Chuyện học-đọc: Con gà có trước hay quả trứng có trước?
- Nguyễn Quốc Vương
- •
Khi bàn về chuyện phải học-đọc để thay đổi cuộc sống, nhiều người Việt hay tư duy kiểu “Lương thế này thì chỉ làm thế ấy thôi”, “Ôi giời em chỉ là công nhân học làm gì”, “Việc em làm cứ khỏe là được cần gì đọc?”…
Tư duy như vậy đúng 50%! Nhưng nếu nghĩ kĩ hơn sẽ thấy nếu chịu khó học hỏi, đọc, vươn lên không ngừng thì mọi thứ xung quanh có thể sẽ thay đổi từ thái độ của người chủ, người sử dụng lao động, đồng nghiệp đến công việc.
Một người thợ chỉ biết làm công việc máy móc thuần túy khác với một người thợ biết tư duy công việc đó trong mối quan hệ với những thứ khác ở xung quanh.
Đơn giản hơn một người bán phở mà biết cả nấu phở lẫn biết về văn hóa bán hàng, tiếp thị, thương hiệu… sẽ tốt hơn nhiều, bán hàng tốt hơn nhiều.
Tức là học-đọc không bao giờ là thừa cả.
Hơn nữa, học-đọc là việc chuẩn bị cho cả tương lai. Khi cơ hội có được việc làm mới, chỗ làm mới, công việc mới, đối tác mới… đến, người ta chỉ có thể tận dụng được, nắm được khi có sự chuẩn bị chu đáo. Nói đúng hơn là bằng quá trình học-đọc liên tục của mình, người ta đang dần dần tạo ra cơ hội.
Rất buồn khi thấy ý thức học tập liên tục, cầu thị ở người Việt ta thấp. Đọc càng ít nữa. Học-đọc đa phần theo kiểu đối phó, mùa vụ. Thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông xong mà đi làm là gần như tuyệt giao với sách vở, không đọc, không học gì nữa.
Thật lãng phí.
Cuộc sống quả thật luôn có nhiều bế tắc, nhưng bế tắc đầu tiên thường là nằm trong chính tư duy của cá nhân nhất là những chuyện liên quan đến cuộc sống thường ngày.
Nguyễn Quốc Vương
Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Xem thêm:
- Muốn viết ngắn, nói ngắn mà hay thì phải đọc… dài!
- Không đọc sách có giỏi được chuyên môn không?
- Bao nhiêu người Việt có khả năng đọc sách tiếng Anh nguyên tác?
Mời xem video:
Từ khóa đọc sách Nguyễn Quốc Vương