Quan chức Phòng 610 vừa bị Mỹ trừng phạt gây ra bao nhiêu bi kịch?
- Cao Tĩnh
- •
Vào ngay trước Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (13/5), tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 12/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy (Yu Hui), cựu Giám đốc Phòng 610 Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, một tổ chức phi pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyên bức hại Pháp Luân Công.
Vào ngày 13/5, cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại lần nữa nhấn mạnh về cuộc bức hại đang diễn ra đối với những người tập Pháp Luân Công dưới bàn tay của chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao đã đăng trên Twitter vào thứ Tư (ngày 12/5): “Vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, chúng tôi ghi nhận [có] vô số học viên Pháp Luân Công mà CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] đã sách nhiễu và đàn áp chỉ vì đức tin của họ.”
On World Falun Dafa Day, we recognize the countless Falun Gong practitioners the PRC harasses & abuses simply for their beliefs. Yesterday, @SecBlinken designated a PRC official under Section 7031(c) for his involvement in the arbitrary detention of Falun Gong adherents. https://t.co/NEmN6T6vwp
— Office of International Religious Freedom (@StateIRF) May 13, 2021
Thông điệp được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken công bố các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy, hiện là Giám đốc Ủy ban quản lý Khu Công nghệ Cao Thành Đô, và từng là Giám đốc Phòng 610 Thành Đô từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017.
Phòng 610 là Văn phòng Phòng chống và Xử lý vấn đề tà giáo của Quốc vụ viện thành lập tháng 9/2009, một tổ chức khét tiếng của ĐCSTQ chuyên đàn áp và bức hại phi pháp Pháp Luân Công.
Ông Dư phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người và thảm kịch xảy ra trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại địa phương trong nhiệm kỳ của mình ở Phòng 610.
Dưới đây là một số ví dụ về các trường hợp bị hại:
Học viên Trần Quan Trung bị tra tấn đến chết trong nhà tù Giao Châu, Tứ Xuyên
Theo Minghui.org, ông Trần Quang Trung (Chen Guangzhong), là một học viên Pháp Luân Công ở huyện Song Lưu, thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên.
Vào ngày 9/2/2017, ông Trần bị cảnh sát bắt cóc khỏi nhà của mình, sau đó bị kết án phi pháp 3 năm tù và bị đưa đến nhà tù Giao Châu Tứ Xuyên để bức hại.
Vào tháng 7/2017, nửa năm sau khi bị bắt cóc, ông Trần đã bị khủng bố đến chết tại nhà tù Giao Châu, Tứ Xuyên.
Khi ông đang trong tình trạng nguy kịch, có hơn chục cảnh sát canh gác chặt chẽ ở đó.
Học viên Ngô Xuân Lan bị bức hại đến bại liệt
Cô Ngô Xuân Lan (Wu Chunlan), 53 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở huyện Kim Đường, thành phố Thành Đô.
Vào ngày 9/9/2016, cô Ngô bị tầm hơn 20 cảnh sát dùng súng khống chế lục soát nhà và bắt cóc phi pháp.
Trong thời gian bị giam giữ bất hợp pháp, cô Ngô đã bị cảnh sát thẩm vấn 21 lần. Đến ngày 21/12/2016, cô đã phải vào bệnh viện Thành Đô để cấp cứu. Chỉ trong hơn 3 tháng, cô Ngô vốn là một người khỏe mạnh, đã bị bức hại đến mức liệt nửa người.
Sau khi cô Ngô bị bắt cóc, chồng của cô đã bị giáng một đòn nặng nề vào tinh thần và qua đời trong đau buồn và tức giận vào ngày 16/12/2016.
Con trai của cô Ngô là Đới Hiếu đã đến trại tạm giam để yêu cầu trả tự do cho mẹ mình nhưng cảnh sát vẫn một mực từ chối.
Cô Mạnh Khánh Tố bị kết án oan 7 năm
Cô Mạnh Khánh Tố (Meng Qingsu), một học viên Pháp Luân Công ở quận Song Lưu, thành phố Thành Đô, bị bắt cóc vào năm 2015 và buộc phải tham gia vào một phiên tòa phi pháp vào ngày 20/10/2016. Luật sư lập luận rằng hành động của bị cáo không cấu thành tội phạm, nhưng tòa án dưới sự thao túng của Phòng 610 đã kết án cô Mạnh 7 năm tù.
Học viên cao tuổi Trương Tú Cầm bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn đến mức toàn thân bầm đen
Bà Trương Tú Cầm (Zhang Xiuqin), là một học viên Pháp Luân Công cao tuổi ở thị trấn Đường Nguyên, quận Bì Đô, thành phố Thành Đô.
