Nikkei: Hai động thái để lộ điểm yếu chí mạng về quân sự của ĐCSTQ
- Lâm Nghiên
- •
Những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục tăng cường kinh phí quân sự vì mục tiêu đưa quân sự Trung Quốc dẫn đầu thế giới vào năm 2049. Liệu ĐCSTQ có khả năng thực hiện được mục tiêu? Trong một bài viết trên tờ Nikkei (Nhật Bản) chỉ ra, có 2 động thái từ ĐCSTQ vô tình để lộ điểm yếu chí mạng: tinh thần bạc nhược của quân đội ĐCSTQ.
Ngày 19/9, tờ Nikkei có bài viết chỉ ra 2 động thái: thứ nhất là việc ĐCSTQ xây dựng cơ sở phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu mới ở khu vực sa mạc của Trung Quốc; thứ hai là nỗ lực trong việc gia tăng dân số. Đằng sau những hành động này là ĐCSTQ đang giải quyết những lo ngại về vấn đề ý chí chiến đấu và khả năng bền bỉ trong cuộc chiến của binh lính ĐCSTQ hiện nay.
Bài viết chỉ ra, việc 10 năm qua, ĐCSTQ đã bận rộn xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, sau đó triển khai thiết bị radar và tên lửa để ngăn chặn máy bay quân sự và tàu chiến nước ngoài tiếp cận khu vực này, và cuối cùng là triển khai các tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng phóng tên lửa đạn đạo trong khu vực. Vậy tại sao ĐCSTQ lại phải vội vàng xây dựng căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới ở vùng sa mạc nội địa? Có nhận định rằng lý do là vì dù ĐCSTQ đã quân sự hóa một số vùng biển ở Biển Đông, đã triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, nhưng họ không còn tự tin rằng quân đội của họ có thể bảo vệ được khu vực này trong trường hợp xảy ra xung đột.
Bài viết cũng đề cập hành động đáng xấu hổ của một tàu ngầm Trung Quốc vào tháng 1/2018 đã để lộ điểm yếu. Theo đó chiếc tàu ngầm này di chuyển dưới đáy biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư và các đảo liên kết) ở Biển Hoa Đông, nhưng nhanh chóng bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện. Vậy là chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã vội nổi lên và giương cờ của ĐCSTQ, điều này không khác gì vẫy cờ trắng đầu hàng vì có thể thủy thủ đoàn lo lắng tàu của họ sẽ bị tấn công bằng bom sâu dưới nước.
Vì theo luật pháp quốc tế thì Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản có thể coi con tàu này như “tàu ngầm không xác định” đã lặn xuống nước và xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản.
Theo bài đăng Nikkei, nhiều quan chức Nhật Bản và Mỹ tin rằng vụ việc này thể hiện rõ sĩ khí yếu của quân ĐCSTQ. Trong 25 năm qua, ĐCSTQ đã liên tục gia tăng chi tiêu quân sự, tổ chức các cuộc duyệt binh và kiểm tra hải quân. Nhưng các lực lượng hữu hình như tên lửa và xe tăng chỉ là một thành phần của sức mạnh quân sự, trong khi một số vấn đề sức mạnh vô hình như tinh thần của quân đội cũng rất quan trọng.
Hải quân ĐCSTQ liên tục triển khai kế hoạch hàng không mẫu hạm, nhưng một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán rằng khi xung đột thì hàng không mẫu hạm ĐCSTQ sẽ không rời cảng hải quân của họ vì lo khả năng chống trả không đủ nên sẽ bị đánh chìm.
“Quân đội con một” của Trung Quốc
Giới quan sát cũng phân tích rằng một phần nguyên nhân khiến tinh thần binh lính Trung Quốc yếu kém là do chính sách một con kéo dài của ĐCSTQ, khiến quân đội trở thành “đội quân con một”.
“Hơn 70% quân nhân Trung Quốc là ‘con một’”, Kinichi Nishimura, một cựu sĩ quan lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật Bản cho biết. Trong nhiều năm ông Nishimura đã là chuyên gia phân tích cán cân quân sự ở Đông Á tại Trụ sở Tình báo Quốc phòng của Nhật Bản và nhiều nơi khác.
Ở Trung Quốc, do mọi người không thiện cảm về việc trở thành một người lính, vì văn hóa đạo hiếu con cái phải chăm sóc tốt cha mẹ vẫn còn sâu đậm trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, do đó họ đặc biệt không muốn nhìn thấy con cái của mình qua đời trước, nên không muốn cho con cái gia nhập quân đội.
Ngày 1/8, chính quyền ĐCSTQ đã ban hành luật bảo vệ địa vị và quyền lợi của quân nhân. Động thái này có thể là một dấu hiệu cho thấy quân đội của ĐCSTQ không thể đảo ngược tình thế khó tuyển dụng, đặc biệt là khi tỷ lệ sinh của đất nước đang sụt giảm.
Ông Nishimura nói: “Vài năm trước, quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu, nhưng tỷ lệ hoạt động của họ không cao, dường như họ không thể đào tạo đủ binh sĩ để bảo dưỡng và sửa chữa phần cứng công nghệ cao”.
Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến trong những năm gần đây quân đội ĐCSTQ ngày càng phụ thuộc vào máy bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo. Số lượng tên lửa đạn đạo mà ĐCSTQ triển khai đã tăng lên hàng nghìn tên lửa.
USCC: Điểm yếu lớn nhất trong quân đội của ĐCSTQ là “con người”
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) thuộc Quốc hội Mỹ đã tổ chức phiên điều trần vào ngày 20/6/2019. Phillip C. Saunders, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Quốc phòng Mỹ đã phát biểu tại buổi điều trần rằng dù ĐCSTQ đã đầu tư nhiều nguồn lực cho quốc phòng nhưng điểm yếu lớn nhất của họ là “con người”, thiếu nhân lực được đào tạo bài bản, đặc biệt là lãnh đạo quân sự cấp cao.
Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng quốc tế tại Công ty think tank RAND đã viết trên tạp chí Foreign Policy vào tháng 11/2018 rằng, nhiều những binh sĩ không có kinh nghiệm chiến trường nên việc huấn luyện là rất quan trọng. Một lượng lớn bằng chứng cho thấy những người lính được đào tạo tốt hơn sẽ dễ huấn luyện hơn, vận hành và bảo quản vũ khí tinh vi hơn, và nhờ vậy có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn. Do đó, một số nhà bình luận mô tả quân đội của ĐCSTQ như “hổ giấy” vì thiếu kinh nghiệm và những thiếu sót khác.
Báo cáo năm 2016 của RAND có tựa đề “Chuyển đổi quân sự dang dở: Đánh giá điểm yếu của quân đội ĐCSTQ”, đã trích dẫn các nhà văn quân sự Trung Quốc và các nhà quan sát nước ngoài chỉ ra rằng nhiều điểm yếu chính của lực lượng vũ trang ĐCSTQ bắt nguồn từ những bất cập trong cơ cấu tổ chức, khiến chất lượng quân nhân khó đạt mức yêu cầu để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả.
Trong đó, những yếu kém từ lĩnh vực nhân lực bao gồm: vấn đề tồn tại thường trực như trình độ học vấn của cán bộ, chiến sĩ còn thấp và chưa đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật; yếu kém về sức khỏe tinh thần và thể chất; ngoài ra là các vấn đề như tham nhũng, ý chí, tính chuyên nghiệp.
Đặc biệt trong hình thức chiến trường quan trọng của các cuộc chiến tương lai chủ yếu là hải quân, không quân và công nghệ thông tin, thì ĐCSTQ vẫn yếu trong năng lực tích hợp các thiết bị chiến đấu mới và chuyển đổi chúng thành khả năng chiến đấu thực tế.
Theo Lâm Nghiên, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện quân sự Trung Quốc quân đội Trung Quốc Hải quân Trung Quốc