Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây đang gặp lũ lụt, giờ lại thêm thông tin huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu lại bị châu chấu xâm chiếm. Hiện tại vẫn chưa có thông báo liên quan từ truyền thông Chính phủ Trung Quốc, nhưng trên mạng Weibo và Twitter đã có khá nhiều “tiếng còi” của các cư dân mạng. Nông dân địa phương lo lắng rằng đây là “khúc dạo đầu cho một đợt bùng phát dịch châu chấu quy mô lớn”.

p2724311a600123422
Hình ảnh đăng tải trên Weibo cho thấy châu chấu đã xuất hiện ở các thị trấn An Hòa và Thạch Đường, huyện Tuyền Châu, thị trấn Thiệu Thủy đã bị chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. (Ảnh Weibo)

Ngày 30/6, có nhiều cư dân mạng đã đăng tải các video về châu chấu. Thông tin cho biết huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu, ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây chỉ trong một đêm đã bị “đội quân châu chấu xâm chiếm”. Từ video có thể thấy bầy châu chấu bò đầy lên quần áo của nông dân. Người quay video cũng phải thốt lên “Thật kinh khủng”, “đúng là tai họa”, “quá đáng sợ!”

Theo các nguồn tin khác trên Weibo, nạn châu chấu đã lan rộng, đội quân châu chấu xuất hiện ở các thị trấn An Hòa, Thạch Đường, Miếu Đầu, thuộc huyện Tuyền Châu. Thị trấn Thiệu Thủy chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Văn phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tuyền Châu ước tính, chỉ riêng khu vực trồng liễu dọc theo sông Thiệu Thủy bị ảnh hưởng phải vượt quá 100 mẫu. “Từ kinh nghiệm trong lịch sử cho thấy, đây là khúc dạo đầu cho một thảm họa châu chấu bùng phát trên diện rộng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, hậu quả sẽ rất đáng lo ngại.”

p2724281a607957445
Châu chấu phá hoại ở huyện nông nghiệp Tuyền Châu, thuộc Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. (Ảnh: Weibo)

Hiện tại, các tin tức này dường như đã nhận được sự quan tâm từ phía Chính phủ Trung Quốc, nhưng thông báo liên quan vẫn chưa được chính thức công bố.

Loại châu chấu này còn được gọi là “châu chấu đất”, sinh sản một đợt mỗi năm, hầu hết trứng châu chấu đẻ chồng lên nhau ở trong đất. Trứng nở liên tục vào khoảng giữa tháng Năm đến cuối tháng Sáu. Từ cuối tháng Sáu đến giữa tháng Bảy là giai đoạn châu chấu non. Khoảng đầu và giữa tháng Bảy là thời kỳ châu chấu trưởng thành và là thời kỳ gây hại cao điểm. Ngoài việc gây hại cho cây lương thực, nó cũng có thể gây hại cho cây ăn quả và rau. Khi tuổi của côn trùng tăng lên, lực lượng di cư cũng tăng lên và dần dần lan sang đất nông nghiệp. Nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể ăn hết những cây trồng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. 

Một cư dân mạng đã xúc động để lại một bình luận: “Dịch bệnh ở Trung Quốc (Bệnh viêm phổi Vũ Hán), dịch châu chấu, thảm họa lũ lụt, mưa đá, tuyết vào tháng Sáu. Rồi còn gì nữa, bạn có biết rằng đang có một dịch sốt lợn mới ở Trung Quốc, lần này nó sẽ lây nhiễm sang người…

Một cư dân mạng khác chia sẻ: “Dịch viêm phổi, sốt lợn, bệnh dịch hạch, cúm gia cầm, dịch châu chấu, động đất, lũ lụt, mưa bão, mưa đá, hạn hán, chiến tranh, tuyết tháng Sáu, gió đen, vòi rồng, cầu vồng đôi và những lời tiên tri khác đều đang ứng nghiệm.”

Thiên Bình

Xem thêm: