Đôi khi, vì tò mò mà chúng ta vô tình chạm vào một số đồ vật, nhưng đằng sau chúng có thể ẩn chứa những câu chuyện và cảm xúc của người khác. Do đó có câu nói: “Ba thứ không thể chạm vào, nếu chạm thì sẽ rắc rối”. Vậy ba thứ này là gì?

rắc rối
Cây trúc là biểu tượng cho sự tôn nghiêm, chính trực của người quân tử thời xưa. (Ảnh: Ori Artiste/ Shutterstock)

1. Không chạm vào đầu của đàn ông và eo của phụ nữ

Vì sao lại nói như vậy? Trong quan niệm truyền thống, đàn ông là trụ cột trong gia đình, tóc là nơi cao nhất trong thân thể, vì vậy tóc được xem là biểu tượng cho sự tôn nghiêm và sức mạnh của người đàn ông. Do đó, không được phép chạm vào đầu tóc của đàn ông. Đây là thể hiện của chuẩn mực văn hóa. 

Tuy nhiên, ngày nay, nam giới ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến ngoại hình và chăm sóc bản thân, dẫn đến việc coi nhẹ việc để người khác chạm vào tóc mình. Đây đã là chuyện thường tình, không còn bị coi là hành vi vô lễ nữa. Hơn nữa, xã hội ngày nay có xu hướng khuyến khích con người thể hiện sự quan tâm, tình cảm đối với người khác. Bạn bè sẽ vỗ vai nhau hoặc vỗ nhẹ tóc để thể hiện sự ấm áp, thân thiết. Thế nhưng những người giữ chuẩn mực sống truyền thống thì vẫn xem trọng quy tắc này.

Vậy tại sao không được chạm vào eo của phụ nữ? Eo của phụ nữ tượng trưng cho việc sinh con và sự ổn định của gia đình, vì vậy việc chạm vào eo phụ nữ bị coi là hành động thô lỗ, cản trở đời sống riêng tư của họ. Quy tắc này là thể hiện sự gia giáo trong văn hóa truyền thống. 

Trong xã hội hiện đại, việc chạm vào eo phụ nữ vẫn bị coi là hành vi xâm phạm thân thể và quyền riêng tư cá nhân của họ. Do đó hành vi này vẫn bị nhiều người coi là hành vi bất lịch sự, thái quá.

Khi xã hội không ngừng thay đổi và tiến bộ, mọi người có những quan điểm khác nhau về hành động chạm vào thân thể người khác. Trong một số xã hội bảo tồn giá trị truyền thống, người ta vẫn nhấn mạnh việc tuân thủ các quy tắc này như một biểu hiện của di sản văn hóa.

2. Đừng chạm vào rìu thợ mộc hoặc dao kéo của thợ cắt tóc

Rìu của thợ mộc và dao kéo của thợ cắt tóc là hai thứ đại diện cho tính đặc thù của những nghề nghiệp này và chúng đều được coi trọng như nhau.

Chạm vào rìu của thợ mộc có thể làm xúc phạm họ vì nó tượng trưng cho tay nghề và tinh thần của người thợ, cũng là công cụ cũng như nguồn sinh kế của họ. Tương tự, dao kéo của thợ cắt tóc là một trong những dụng cụ quan trọng nhất trong công việc của họ. Việc chạm vào thứ này không chỉ liên quan đến vấn đề vệ sinh, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng tay nghề chuyên môn của thợ cắt tóc.

Tất nhiên mỗi người có một quan điểm sống riêng, bạn có thể xem việc chạm vào những đồ vật này là không phải vấn đề gì nặng nề. Nhưng người khác có thể không nghĩ như vậy, nhất là đối với những đồ vật mà họ xem trọng. Vì vậy chúng ta nên ghi nhớ lời khuyên này, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và lễ tiết, đồng thời tôn trọng nghề nghiệp và công việc của người khác. Chỉ có sự tôn trọng lẫn nhau, chúng ta mới có thể cùng chung sống hòa hợp.

4. Đừng chạm vào hành lý của đàn ông độc thân

Đàn ông độc thân thường sống một mình, vali của họ có thể chứa nhiều vật dụng cá nhân và sự riêng tư. Việc chạm vào vali không chỉ là hành vi xâm phạm quyền riêng tư mà còn hàm ý không tôn trọng lối sống độc thân của họ.

Quy tắc này tưởng chừng như ngớ ngẩn nhưng thực chất lại ẩn chứa một số khái niệm đạo đức sâu sắc. Bởi vì có thể trong vali của đàn ông độc thân không có gì đặc biệt riêng tư, nhưng rất có thể nó sẽ gây ra hàng loạt tin đồn thị phi, thậm chí khiến người độc thân trở thành đối tượng bị chế giễu. Vì vậy, đừng động vào vali của đàn ông độc thân để tránh khó xử và hiểu lầm không đáng có.

Bạn thân mến, “ba thứ không thể chạm vào, nếu chạm thì sẽ rắc rối” chính là nhắc nhở chúng ta cần giữ sự tôn trọng và khiêm tốn khi tiếp xúc với người khác. Câu nói này truyền tải ý nghĩa văn hóa sâu sắc và những nguyên tắc giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Đằng sau đó tiềm ẩn trí huệ, yêu cầu của lễ nghi văn hóa. Nếu mỗi người đều suy nghĩ một chút về điều này, xem liệu hành động của chúng ta có tôn trọng quyền riêng tư và sự chuyên nghiệp của người khác hay không, thì từ đó mới có thể tạo ra môi trường xã hội thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.