Vào ngày 2/5/2017, trong khi đang nói rõ sự thật về Pháp Luân Công cho người dân tại thị trấn Đường Xương, bà Trương bị nhân viên Văn phòng Quản lý Toàn diện theo dõi và bắt cóc về văn phòng để đánh đập, sau đó bị đưa trở lại Sở cảnh sát thị trấn Đường Nguyên.
Cảnh sát Trương Khánh Hoa (Zhang Qinghua) đã dùng ống nước dẻo để quất vào người bà Trương liên tục cho đến khi bà đau đớn bất tỉnh. Phần lớn cơ thể bà Trương đã bị đánh đến bầm đen.
205 người ở Tứ Xuyên bị bắt cóc bất hợp pháp trong nửa đầu năm 2017
Chỉ trong nửa đầu năm 2017, 205 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc trên khắp Tứ Xuyên. Những người bị bắt cóc thường bị lục soát, cướp tài sản và bị tra tấn để ép nhận tội.
Học viên Phan Hiểu Giang (Pan Xiaojiang) 52 tuổi, sống ở Thành Đô là một trong số đó. Bà Phan tốt nghiệp cử nhân luật, là cựu Trợ lý Thẩm phán Phòng Nhì Tòa án Trung cấp thành phố Nam Đồng, tỉnh Tứ Xuyên. Vào ngày 23/2/2017, cảnh sát đồn Uông Gia Quải, chi nhánh Thanh Dương, sở công an Thành Đô đã ập đến ngôi nhà bà Phan thuê ở để bắt cóc bà. Sau đó bà bị giam giữ bất hợp pháp tại Trung tâm giam giữ Thành Đô.
Học viên Lưu Hải Anh (Liu Haiying), 38 tuổi, là một nữ IT ưu tú sống ở quận Vũ Hầu, Thành Đô. Vào ngày 19/2/2017, cô đã bị theo dõi khi đang nói với mọi người sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vào chiều ngày 3/3, cô bị bắt cóc khi đang làm việc trong một công ty ở khu công nghệ cao. Cảnh sát đã ép cô về nhà và lục soát phi pháp nhà của cô và cướp đi tài sản.
Học viên Trương Sơn (Zhang Shan) là sinh viên tốt nghiệp của Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Thành Đô, sống ở quận Thanh Dương. Vào ngày 23/2/2017, anh bị cảnh sát từ đồn cảnh sát Uông Gia Quải quận Thanh Dương bắt cóc, sau đó bị giam giữ bất hợp pháp tại trại giam Thành Đô.
Trên đây chỉ là một phần các trường hợp bị bức hại xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Dư Huy với tư cách là Giám đốc Phòng 610 Thành Đô.
Có một câu nói cổ ở Trung Quốc: ‘Nhân quả tuần hoàn, báo ứng xác đáng’.
Trong 22 năm kể từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, một số lượng lớn lãnh đạo Phòng 610 bức hại Pháp Luân Công ở tất cả các cấp ở Trung Quốc Đại Lục, bao gồm ông Dư Huy, đã chết một cách bất thường, hoặc bị ung thư, hoặc gặp phải những bất hạnh khác…
Dưới đây là vài ví dụ:
Số phận của các quan chức Phòng 610
Lưu Kinh, Giám đốc thứ hai của Phòng 610 từ năm 2001 đến năm 2009 và là cựu Thứ trưởng Bộ Công an, đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng từ nhiều năm trước, cuối đời trở thành kẻ vô dụng.
Chu Vĩnh Khang, Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên từ năm 1999 đến năm 2002; từ năm 2007 đến năm 2012, là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và đứng đầu Nhóm lãnh đạo Phòng 610 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ngày 11/6/2015 ông bị kết án tù chung thân.
Lý Đông Sinh, với tư cách là Phó giám đốc Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), từng là Phó Giám đốc Phòng 610 trung ương vào tháng 6/1999, chịu trách nhiệm tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công. Sau đó, ông được thăng chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương. Năm 2009, ông thay Lưu Kinh lên làm giám đốc Phòng 610. Ngày 12/1/2016, sau 7 năm tận lực đàn áp Pháp Luân Công thông qua công tác tuyên truyền vào bạo lực, ông bị kết án 15 năm tù.
Trương Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đồng thời là nguyên Trưởng phòng Phòng 610 Bộ Công an, “ngã ngựa” ngày 18/4/2016.
Tôn Hằng Sơn, một quan chức thuộc hệ thống chính trị và luật pháp tỉnh Cát Lâm và là Giám đốc Phòng 610 của tỉnh, đã bị cấp dưới của mình giết bằng dao vào ngày 8/6/2018.
Vương Căn Đình, cựu Giám đốc Phòng 610 huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, đã chết vào đúng đêm giao thừa (ngày 15/2/2018).
Vu Hiểu Phong, cựu Giám đốc Phòng 610 thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, chết do xuất huyết não đột phát vào ngày 20/8/2017.
Theo Cao Tĩnh, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Phòng 610 Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện