Trong những ngày đông giá lạnh, rất nhiều lao động nhập cư ở trong những căn nhà thuê đơn sơ tại phía nam Bắc Kinh đã bị xua đuổi tàn nhẫn, họ phải lang thang tìm chốn cư ngụ khắp nơi; trong khi một nơi khác tại Bắc Kinh, nhiều bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu đang căm phẫn khi chứng kiến cảnh trẻ em tại một nhà trẻ bị ngược đãi. Họ có chung đối tượng để căm hận: Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

bac kinh duoi dan nha cu
Lao động nhập cư tại Bắc Kinh bị xua đuổi tàn nhẫn, họ phải lang thang khắp nơi tìm nơi cư ngụ. (Ảnh từ internet)

“Bắc Kinh hoan nghênh bạn”

Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), hôm Thứ Hai (ngày 27/11), ông Từ (52 tuổi), một người bán hàng ăn trong một căn nhà tạm đơn sơ đã bị buộc phải thu dọn đồ ra đi. Chính quyền gia hạn cho ông ba ngày phải rời khỏi địa bàn. Lúc này ông chợt nhớ lại thời điểm Thế vận hội năm 2008 chính quyền Trung Quốc ca bài “Bắc Kinh chào đón bạn”.

“Bây giờ họ đuổi chúng tôi đi”, ông Từ, người di chuyển từ Cát Lâm đến Bắc Kinh mưu sinh vào năm 2000, nói: “Tôi hận ai? Tôi hận ĐCSTQ! Tôi phải hận nó.

Ông Từ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn lao động nhập cư bị chính quyền Trung Quốc trục xuất thô bạo khỏi khu nhà thuê, lấy cớ vì vấn đề an ninh nên phải trục xuất những “người thuộc giai tầng thấp”, vậy là vô số người đã bị mất nơi ở phải lưu lạc trong gió lạnh. Cùng lúc, một sự kiện khác gây chấn động Bắc Kinh: những đứa trẻ, con cái của tầng lớp trung lưu Bắc Kinh, bị ngược đãi nghiêm trọng tại một nhà trẻ ở phía đông Bắc Kinh.

23844465 10159557815125244 3785978145430898785 n 1
Cảnh màn trời chiếu đất của lao động nhập cư Bắc Kinh

Theo hãng tin Bloomberg, cho dù chính quyền tăng cường xoa dịu thái độ bất bình của công chúng, nhưng mức sống và chất lượng sống của mọi người gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nắm quyền lực của ĐCSTQ.

Xem thêm:

“Trung Quốc mộng” vỡ tan

Hãng tin Bloomberg dẫn lại quan điểm của một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc rằng trong một tuần cả người nghèo lẫn người giàu Trung Quốc đều phẫn nộ. Cưỡng bức di dời đã phá tan “Trung Quốc mộng” của hàng triệu lao động nông thôn lên thành phố mưu sinh, bê bối tại nhà trẻ làm cho những bậc cha mẹ tầng lớp trung lưu đang ra sức phấn đấu vì tốt đẹp của thế hệ tương lai cảm thấy bàng hoàng.

Trong quá khứ, ĐCSTQ từng bị chửi rủa vì những vấn đề như sữa bột độc hại, sương mù ô nhiễm cùng thảm họa công nghiệp. Nhưng trong chuyện lao động nông thôn nhập cư bị xua đuổi và trẻ thơ bị hành hạ này, số người quan tâm còn cao hơn nhiều, trên mạng xã hội người ta phản ứng mạnh mẽ hơn, thậm chí vấn đề có thể trở thành giọt nước làm tràn ly!

Hôm Thứ Hai (27/11), chính quyền thành phố Bắc Kinh không trả lời câu hỏi mà Bloomberg đưa ra liên quan đến vấn đề chính quyền có kế hoạch gì trước sự công phẫn của công chúng.

Thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu của RYB Education (Hồng Hoàng Lam) đã giảm gần 40% trên thị trường chứng khoán New York. Công ty này có cơ sở tại khoảng 300 đô thị ở Trung Quốc, có khoảng 1300 trung tâm giữ trẻ và 500 trường mầm non.

“Chúng ta không chấp nhận làm dê thế tội”

Thứ Bảy tuần trước, cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ một nữ giáo viên 22 tuổi vì nghi ngờ liên quan đến xâm hại trẻ em, cho biết đang tiến hành điều tra. Tổ chức Giáo dục Hồng Hoàng Lam cho biết, họ đã sa thải nữ giáo viên này cùng hiệu trưởng nhà trường. Đồng thời nhà trường cũng nâng cao tính an toàn, chọn ra một đội ngũ “tinh anh” để bảo đảm mọi hoạt động diễn ra bình thường.

nguoc dai tre em hong hoang lam
Vụ bạo hành trẻ em tại trường mầm non Hồng Hoàng Lam Bắc Kinh

Một người chia sẻ trên mạng: “Chúng ta không chấp nhận làm con dê thế tội. Chúng ta phải xem xét triệt để những vấn đề tồn tại rộng khắp trong hệ thống giáo dục.”

Hôm Thứ Hai (27/11), truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, cảnh sát Bắc Kinh đang điều tra một nhà trẻ khác bị phụ huynh tố cáo, con của họ cũng bị tiêm loại thuốc gì đó không rõ. 

Phía sau việc trục xuất “người giai tầng thấp”

Hôm Thứ Hai (27/11), trả lời phỏng vấn của Bloomberg, một số người dân tỏ ra hoài nghi về thanh minh của chính quyền Bắc Kinh đưa ra vào ngày 20/11. Theo phía chính quyền, những khu nhà thuê có nhiều người ở chen chúc, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, vì thế những lao động nhập cư đến từ nông thôn này cần phải rời khỏi.

Trả lời phỏng vấn Reuters, những lao động nhập cư này cho rằng, thảm họa cháy tại khu Đại Hưng ở Bắc Kinh đã làm 19 người thiệt mạng, chính quyền phải quan tâm hơn đến an toàn của khoảng 8 triệu lao động nhập cư khác ở Bắc Kinh, chứ không phải xua đuổi họ.

Có người cho rằng mục đích thực sự của Bắc Kinh là để giới hạn dân số ở mức 23 triệu người, Bắc Kinh đang chuyển hướng kinh tế vào lĩnh vực kỹ thuật và tài chính, đồng thời nỗ lực cải thiện môi trường sống, phải thu hút những người tài năng nhất và “tập trung giải tỏa lớp người tầng thấp”.

“Đổi lồng thay chim”

Ông Đàm Tự Tường (Tan Xuxiang), Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Bắc Kinh đã kể lại vấn đề Bắc Kinh trục xuất người nhập cư ngoại tỉnh. Ông nói Bắc Kinh phải “đổi lồng thay chim”, sẽ từng bước đào thải thị trường nông nghiệp, xây dựng chính sách kích thích tăng trưởng thật mạnh, phát triển lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao.

Trên mạng xã hội chia sẻ rất nhiều ảnh về cảnh người lao động nhập cư đang  xách theo đồ đạc lang thang trong giá rét, không nơi nương thân một cách tuyệt vọng. Có người còn nói, chính quyền yêu cầu họ phải rời khỏi trong vòng 15 phút.

DOjAM6BWsAEPsoZ
Lao động nhập cư phải cuốn gói rời khỏi nơi cư trú

Lý Thạch (Lidan), giáo sư kinh tế Đại học Sư phạm Bắc Kinh là người chuyên nghiên cứu vấn đề phân phối thu nhập cho biết: “Hành động này không chỉ khiến người vùng khác bất mãn với Bắc Kinh, còn khiến những người bị đối xử bất công sinh lòng thù hận xã hội.” “Chuyện này nhiều khả năng sẽ gây mâu thuẫn xã hội nguy hiểm.”

Blog Lâm Nghiên

Xem thêm: