Trên thế giới có nhiều người bị bóc lột sức lao động để làm ra những sản phẩm cao cấp, nhưng cả đời họ đều không có cơ hội sở hữu, thậm chí là nhìn thấy những sản phẩm mà mỗi ngày họ cực khổ làm ra.

Trong thực tế, một số lao động nô lệ đã bắt đầu làm việc từ khi còn nhỏ, thậm chí họ còn không biết được nơi mà họ làm việc to lớn đến thế nào, mỗi ngày bị đánh đập và hành hạ. Họ cho rằng có thể mượn công việc để cải thiện phần nào cuộc sống, nhưng thật ra mọi thứ chỉ là sự bắt đầu của khổ đau. Có lao động định kỳ bị chuyển đến những quốc gia khác nhau, ở những nước đó họ không có thân phận hợp pháp, vì vậy nên không có bất cứ sự bảo vệ nào của luật pháp. Theo thống kê, hiện nay có hàng chục triệu lao động nô lệ, thậm chí còn nhiều hơn trước đây rất nhiều.

1. Sô cô la

Những người lao động cực khổ để thu hoạch cacao thường là lao động trẻ em, những em nhỏ này đến từ các nước nghèo (như Mali ở Tây Phi), trong đó còn có những đứa trẻ bị bắt cóc. Ngoài ra, có những gia đình nghèo túng sẽ bán con của họ… Những công xưởng bóc lột chỉ cần 30 đô-la là có thể có được một đứa trẻ làm việc bất kể ngày đêm.

8 sản phẩm thường nhật có thể là sản phẩm của bóc lột lao động
(Ảnh: Electrolito, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

2. Sản phẩm điện tử

Có rất nhiều công xưởng điện tử có hoàn cảnh làm việc rất kém, chẳng khác gì địa ngục. Thời gian làm việc lên đến 100 giờ mỗi tuần, nhưng lại không được nhận bất cứ phí tăng ca nào. Các công xưởng điện tử còn ép lao động ký vào điều khoản “Nếu bị thiệt mạng vì môi trường lao động kém thì người nhà không được kiện công ty”.

3. Quần áo

Nếu như bạn từng nghi ngờ vì sao quần áo lại rẻ như vậy thì có thể là do nơi sản xuất hoàn toàn không trả lương lao động. Chẳng hạn ở Bangladesh có một vấn đề rất lớn: sự bóc lột ở xưởng gia công quần áo. Tuy chính phủ nỗ lực muốn cải thiện tình hình bóc lột ở công xưởng, nhưng các xưởng gia công quần áo nước ngoài lại là nguồn kinh tế chủ yếu của địa phương, căn bản không thể yêu cầu các xưởng này rời khỏi Bangladesh. Theo rất nhiều cuộc điều tra bí mật thì không có gì lạ khi lao động trẻ em làm việc những công xưởng bóc lột này .

8 sản phẩm thường nhật có thể là sản phẩm của bóc lột lao động
(Ảnh: USAID, Public Domain)

 4. Cao su

Ở Liberia (nước cộng hòa nằm ở phía Tây Châu Phi), giá bán cao su rất thấp, thậm chí còn có thể trả giá. Tuy cao su là sản phẩm quan trọng, chủ chốt nhất của Liberia, nhưng họ không có nhiều quy định bảo vệ an toàn cho người lao động.

5. Dầu cọ

Các nhà kinh doanh dầu cọ dùng “bảo đảm về lương” để lừa lao động đến những nông trường rất xa nhà, đến khi lao động đến nơi rồi thì tất cả tiền lương đều không giống như đã thương lượng. Lao động nô lệ bị ép phải ký hợp đồng bán thân, nếu như muốn chạy trốn thì sẽ bị đánh đập.

Embed from Getty Images

Nơi sinh hoạt kiểu “nhà tù” dành cho người thu hoạch dầu cọ tại Langkat, Indonesia.

6. Túi xách giả

Công xưởng làm túi xách giả thuê trẻ em đến làm túi xách giả các hãng nổi tiếng. Để tránh cảnh sát phát hiện ra, chủ thuê thậm chí đánh gãy chân các em nhỏ, để các em không còn chạy ra ngoài chơi được nữa.

7. Kim cương

Mọi người đã từng xem bộ phim “Kim cương máu” (Blood Diamond – 2006) chưa? Bộ phim lấy bối cảnh là cuộc nội chiến ở Sierra Leone vào năm 1999 đã miêu tả những cuộc giao dịch kim cương dơ bẩn và sự thống khổ của người dân Sierra Leone trong cuộc nội chiến.

8 sản phẩm thường nhật có thể là sản phẩm của bóc lột lao động
(Ảnh: Eran Avish, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

8. Tôm

Ở Thái Lan có rất nhiều người dân di cư từ nước ngoài sẽ nhờ những người môi giới giúp tìm công việc. Nhưng các bên môi giới này không hề cho họ cơ hội làm việc mà bán họ cho các công xưởng làm tôm. Từ đó các lao động nô lệ bị nhốt trên tàu, làm việc không tốt sẽ bị đánh là chuyện diễn ra thường ngày.

*

Những sản phẩm trên được làm ra từ mồ hôi và nước mắt của những người nô lệ, đối với chúng ta thì chỉ là những thứ dễ dàng có được, nhưng lại không biết được rằng để làm ra những sản phẩm này, người nào đó đã phải mất đi tính mạng hoặc tự do. Trên thế giới vẫn còn rất nhiều nô lệ không công khai đang bị bóc lột.

Tất nhiên là không phải toàn bộ những ông chủ của các công ty sản xuất 8 sản phẩm trên đều thực hiện việc bóc lột lao động, còn có nhiều công ty làm ăn chân chính. Hy vọng rằng theo sự phát triển của thời đại, số lượng lao động nô lệ và bóc lột lao động có thể dần dần giảm đi.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tâm Di

Xem thêm:

Mời xem video: