Chủ nghĩa cộng sản và những bộ mặt biến hóa khôn lường (P1)
- Nguyễn Vĩnh
- •
Giới chính trị phương Tây thường hay đối đầu nhau theo cách này: những người cánh tả lên án những người cánh hữu là phát-xít, những người cánh hữu lên án những người cánh tả là cộng sản. Điều kỳ lạ là ở chỗ, dù trong quá khứ, phát-xít và Liên Xô đối đầu nhau như nước với lửa, nhưng thực tế, Hitler lại tự nhận mình là người theo chủ nghĩa xã hội, Đức Quốc xã thực chất lại là quốc gia của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa cộng sản, cũng là hình thái được bàn đến chi tiết nhất trong chủ nghĩa cộng sản. Các quốc gia theo đuổi chủ nghĩa cộng sản đều xây dựng chế độ của mình trên mô hình chủ nghĩa xã hội. Đây quả thật là một điều “kỳ quái”. Câu trả lời cho vấn đề này thực chất rất đơn giản: Chẳng phải mọi người vẫn thường nói với nhau “Đừng nghe những gì người cộng sản nói, hãy xem những gì họ làm” hay sao? Bản chất của chủ nghĩa cộng sản và các phong trào cộng sản trên thế giới nói chung là tính biến hóa khôn lường, thay hình đổi dạng, dễ mê hoặc lòng người.
Đức Quốc xã là quốc gia của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei – National Socialist German Workers’ Party). Ở phương Tây, nó còn được gọi là Nazi. Cái tên Nazi này lúc đầu gọi đầy đủ là Nazi-Sozi (National Socialism – Chủ nghĩa xã hội quốc gia), xuất phát từ bộ trưởng tuyên truyền của phát-xít khi đó là Goebbels. Sau này, những người cộng sản vì sự nhạy cảm đó mà lược bỏ chữ “Sozi” (Socialism) vốn là danh từ chính, chỉ để lại phần bổ nghĩa “Nazi” (National). Đây chính là nguồn gốc của cái tên Nazi. Ngoài ra, họ còn gọi Đức Quốc xã là phát-xít, cố gắng tách nó khỏi phong trào cộng sản. Thực chất nó là một phần của phong trào cộng sản (xem kỳ 4).
Ngày nay, nếu đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và các hình thái của nó, người ta sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chủ nghĩa cộng sản có mặt ở khắp mọi nơi, mang theo đủ loại bộ mặt khác nhau, với biểu hiện có tính mâu thuẫn: chế độ chuyên chế, chế độ dân chủ; kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường; kiểm soát ngôn luận toàn diện, tự do ngôn luận cực đoan; nước thì phản đối đồng tính, nước lại hợp pháp hóa đồng tính; có lúc trắng trợn phá hoại môi trường, có lúc hô hào bảo vệ môi trường… Những điều này không phải ít gặp nếu thực sự nghiêm túc nghiên cứu về phong trào cộng sản.
Nhiều người không biết rằng, chủ nghĩa cộng sản có thể chủ trương bạo lực cách mạng, nhưng cũng có thể tín phụng diễn biến hòa bình. Nó có thể biểu hiện thành một loại chế độ kinh tế chính trị, cũng có thể biểu hiện thành một trào lưu tư tưởng văn hóa nghệ thuật. Nó có thể biểu hiện là chủ nghĩa lý tưởng thuần túy, cũng có thể biểu hiện là âm mưu máu lạnh. Các chế độ cộng sản chuyên chế chỉ là một trong những hình thái biểu hiện của cộng sản. Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông kỳ thực chỉ là một bộ phận của trào lưu cộng sản, chứ không phải là toàn bộ.
Có một số người hẳn là đã từng thắc mắc, có rất nhiều nhà lãnh đạo cộng sản từng đi du học ở phương Tây, có rất nhiều thế hệ đỏ kế tiếp từng hưởng thụ sự tự do ở phương Tây, tại sao khi quay về quốc gia của mình, họ vẫn thi hành chủ nghĩa cộng sản? Kỳ thực có một số người ở các quốc gia cộng sản khi tới phương Tây cũng nhận ra một thực tế rằng, dù phương Tây không có bạo lực cách mạng, nhưng rất nhiều điều ở xã hội này lại giống như lý thuyết cộng sản, giống như đang thực hành chủ nghĩa cộng sản vậy. Từ việc thu thuế rất nặng, các chính sách kinh tế bán kế hoạch, mong muốn kéo hẹp khoảng cách giàu nghèo, cho đến phúc lợi vô cùng cao, khiến người ta có thể thất nghiệp ngồi nhà, không làm mà vẫn hưởng cho đến hết đời. Đây chẳng phải là điều chủ nghĩa cộng sản rao giảng hay sao?
Dù không muốn, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng ở một mức độ nào đó, toàn thế giới vẫn đang say mê trong trào lưu cộng sản.
- Kỳ 1: Chủ nghĩa cộng sản bạo lực và chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực
- Kỳ 2: Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Kỳ 3: Những cuộc vận động cộng sản xuyên thấu xã hội phương Tây
- Kỳ 4: Bản chất cách vận động quần chúng của trào lưu cộng sản
- Kỳ 5: Ảo tưởng chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ tắt
*
Kỳ 1 – Chủ nghĩa cộng sản bạo lực và
chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực
1. Trào lưu cộng sản và hai xu hướng
Trong suy nghĩ của rất nhiều người, Đảng Cộng sản và bạo lực là không tách rời nhau, việc này xuất hiện cũng là có nguyên nhân. Từ xưa đến nay, Đảng Cộng sản không hề tránh né việc nói đến bạo lực. Trên thực tế, trong “Tuyên ngôn Cộng sản”, Marx đã viết:
“Người Cộng sản không thèm che giấu quan điểm và ý đồ của mình. Họ công khai tuyên bố: mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chế độ xã hội hiện đang tồn tại.” [1]
Sau hơn 100 năm tuyên ngôn này ra đời, cách mạng cộng sản của Nga và Trung Quốc đều lấy bạo lực làm thủ đoạn chủ yếu, khiến con người thế gian không ngờ đến một loại hình thức biểu hiện khó nhận biết hơn của chủ nghĩa cộng sản: chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực.
Chủ nghĩa Marx phái bạo lực cách mạng lấy Lenin làm đại biểu. Lenin đã “phát triển” chủ nghĩa Marx từ hai phương diện. Theo Marx, cách mạng cộng sản trước tiên sẽ bùng nổ ở những quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển, nhưng Lenin lại cho rằng, ở những nước lạc hậu như Nga có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một điểm quan trọng khác mà Lenin đề xướng là, giai cấp công nhân không thể tự phát sản sinh ý thức giai cấp và nhu cầu làm cách mạng, nhất thiết phải từ bên ngoài mà đưa nhu cầu làm cách mạng vào giai cấp công nhân. Vì thế, phải tổ chức một đảng chính trị với đảng viên là các nhà cách mạng chuyên nghiệp, có kỷ luật nghiêm khắc, chính là Đảng Cộng sản.
Bản chất thật của “Học thuyết Xây dựng Đảng” của Lenin có thể nói ngắn gọn là: lấy các tổ chức băng đảng lưu manh và khủng bố gắn vào học thuyết chính trị kinh tế của Marx, thiết kế ra một con đường cướp chính quyền.
Nhưng Marx-Lenin không phải là “ngôi sao đỏ” duy nhất trong trào lưu cộng sản. Hitler cũng là một “ngôi sao đỏ” không kém. Cũng giống như chủ nghĩa cộng sản, Đức Quốc xã duy trì một chế độ độc tài toàn trị, chỉ là con đường nó đi khác nhau. Ở một kỳ sau, chúng ta sẽ phân tích rõ tại sao nó nằm trong trào lưu cộng sản.
Ngoài những “ngôi sao đỏ” ấy, còn có một “ngôi sao đen” khó nhận biết hơn. Vào năm thứ hai sau khi Marx qua đời, năm 1884, Hội Fabian của Anh ra đời, chủ trương lấy phương thức tiệm tiến để thực hiện chủ nghĩa xã hội. Tên của Hội Fabian bắt nguồn từ tên của vị tướng La Mã cổ đại Quintus Fabius Maximus Verrucosus. Vị tướng này nổi tiếng nhờ chiến thuật chạy trốn, trì hoãn. Biểu tượng của Hội Fabian là một con chó sói đội lốt cừu. Trong Tiểu luận về Fabian, tập san đầu tiên do hội này xuất bản, ngay trang bìa có câu:
“Hiện giờ phải chờ đợi, giống như Fabius chiến đấu với Hannibal năm xưa, mặc dù nhiều người chỉ trích ông ta trì hoãn thời gian, ông ta vẫn cực kỳ nhẫn nại; một khi thời cơ đến thì phải giống như Fabius, dốc toàn lực xuất kích, nếu không thì chờ đợi cũng bằng không, phí công vô ích.” [2]
2. Chiến lược của “ngôi sao đen”
Hội Fabian chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội một cách từ từ, vì thế đã chủ trương chiến lược “thẩm thấu” bằng cách lợi dụng mọi sơ hở. Hội Fabian không những không hạn chế hoạt động của thành viên của mình, mà còn cổ vũ họ đi làm tùy tùng của những nhân vật quan trọng như bộ trưởng trong nội các, quan chức chính trị cao cấp, nhà công nghiệp lớn, hiệu trưởng trường đại học, giáo chủ, v.v.. Các thành viên của họ còn có thể trực tiếp gia nhập những đoàn thể khác, để tiện bề thông qua những con đường này, đưa những tư tưởng chủ nghĩa xã hội tới những nhân vật ra quyết sách quan trọng.
Chủ tịch Hội Fabian, Sidney Webb đã viết:
“Chúng ta tin tưởng kiên định vào ‘chính sách thâm nhập’ của chúng ta, có nghĩa là, không những phải tiêm tư tưởng chủ nghĩa xã hội và kế hoạch chủ nghĩa xã hội vào tư tưởng của những người hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, mà đồng thời cũng phải tiêm vào trong tư tưởng của những người có kiến giải khác với chúng ta, chúng ta không tốn công sức mà tiến hành loại tuyên truyền này với những người Đảng Tự do hoặc những người trong chủ nghĩa cấp tiến; không chỉ tiến hành tuyên truyền trong những người vận động công hội và những người theo chủ nghĩa hợp tác, mà còn tiến hành tuyên truyền trong những chủ lao động cho tới chuyên gia tài chính. Chỉ cần có cơ hội, chúng ta sẽ tấn công vào họ bằng những quan niệm và kế hoạch phù hợp với phương hướng của chúng ta.” [3]
Đây là nguồn gốc của thực tế tại sao khi đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và các hình thái của nó, người ta thấy nó xuất hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội, trong mọi nhóm vận động khác nhau.
Trong những thành viên của Hội Fabian có rất nhiều phần tử thanh niên trí thức, họ đi khắp nơi diễn thuyết, xuất bản sách, tạp chí, sổ tay, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Trong thế kỷ 20, Hội Fabian bắt đầu tiến vào chính trường. Một trong bốn ông lớn của Hội Fabian là Webb trở thành đại biểu của phái Fabian trong Ủy ban Đại biểu Lao động vừa mới thành lập của Công Đảng. Ông ta soạn thảo điều lệ đảng, phác thảo cương lĩnh đảng, chỉ đạo các chính sách cho Công đảng, nỗ lực đưa chủ nghĩa xã hội Fabian trở thành tư tưởng chỉ đạo của đảng này. Ảnh hưởng của Hội Fabian ở Hoa Kỳ cũng rất lớn, có không chỉ một đoàn thể chủ nghĩa Fabian, mà ảnh hưởng của tư tưởng Fabian ở các khoa, viện khoa học xã hội của các trường đại học nổi tiếng là rất lớn.
3. Hai mặt của phong trào cộng sản
Cho dù là chủ nghĩa cộng sản bạo lực của Lenin hay chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực của Hội Fabian thì đằng sau đều là phong trào cộng sản, mục đích cuối cùng của chúng không có gì khác biệt. Vì thế, chủ nghĩa cộng sản bạo lực của Lenin không bài xích thủ đoạn phi bạo lực.
Trong cuốn sách “Bệnh ấu trĩ của ‘phe cánh tả’ trong phong trào chủ nghĩa cộng sản” (Left-Wing Communism: An Infantile Disorder), Lenin đã phê bình nghiêm khắc Đảng Cộng sản Tây Âu vì từ chối hợp tác với công đoàn “phản động”, hay từ chối gia nhập hoạt động của nghị viện các quốc gia “tư bản”. Lenin viết:
“Nghệ thuật của chính trị gia (cho tới lý giải chính xác của người cộng sản đối với nhiệm vụ bản thân) là phán đoán chính xác dưới những điều kiện nào, dưới thời cơ nào thì đội tiên phong giai cấp vô sản có thể giành được chính quyền, có thể nhận được sự ủng hộ hết mình của giai cấp công nhân và giai tầng rộng khắp gồm tầng lớp lao động và quần chúng lao động không thuộc giai cấp vô sản trong quá trình giành chính quyền và sau khi giành chính quyền thành công, có thể thông qua giáo dục, huấn luyện và thu hút quần chúng lao động càng ngày càng nhiều mà duy trì, củng cố và khuếch đại sự thống trị của mình.” [4]
Lenin nhấn mạnh hết lần này đến lần khác rằng tại phương Tây, người cộng sản nhất thiết phải che giấu ý đồ thực sự của mình. Vì để thâu tóm quyền lực chính trị mà họ có thể hứa hẹn và thỏa hiệp bất kỳ điều gì. Nói cách khác là để đạt được mục đích của mình thì người cộng sản không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Trong quá trình thâu tóm quyền lực, Bolshevik của Nga và ĐCSTQ thực sự đã phát huy hai thủ đoạn là bạo lực và lừa dối hết mức có thể.
Điều mà khá ít người chú ý là, trường phái chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực kỳ thực cũng không bài xích bạo lực. Một trong những nhân vật đại biểu của Hội Fabian của Anh, nhà viết kịch Bernard Shaw, từng viết:
“Tôi cũng nói rõ rằng: không có thu nhập đồng đều thì không có chủ nghĩa xã hội, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không có chỗ cho sự nghèo khó. Bất kể nguyện ý hay không, bạn đều sẽ bị cưỡng chế ăn no, mặc ấm, có nhà ở, được học hành, được bố trí việc làm. Nếu như phát hiện hạnh kiểm và sự chuyên cần của bạn không xứng với đãi ngộ thì bạn sẽ bị giết chết một cách nhẹ nhàng.” [5]
Hội Fabian giỏi ngụy trang, đã tuyển chọn được Bernard Shaw giỏi ăn nói, che đậy mục đích thực sự của chủ nghĩa xã hội phi bạo lực một cách thân thiện, dễ nghe, chỉ đến sau cùng mới cho thấy tính bạo lực của nó. Trong thời kỳ chủ nghĩa cộng sản ở các quốc gia phương Tây vận động mạnh mẽ, phần tử Đảng Cộng sản và các loại tổ chức công khai, vì để áp chế những ngôn luận bất đồng, mà kích động, mê hoặc thanh niên tạo nên một bầu không khí khủng bố, khiến ai cũng cảm thấy bất an. Họ không tiếc tay sử dụng thủ đoạn bạo lực, đánh đập, cướp bóc, phóng hỏa, nổ bom, ám sát, nhằm quấy rối và đe dọa kẻ thù. Mô thức hành vi này so với Đảng Cộng sản là giống nhau như đúc. Đó cũng là mô thức diễn ra trong các vụ bạo loạn trong biểu tình ở phương Tây ngày nay.
Người cộng sản núp dưới những vỏ bọc hết sức đa dạng và phức tạp, dùng các loại danh nghĩa khác nhau khiến người ta khó lòng phòng bị. Chủ nghĩa tự do, thuyết tiến bộ, trường phái Frankfurt, chủ nghĩa Marx mới, thuyết biện chứng, trào lưu văn hóa nghịch dòng vào những năm 1960, vận động hòa bình phản chiến, bình đẳng giới, giải phóng tình dục, hợp pháp hóa đồng tính, nữ quyền, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội, phải đạo chính trị, kinh tế học Keynes (Xem bài: Nền kinh tế thị trường tự do và sai lầm của Hoa Kỳ hiện đại), các trường phái nghệ thuật tiên phong, văn hóa đa nguyên… những trào lưu hoặc vận động này, hoặc đến từ chủ nghĩa cộng sản, hoặc bị lợi dụng để thực hiện mục đích của nó.
Điều đáng chú ý là rất nhiều người tham gia vào trào lưu hoặc vận động này không biết được mục đích thật sự đằng sau của chúng, họ cảm thấy mình làm rất đúng, điều chủ trương cũng rất nhân văn, và thường phân bua rằng chỉ có “một số ít người xấu” lợi dụng trào lưu đó để làm việc xấu. Đúng là như vậy, nhưng quan trọng là khi điều xấu xảy ra, không có mấy ai bị lợi dụng đủ tỉnh táo để nhìn thấu nó.
Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập
Chú thích:
[1] Karl Marx, Manifesto of the Communist Party (Marx/Engels Internet Archive),
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.
[2] A.M. McBriar, Fabian Socialism and English Politics, 1884–1918. (Cambridge: Cambridge University Press, 1966), p. 9.
[3] Mary Agnes Hamilton, Sidney and Beatrice Webb A Study in Contemporary Biography (Sampson Low, Marston & Co. Ltd.).
https://archive.org/stream/in.ernet.dli.2015.81184/2015.81184.Sidney-And-Beatrice-Webb_djvu.txt
[4] Vladimir Ilyich Lenin, “Left-Wing” Communism: an Infantile Disorder (Marxists.org).
Từ khóa chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản