Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc diễn ra trong suốt 25 năm qua đã dẫn đến vô số kết cục khủng khiếp và đau lòng cho bản thân người tập Pháp Luân Công và gia đình họ. Đối với những đứa trẻ có cha mẹ bị bức hại, nỗi kinh hoàng, căng thẳng và mất phương hướng mà những thảm kịch như vậy gây ra lại đặc biệt gay gắt.

Theo bằng chứng do Minghui.org, một cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công ở hải ngoại, thu thập thì tính đến ngày 28 tháng 6 năm 2024, ít nhất 5.088 người tập Pháp Luân Công đã chết vì cuộc đàn áp kể từ năm 1999. Con số này có thể thấp hơn nhiều so với số người thiệt mạng thực tế do việc khó khăn trong việc thu thập bằng chứng dưới sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều người trong số các trường hợp bị bức hại có con cái, và hậu quả của cuộc bức hại đối với tinh thần của những đứa trẻ là rất to lớn.

Nhung manh doi nho 01
Người tập Pháp Luân Công tổ chức thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố New York vào ngày 21 tháng 4 năm 2024. (Ảnh: Larry Dye, The Epoch Times)

Những câu chuyện dưới đây ghi lại những “mảnh đời nhỏ” ở nhiều lứa tuổi, đến từ nhiều tỉnh, bao gồm Cát Lâm, Tứ Xuyên, Giang Tây và Quảng Đông. Cha mẹ của các em là giáo viên, cảnh sát, nhân viên dệt may, nhân viên bưu điện và quan chức chính phủ. Nhiều em bị bỏ lại cho người thân nuôi dưỡng hoặc buộc phải rời khỏi Trung Quốc, sau khi bị cảnh sát sách nhiễu vì cha mẹ tập Pháp Luân Công.

Con trai của Lưu Chí Minh

Ông Lưu Chí Minh, 51 tuổi, từng là nhân viên chuyển phát bưu điện và lái xe tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trước khi phải ở nhà để chăm sóc chị gái mắc chứng tự kỷ và con trai 9 tuổi đang học tiểu học. Gia đình của ông Lưu Chí Minh gồm có 4 người: ông, chị gái mắc chứng tự kỷ, con trai và vợ ông. Cha mẹ của ông Lưu đều đã qua đời.

Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 16 tháng 11 năm 2023, một số cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông Lưu và tịch thu tài sản cá nhân của ông, bao gồm cả điện thoại di động của ông, của con trai ông và của vợ ông. Họ bắt giữ ông Lưu và cả chị gái ông trước sự chứng kiến của con trai ông, sau đó tống chị gái ông vào bệnh viện tâm thần.

Nhung manh doi nho 02
Ông Lưu Chí Minh, 51 tuổi, cùng con trai 9 tuổi (Ảnh: Minghui.org)

Bà Thành Vân, vợ ông Lưu, một bảo mẫu sống cùng chủ, đã bị bắt tại nhà của chủ ngay sau khi chồng bà bị bắt vào khoảng 7 giờ sáng ngày 16 tháng 11 năm 2023. Bà bị giam giữ và thẩm vấn tới tận 9 giờ tối ngày hôm đó. Sau đó bà trở về nhà để chăm sóc con trai mới 9 tuổi đang hoảng sợ và cô đơn.

Ông Lưu Chí Minh bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam cùng khoản tiền phạt 10.000 nhân dân tệ vào ngày 22 tháng 4 năm 2024 vì tu luyện Pháp Luân Công. Con trai ông Lưu giờ đây sẽ không được gặp cha trong gần 4 năm, cho đến khi bản án của ông hết hạn vào tháng 5 năm 2027.

Vương Tịnh

Vương Tịnh, con trai của ông Vương Trị Hải và bà Đoàn Thế Quỳnh, hiện được ông bà nội nuôi dưỡng. Cha mẹ cậu, đều là người tập Pháp Luân Công tại Trùng Khánh, đã không thể chăm sóc cậu sau khi bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Vào tháng 7 năm 2001, cha của Vương Tịnh bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tân Hoa ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2003, mẹ của Vương Tịnh qua đời tại Trại giam Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Nhung manh doi nho 03
“Tại sao không ai chơi với con?” Vương Tịnh khi 5 tuổi hỏi. (Ảnh: Minghui.org)

Tuổi thơ của Vương Tịnh tràn ngập nỗi buồn và tủi hổ, vì cậu thường xuyên bị những đứa trẻ khác kỳ thị. Một bé gái 7 tuổi đến từ thành phố Trường Xuân tên là Trịnh Tiên Sở cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Vương Tịnh và cô bé thậm chí sợ phải nói ra tên của cha mẹ mình.

Trương Gia Thụy

Năm 2004, khi Trương Gia Thụy được 10 tuổi thì cha cậu, ông Trương Bân, bị bắt vào tháng 12 năm 2004 và bị tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa.

