Hãy tỉnh táo trước khi kết giao với người có 6 đặc điểm của thói “đạo đức giả” này
- Kiệt Phu
- •
Kẻ khôn ngoan luôn biết cách mang về lợi ích cho mình. Nếu ai đó có một vài trong 6 đặc điểm của thói đạo đức giả này, đừng vội kết giao với họ, nếu không cuối cùng bạn sẽ là người phải gánh chịu đau thương!
1. Ích kỷ và coi thường cảm xúc của người khác
Chúng ta sẽ gặp những người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình khi đối xử với mọi người, miễn là họ thấy thoải mái và không quan tâm đến người khác, những người như vậy rất ích kỷ. Khi người khác nhờ vả họ làm điều gì đó, điều đầu tiên mà họ cân nhắc chính là được mất của bản thân, họ sẽ không bao giờ nghĩ đến người khác.
Bản chất của mọi người là nghĩ về lợi ích của riêng mình và điều đó không có gì sai. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình trong mọi việc và không quan tâm đến cảm xúc của người khác thì thật là ích kỷ. Nếu chưa thật sự hiểu biết về họ, hãy biết giữ khoảng cách với họ.
2. Người với nhiều bộ mặt khác nhau
Có người trước mặt gọi người khác bằng lời lẽ thân thiết, chị chị em em, anh anh em em, nhưng lại nói xấu, vu khống sau lưng “anh chị em” của mình. Khi ở trước mặt người khác, họ luôn tỏ ra tích cực, vui vẻ, hòa nhã và tốt bụng nhưng sau lưng lại hẹp hòi và chỉ trích.
Khi gặp loại người này, chúng ta chỉ có thể giữ khoảng cách và ứng xử tôn trọng bình thường, thì mới có thể tránh được rắc rối!
3. Không coi trọng luân lý đạo đức
Bởi vì chỉ bỏ qua luân lý đạo đức, những kẻ đạo đức giả mới có thể thoát khỏi sự lên án và bất an của chính lương tâm mình.
Một người đạo đức giả không có cảm giác tội lỗi hay xấu hổ, không hề khó chịu về những việc trái đạo đức mình đã làm, không có sự lên án từ lương tâm và hoàn toàn coi thường luân lý đạo đức.
Khi hành vi xấu xa của họ bị vạch trần, họ sẽ dùng đủ mọi lý do và dối trá để che đậy sự thật, bào chữa cho mình, thậm chí tìm những người thân thiết nhất làm “dê thế tội”.
4. Người có “lòng tự ái ác tính”
Một người tốt sẽ nỗ lực yêu thương người khác, quan tâm đến nhu cầu của những người họ yêu thương, đáp ứng tốt nhất có thể và tạm gác nhu cầu của bản thân sang một bên. Trong quá trình cho đi này, không chỉ tâm tình đối phương được thỏa mãn mà tâm trí của bản thân cũng thành thục và trưởng thành.
Nhưng “những kẻ tự ái ác tính” chỉ nghĩ đến bản thân mình, thiếu khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, để cảm nhận và hiểu được tâm trạng của đối phương. Họ cảm thấy mình vượt trội và bị ám ảnh bởi việc thu hút mọi sự chú ý từ những người xung quanh.
Họ cố chấp, khăng khăng theo ý mình và luôn muốn kiểm soát người khác, coi thường cảm xúc của người khác. Kiểu người này không thừa nhận lỗi lầm của mình, luôn khẳng định mình đúng và cho rằng mình luôn có lý.
5. Tỏ ra “coi trọng” tình bạn
Những kẻ đạo đức giả thường nói với người khác trước mặt bạn rằng tình bạn với bạn sâu sắc đến mức nào và ghi nhớ rất rõ ràng mọi điều, kể cả những điều bình thường, giản dị nhất về bạn.
Nhưng họ thường đối xử với bạn rất khéo léo, chỉ sợ rằng nếu họ nói điều gì không tốt sẽ xúc phạm bạn và khiến bạn không hài lòng. Nói chung là loại người này rất biết tính toán, họ luôn muốn lấy lòng và lợi dụng bạn.
6. Trực giác phản cảm khi tiếp xúc với những kẻ đạo đức giả
Thực tế, để đánh giá một người có phải là kẻ đạo đức giả hay không, người ta cũng cần nghe theo trực giác của mình, đó là tâm lý “phản cảm”.
Sự phản cảm thường là một phản ứng bản năng trong cơ thể khi một người có tinh thần tỉnh táo gặp phải người đạo đức giả. Dù không thể nói tại sao nhưng trong lòng luôn cảm thấy có điều gì đó không ổn, đôi khi cảm thấy chán ghét và muốn giữ khoảng cách với người đó hoặc bỏ đi ngay lập tức.
Những thứ phát ra từ kẻ đạo đức giả đầy rẫy sự lừa dối và ý định xấu xa, khiến người khác cảm thấy khó chịu và không muốn kết giao với họ.
Chúng ta thường nói rằng trong việc kết bạn phải chân thành, đồng thời mong muốn phân biệt được điều tốt và điều xấu trước khi kết giao. Khi bạn chưa thật sự hiểu biết về ai đó, việc giữ khoảng cách một chút không chỉ có thể bảo vệ bản thân mà còn để lại đường lui cho tình bạn này.
Từ khóa Kết giao Đạo đức giả đâm sau lưng