, cách đó hơn 200 km. Để che đậy con số chính xác về số người chết, ĐCSTQ đã xóa video về ngày xảy ra trận động đất và các bức ảnh, video! “
这是9月5日四川泸定县地震给200多公里外的成都市照成的破坏.中共为了掩盖真实的死亡人数,全网删除有关于地震当天的视频和照片! #盘古时讯 #四川泸定县 #成都 #地震 pic.twitter.com/E6OxmUN51B
— 跟随7哥TAKE DOWN THE CCP (@7TAKEDOWNTHECC1) September 7, 2022
Một số cư dân mạng viết trên blog , “Sau trận động đất vào ngày 7/9, gần như toàn bộ quân đội ở làng Loan Đông, huyện Lô Định đã bị xóa sổ”.
2022年9月7日大地震后,泸定县 湾东村几乎全军覆没。#四川地震 #泸定县地震灾难 pic.twitter.com/4vAAtTSLNE
— 会游泳的猫(圆成特战队) (@lsf277772) September 8, 2022
Từ khóa Động đất Tứ Xuyên Tứ Xuyên Thiên tai nhân họa Động đất Trung Quốc