Nhung manh doi nho 04
“Xin đừng phân biệt đối xử với con!” Trương Gia Thụy nói khi 10 tuổi. (Ảnh: Minghui.org)

Kể từ khi cha vắng mặt, Gia Thụy đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ về mặt tinh thần. Mẹ cậu, bà Thành Khánh Lan, nói về con trai mình: “Đã lâu rồi, cháu không có được tình thương của cha. Bởi vì các bạn cùng lớp và giáo viên phân biệt đối xử với cháu, cháu bị trầm cảm và tự ti. Điểm số của cháu tụt dốc, sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng”.

Vạn Như Ý

Nhung manh doi nho 05
“Con sợ những người xấu đó!”, Vạn Như Ý. (Ảnh: Minghui.org)

Vạn Như Ý là con gái của ông Vạn Lý Ký, một sĩ quan cảnh sát đến từ thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Ông Vạn Lý Ký đã thiệt mạng sau khi bị tra tấn cả về thể chất và tinh thần trong thời gian dài vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông mới 34 tuổi khi qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 2004. Vạn Như Ý lúc đó mới được 4 tuổi, thường thì thầm với chính mình: “Con cần gọi cho bố”. Khi đi dạo trong công viên, cô bé bị các quan chức ĐCSTQ theo dõi, điều này khiến cô bé vô cùng sợ hãi.

Xem thêm:

Lưu Hưởng

Lưu Hưởng là cậu bé đến từ thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Cậu bày tỏ nỗi sợ hãi lớn nhất của mình là bị gửi đến sống ở trại trẻ mồ côi. Tuy nhiên cuối cùng, nỗi sợ hãi này đã thành hiện thực. Cha mẹ của cậu đều là giáo viên tại trường cấp hai Nam Đầu ở thành phố Thâm Quyến. Bà Vương Hiểu Đông, mẹ của cậu, bị tra tấn đến chết tại Trại giam Nam Sơn vào tháng 7 năm 2003. Cha của cậu, ông Lưu Hỷ Phong, bị kết án 10 năm tù tại Nhà tù Tứ Huy vào tháng 12 năm 2003.

Nhung manh doi nho 06
“Con sợ trại trẻ mồ côi!”, Lưu Hưởng. (Ảnh: Minghui.org)

Do không có cha mẹ ở bên, Lưu Hưởng bị đưa vào trại trẻ mồ côi Thâm Quyến vào năm 11 tuổi và sống trong tình trạng bị khủng bố. Nếu rời khỏi trại trẻ, cậu sẽ bị cảnh sát truy đuổi.

Lưu Hiểu Thiên

Ông Lưu Khánh, một quan chức chính quyền Chi Sơn thành phố Vĩnh Châu, và vợ ông là bà Dương Ngọc Yến, một nhân viên của Nhà máy dệt thị trấn Thượng Hà ở quận Lãnh Thủy Than, đã bị tra tấn đến chết 5 tháng sau khi họ bị giam giữ lần đầu tiên vì tập Pháp Luân Công. Con trai của họ là Lưu Hiểu Thiên không biết rằng cha mẹ mình đã qua đời.

Sau khi cha mẹ của Hiểu Thiên bị tra tấn đến chết, cảnh sát muốn tìm ra Hiểu Thiên. Họ ép bác của Hiểu Thiên ký vào văn bản hứa “tách khỏi gia đình Lưu Hiểu Thiên”. Cảnh sát cũng yêu cầu người bác phải báo cáo ngay vị trí của Hiểu Thiên nếu biết thông tin và đe dọa sẽ trừng phạt nếu người bác không tuân thủ.

Người bác đã gửi Hiểu Thiên đến một nhà kho ở Thâm Quyến, vì sợ cháu trai mình sẽ bị chính quyền ĐCSTQ bắt nếu tiếp tục ở lại với mình.

Hiểu Thiên đã trốn trong nhà kho bỏ hoang đó trong khoảng 1 năm. Bác của cậu đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất để trả tiền cho những kẻ buôn lậu đưa cậu ra khỏi Trung Quốc. Cuối cùng Hiểu Thiên vượt biên khỏi Trung Quốc đến Đan Mạch và vào trại tị nạn.

Năm 2004, khi Hiểu Thiên vừa xin được tị nạn, gần 3 năm kể từ khi cậu biết rằng cha mẹ cậu bị giam giữ, bác cậu cuối cùng đã tiết lộ rằng cha mẹ cậu bị tra tấn đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công. Cho đến nay, không ai biết họ bị giam giữ ở đâu, nơi họ chết hoặc các phương pháp tra tấn được sử dụng đối với họ. Cảnh sát đã sử dụng từ “tự sát” để mô tả cái chết của họ và từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Sợ hãi sẽ bị đưa trở lại Trung Quốc và rơi vào tay chính quyền ĐCSTQ, đồng thời phải chịu đựng đau khổ về tinh thần và thể xác sau 1 năm trốn ở nhà kho, Hiểu Thiên đã phải mất 1 năm mới dám bước ra bày tỏ rõ ràng câu chuyện của mình với cộng đồng người tập Pháp Luân Công Đan Mạch. Trong thời gian ở Đan Mạch, Hiểu Thiên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công giống như cha mẹ mình.

Nhung manh doi nho 07
Lưu Hiểu Thiên đóng cảnh tra tấn trong nhà tù Trung Quốc tại Đan Mạch. Cậu nói rằng muốn để mọi người biết về những gì cha mẹ mình đã phải chịu đựng. (Ảnh: Minghui.org)

Hiểu Thiên sau này được biết rằng cảnh sát đã lục soát nhà của gia đình cậu vào ngày họ bắt giữ cha mẹ cậu, đập vỡ cửa sổ và phá hủy đồ đạc. Sau đó, họ niêm phong cổng nhà trước khi phá bỏ hoàn toàn ngôi nhà. Giờ đây, ngôi nhà thời thơ ấu của Hiểu Thiên chỉ còn trong ký ức, như thể cha mẹ cậu chưa từng tồn tại, cuộc sống của họ bị xóa khỏi lịch sử.

Trong nỗ lực che đậy cái chết của người tập Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã làm mọi thứ. Một thực tế phổ biến là hỏa táng mà không có sự đồng ý của gia đình nhằm che đậy bằng chứng tra tấn có thể nhìn thấy trên thi thể của họ.

Tôn Minh Viễn

Nhung manh doi nho 08
“Xin hãy giúp giải cứu bố mẹ tôi!” Tôn Minh Viễn bên ngoài Trung tâm mua sắm Đức Huệ trong dịp Tết năm 2005. (Nguồn: Ảnh: Minghui.org)

Tôn Minh Viễn là một cậu bé đến từ thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm. Cậu được gửi đến sống với bà ngoại sau khi cha mẹ đều bị bắt đi vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông Tôn Thiên, cha của Minh Viễn, bị kết án 11 năm tù, và bà Mã Xuân Lệ, mẹ của cậu, bị đưa đến Trại giam Đức Huệ. Vào tháng 12 năm 2004, bà Mã Xuân Lệ từng rơi vào tình trạng nguy kịch tại trại tạm giam. Minh Viễn phải sống cùng bà, và vào dịp Tết năm 2005, vì quá nhớ cha mẹ, Minh Viễn đã viết một thông điệp và đứng trước trung tâm thương mại Đức Huệ để kêu gọi sự giúp đỡ.

Dương Thịnh Vĩ

Nhung manh doi nho 09
“Chúng con muốn mẹ dù có bị đánh đến chết!” Dương Thịnh Vĩ, khi 13 tuổi, lưng cõng em gái 3 tuổi. (Ảnh: Minghui.org)

Dương Thịnh Vĩ là con trai của Dương Trung Hồng, bà mẹ 2 con, bị bắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2006 vì nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong khi bị giam giữ, bà Dương Trung Hồng đã bị trói vào một chiếc ghế sắt, bị đe dọa và tra tấn. Dương Thịnh Vĩ, khi đó 13 tuổi, đã bị một viên cảnh sát từ Sở cảnh sát huyện Phủ Tùng đá vào mặt vì dám yêu cầu thả mẹ cậu ra khỏi trại tạm giam. Tuy nhiên, việc này không ngăn cản được cậu trở lại đồn cảnh sát vào ngày hôm sau, cõng trên lưng em gái 3 tuổi.

Có rất nhiều câu chuyện giống như những mảnh đời mà chúng ta đã nêu ra tại đây.

Nhung manh doi nho 10
Lưu Mặc Hàm, khi còn một học sinh lớp 5 ở huyện Long An, tỉnh Cát Lâm. (Ảnh: Minghui.org)

Trong ảnh là Lưu Mặc Hàm, khi còn một học sinh lớp 5 ở huyện Long An, tỉnh Cát Lâm, cậu bé đã hỏi: “Tại sao các quan chức lại tra tấn và giết cha con là Lưu Thành Quân? Ông chỉ nói với mọi người sự thật về cuộc bức hại.”

Nhung manh doi nho 11
Từ Súy, tỉnh Cát Lâm. (Ảnh: Minghui.org)

Trong ảnh là Từ Súy, tỉnh Cát Lâm. Cậu bé bắt đầu học Pháp Luân Công lúc 6 tuổi. Cậu bé đã hỏi: “Tại sao cảnh sát lại giết cha con? Tại sao cảnh sát lại giết ông nội con? Tại sao con không thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?”

Theo FalunInfo.net
Quang Minh biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: