Việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng sống trong những năm gần đây đã trở thành tiêu điểm quan tâm của công chúng Trung Quốc. Nhiều video trên các nền tảng mạng xã hội Đại Lục về một “Bệnh viện Nhân dân giữa núi sâu tỉnh Quảng Đông” đã thu hút sự chú ý. Theo thông tin video quay bằng máy bay không người lái được chia sẻ trên mạng xã hội từ năm 2024. 

Screen Shot 2025 07 16 at 10.27.44
Một bệnh viện lớn nằm sâu trong núi rừng tỉnh Quảng Đông. (Ảnh: Chụp từ Douyin)

Nhiều người nghi ngờ các bệnh viện kiểu này có liên quan đến các vụ mất tích và mổ cướp nội tạng. Thậm chí có cư dân mạng còn tiết lộ rằng ở khu vực đó có nhiều bệnh viện lớn mới xây, nhưng không có bệnh nhân.

Sự tồn tại của một bệnh viện lớn giữa núi rừng tỉnh Quảng Đông gây chú ý

Nhiều blogger trên Douyin đã đăng tải video, quay bằng flycam cho thấy trong một khu rừng sâu ở Quảng Đông có một Bệnh viện Nhân dân quy mô lớn, với ít nhất 2 tòa nhà 4 tầng, có thể nhìn rõ chữ “Tòa nhà tổng hợp”.

Các blogger đặt câu hỏi: Tại sao lại xây bệnh viện ở nơi hoang vu hẻo lánh như vậy? Ai sẽ đến đây khám bệnh? Họ cũng cảnh báo các bậc phụ huynh nên trông chừng con cái mình.

Trong phần bình luận, một cư dân mạng ở Quảng Đông nói rằng bệnh viện này nằm trong thung lũng núi ở khu vực Hà Nguyên, gần Quảng Châu. Tài khoản Douyin “Người dùng 1216983347951” cho biết đã phát hiện một bệnh viện khác khi leo núi Mã Loan Sơn, thuộc khu vực Diêm Điền, Thâm Quyến. Nhiều người không khỏi liên tưởng đến các vụ mất tích hàng loạt.

p3671422a373445998
Một bệnh viện hiện đại nằm sâu trong rừng. (Ảnh: Douyin)

Cư dân Hà Bắc: “Chỗ tôi cũng có nhiều bệnh viện lớn không có bệnh nhân”

Một số cư dân mạng Đại Lục suy đoán: “Có thể là bệnh viện truyền nhiễm.

Là bệnh viện tâm thần.

Là bệnh viện trực thuộc trung ương!

Có người kinh ngạc: “Trời ạ, ai lại xây bệnh viện giữa rừng núi? Trừ khi là bệnh viện mổ người!”

“Có bệnh viện trong rừng? Đúng là chuyện ma quỷ cũng không tin nổi”.

Một cư dân Hà Bắc nói: “Khu tôi cũng có mấy bệnh viện lớn mới xây mà không có bệnh nhân.”

Một cư dân Chiết Giang chia sẻ: “Còn có bệnh viện nằm cạnh nhà tang lễ.”

Người Sơn Đông nói: “Nhật Chiếu cũng có, tôi đi dạo ngoài trời thì thấy.”

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự lo ngại: “Phiên bản hiện đại của Đơn vị 731.

“Cảnh sát cũng không dám đụng tới chuỗi đen này.

“Toàn là chết không nhắm mắt, thi thể cũng không còn.

“Nơi kín đáo, trực thăng dễ lên xuống.

“Sống tới già đúng là không dễ.

“Phải làm sao đây? Ai sẽ cứu giúp?”

“Trực thăng đêm nào cũng bay, xe kín thường xuyên lên núi”

Một cư dân mạng đăng ảnh chụp màn hình cho biết: “Có người theo dõi những chiếc xe đó. Trên núi khu Hoàng Phố, Quảng Đông, có người đã mua cả quả núi. Trong biệt thự nuôi mấy con chó sói to, có quần áo dính máu, đồng phục học sinh, hành lý, xe máy điện. Dưới chân núi có cổng sắt, hàng rào thép gai, có bảo vệ cao to canh giữ. Trên đó còn có xe hỏa táng thú cưng đốt xác vào nửa đêm, trực thăng đêm nào cũng bay, xe kín thường xuyên lên núi.”

p3671423a887651807
“Xe kín thường xuyên lên núi.” (Ảnh: Douyin)

Một người khác đăng ảnh tại cửa hang nhỏ trên núi, một người đàn ông đeo ba lô đang dùng gậy moi đồ ra ngoài: Một đống quần áo, mảnh vải đồng phục học sinh, mũ leo núi, giày nữ, thẻ cũ… và chú thích rằng đây là “đồ của những người đã biến mất”.

p3671428a889547311
Quần áo, đồng phục học sinh, giày nữ và nhiều đồ lặt vặt khác đã được mang ra khỏi hang. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình từ TikTok)

Một cư dân mạng ở Trùng Khánh nói: “Cho dù có điều tra ra thì cũng không thể làm gì, bên trong quá đen tối. Nếu tôi nói với bạn là vào tháng 11/2024, một công an phát hiện ra vụ việc, và nghi phạm khai mỗi khu vực phải ‘giao nộp’ bao nhiêu đứa trẻ, nhưng chưa đầy một ngày sau video đó bị gỡ xuống. Bạn nghĩ chuyện gì đang xảy ra? Ai có quyền lực lớn đến thế?”

p3671424a345103661
“Mỗi khu vực phải giao nộp bao nhiêu trẻ em?” (Ảnh chụp màn hình TikTok)

Cảnh sát: Lãnh đạo không cho kiểm tra xe

Một cư dân Quảng Tây hỏi: “Gần đây nhiều người mất tích quá. Tại sao không có cảnh sát thực sự điều tra?”

Có người trả lời: “Phúc Kiến có căn cứ. Tôi là cảnh sát mới vào ngành, những chiếc xe kiểu này lãnh đạo không cho kiểm tra, cứ cho đi.”

Người khác nói: “Tứ Xuyên cũng có căn cứ. Tôi là cảnh sát phụ, có loại xe van không biển số, lãnh đạo không cho kiểm, cứ cho đi.”

Một người tự xưng là cảnh sát giao thông nói: “Lãnh đạo không cho hỏi, coi như không thấy gì. Tôi cũng cần sống. Xe đó chắc chắn có vấn đề, mà không phải người bình thường đâu.”

p3671426a677389840
Cảnh sát: “Lãnh đạo của chúng tôi không cho chúng tôi kiểm tra những chiếc xe này mà bảo chúng tôi cứ để họ đi.” (Ảnh chụp màn hình từ Douyin)
p3671427a849488286
Cảnh sát: “Lãnh đạo của chúng tôi không cho chúng tôi kiểm tra những chiếc xe này mà bảo chúng tôi cứ để họ đi.” (Ảnh chụp màn hình từ Douyin)

Cư dân mạng Đại Lục: Người giải quyết vấn đề lại chính là người tạo ra vấn đề

Vì ĐCSTQ kiểm duyệt gắt gao thông tin trên mạng, nên cư dân mạng bình luận đầy ẩn ý: “Con hàu đáng thương đến chết vẫn không biết rằng vỏ của nó lại trở thành cái bát đựng chính nó.”

“Tại sao một số vấn đề vĩnh viễn không được giải quyết? Vì người giải quyết vấn đề chính là người tạo ra nó. Họ đang tự biên tự diễn!”

“Cuộc chiến không khói súng đã bắt đầu từ lâu, còn chúng ta thì mới vừa tỉnh ngộ.”

Một người khác ví von: “Trong chuồng cừu lắp đầy camera giám sát, bầy cừu cảm thấy rất tự hào, vì nghĩ rằng sẽ được bảo vệ an toàn. Nhưng thỉnh thoảng lại có con cừu béo biến mất, sau mới biết là bị đưa đi làm món thịt cừu. Bầy cừu rất bối rối: Với chừng ấy camera, sao bọn bắt cừu vẫn làm được?”

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, một lượng lớn học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống, đồng thời điên cuồng xây dựng “ngân hàng nội tạng sống”.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị sát hại một cách tàn bạo. Các học viên Pháp Luân Công là những người đầu tiên vạch trần tội ác phản nhân loại mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ ra toàn thế giới, dù khi đó nhiều người còn nghi ngờ.

Một số phân tích cho rằng hiện nay chính quyền Trung Quốc đã không còn kiêng dè, mà sẵn sàng mổ cướp nội tạng của bất kỳ người dân bình thường nào bị chọn, khiến dư luận phẫn nộ.

Trong năm 2020, các hãng hàng không nhà nước Trung Quốc vận chuyển nội tạng hiến tặng khoảng 1.660 lần, tương đương mỗi ngày có 4-5 nội tạng hiến tặng được vận chuyển. Theo trang web của Trung tâm Quản lý Hiến tạng Người Trung Quốc, tính đến ngày 13/8/2021, đã thực hiện 35.661 ca hiến tạng, với 106.054 nội tạng được hiến tặng.

Ngày 8/5/2024, La Soái Vũ, 28 tuổi, bác sĩ thực tập khoa ghép thận của Bệnh viện Tương Nhã số 2 trực thuộc Đại học Trung Nam, Hồ Nam, rơi từ tầng 15 của một khu dân cư gần bệnh viện và thiệt mạng. Giống như thường lệ, phía chính quyền nhanh chóng kết luận đó là một vụ “tự sát”.

Tuy nhiên, cha mẹ La Soái Vũ phát hiện dấu hiệu giằng co trong ký túc xá, mảnh kính vỡ trên giường, dữ liệu máy tính bị xóa, và điện thoại gửi một tin nhắn kỳ lạ 7 phút sau khi anh rơi. La Soái Vũ từng khẳng định rằng mình không bao giờ tự sát. Những nghi vấn này cho thấy đây có thể là một vụ giết người.

Điều càng chấn động hơn là sau khi khôi phục dữ liệu từ máy tính của con trai, bố mẹ La Soái Vũ tìm thấy 1.119 trang tài liệu chứng cứ, vạch trần tội ác mổ cướp và buôn bán nội tạng người bất hợp pháp do Bệnh viện Tương Nhã số 2 thuộc Đại học Trung Nam thực hiện.

Hiện tại, Tân Cương có 3 trung tâm y tế có khả năng thực hiện cấy ghép nội tạng, và sau khi xây thêm sẽ có tổng cộng 9 trung tâm. Con số này rõ ràng vượt xa nhu cầu của dân số địa phương, làm gia tăng nghi ngờ về việc thu hoạch nội tạng cưỡng chế.

Bình Minh (t/h)