Các thí nghiệm về thần giao cách cảm tiết lộ bí mật về ý thức con người
- Thiện Tâm
- •
Những câu chuyện thần giao cách cảm luôn mang một vẻ thần bí, bí mật đối với con người. Nhưng những thí nghiệm khoa học gần đây đã dần tiết lộ những bí ẩn này.
Thần giao cách cảm là việc truyền thông tin giữa các tâm thức bằng phương thức khác với 5 giác quan con người đã biết (ESP – ExtraSensory Perception). Từ những câu chuyện có thật, từ sự trùng hợp đến kỳ lạ, các nhà khoa học trên thế giới sớm khẳng định sự tồn tại của chức năng thần giao cách cảm ở con người.
Những câu chuyện rùng mình về thần giao cách cảm
Năm 1962, cặp chị em sinh đôi 32 tuổi nhà Eller được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần phân liệt và được đưa đến bệnh viện tâm thần tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Bệnh viện đã bố trí họ ở 2 trại điều trị khác nhau bất chấp sự phản đối dữ dội của cả hai người. Điều đáng tiếc đã xảy ra: cả 2 cùng qua đời ngay đêm đầu tiên bị tách nhau mà nguyên nhân vẫn là điều bí ẩn. Tư thế của cả hai người co quắp như bào thai trong bụng mẹ.
Tháng 8/2000, Bệnh viện Sklifosovsky sau một vụ nổ bom khủng bố tại quảng trường Pushkin, Moscow (Nga) đã đón một nữ nạn nhân bị vô số vết bỏng trên người. Khi người chị sinh đôi đến thăm em, các nhân viên bệnh viện vô cùng sửng sốt nhận thấy trên cơ thể khỏe mạnh của cô cũng có những vết bỏng. Mặc dù không hề nghĩ đến hiện tượng này, người chị đã nhận một phần đau đớn từ em và các nhà khoa học cho rằng đây là một ví dụ về hiện tượng thần giao cách cảm.
Không chỉ con người, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng giữa động vật cũng tồn tại hiện tượng thần giao cách cảm. Các nhà khoa học Nga đã tiến hành thí nghiệm, đưa một đàn thỏ con mới sinh xuống một chiếc tàu ngầm, tách khỏi mẹ chúng đang ở trên bờ cách đó hàng nghìn km. Đoàn thủy thủ được lệnh giết chết từng con thỏ một. Và cứ sau mỗi nhát dao, trên điện tâm đồ, người ta lại thấy tim của thỏ mẹ đập nhanh hơn.
Thí nghiệm thần giao cách cảm được hỗ trợ bằng công nghệ
Năm 2014, một thí nghiệm thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại Đại học California, Hoa Kỳ, tín hiệu kích chuột từ tay phải một người đang chơi trò chơi điện tử được ghi lại bằng máy điện não đồ (EEG- Electroencephalogram) và gửi qua Internet qua giao thức truyền tải văn bản (http) đến não một người thứ 2 cách đó hơn 1km, tín hiệu này thông qua hệ thống giao tiếp não và máy tính (BCI-Brain to Computer Interface) có thể kích thích tay phải người thứ hai thực hiện cú kích chuột y như người thứ nhất. [1]
Cũng trong năm 2014, một nhóm nghiên cứu người Israel và các nhà khoa học từ Trường Y – Đại học Harvard đã cho một người ở Ấn Độ đeo máy điện não đồ (EEG) không dây có kết nối với Internet và yêu cầu người này nghĩ về một lời chào như “xin chào”. Sau đó máy tính sẽ chuyển suy nghĩ đó thành một dạng mã nhị phân gồm các chuỗi 0 và 1.
Tin nhắn này sau đó được gửi đến Pháp qua thư điện tử (Email) và truyền cho người nhận thông qua hệ thống giao diện não và máy tính (BCI). Mặc dù không thể nghe hay nhìn thấy tin nhắn này, nhưng người nhận có thể thấy ánh sáng lóe lên ở tầm nhìn ngoại vi (peripheral vision – vùng rìa bao quanh phạm vi quan sát theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của mắt khi nhìn thẳng).
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Giulio Ruffini nhấn mạnh rằng thí nghiệm đã phần nào hiện thực hóa giấc mơ thần giao cách cảm của con người. Ông cũng bày tỏ hy vọng, nghiên cứu này có thể giúp con người thay đổi phương thức giao tiếp với nhau trong tương lai. [2]
Giấc mơ thần giao cách cảm
Khi Internet còn chưa ra đời, vào những năm 1960, các nhà khoa học Hoa Kỳ bao gồm Tiến sĩ tâm lý học Stanley Krippner và Bác sĩ tâm thần học Montague Ullman đã cùng nhau tiến hành các thí nghiệm khoa học tiên phong trong lĩnh vực giấc mơ nhận thức: xác định làm thế nào một người có thể chuyển suy nghĩ sang người khác trong khi người đó đang ngủ ở cách xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cây số.
Các thí nghiệm của Krippner và Ullman với hàng trăm đối tượng trong hơn 10 năm đã chứng minh rằng khi một người hay một nhóm người nhìn thấy một sự vật hay có một trải nghiệm và có suy nghĩ muốn đưa những thứ ấy vào giấc mơ của một người cụ thể đang ngủ ở một nơi khác; khi đó, người đang ngủ này có thể mơ về sự vật hay trải nghiệm về hoạt động mà những người thuộc nhóm kia muốn thông báo cho họ.
Ví dụ: tháng 1/1971, ban nhạc rock Holy Modal Rounders có 6 đêm trình diễn tại New York. Vào lúc 23:30, mỗi đêm diễn, các nhà khoa học sẽ chiếu lên màn hình lớn của sân khấu một bức hình được lựa chọn ngẫu nhiên và đề nghị toàn bộ khán giả của buổi diễn tham dự vào thí nghiệm về thần giao cách cảm bằng cách nghĩ rằng họ “gửi” bức hình đó cho một người “nhận” có tên là Malcolm Bessent đang ngủ ở phòng thí nghiệm tại Brooklyn cách đó 70km bằng thần giao cách cảm.
Khi Malcolm Bessent bị đánh thức để kể về giấc mơ mình vừa mơ. 4 trong 6 giấc mơ mà ông mơ thấy trùng với nội dung mà các bức hình mà những khán giả trong đêm nhạc muốn gửi cho ông. [3]
Kết quả nghiên cứu và thí nghiệm về các giấc mơ thần giao cách cảm đã được Kripper và Ullman mô tả trong cuốn sách phát hành năm 1973 có tựa đề Thần giao cách cảm qua giấc mơ (Dream Telepathy).
Cuốn sách đột phá này cung cấp những bằng chứng trong phòng thí nghiệm đầu tiên rằng giấc mơ của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của những người ở xa. Ngoài các mối liên hệ giữa tâm trí và thần giao cách cảm, cuốn sách này còn trình bày hai bài báo tiên phong của nhà nghiên cứu Charles Honorton, cho thấy bằng chứng mạnh mẽ trong phòng thí nghiệm về những giấc mơ báo trước tương lai. Tiến sĩ Louisa Rhine đã viết rằng những giấc mơ nhận thức này là nguồn giác quan thứ sáu hay còn gọi là nhận thức bổ sung (ESP – ExtraSensory Perception) phổ biến nhất trong cuộc sống.
>> Chứng minh của khoa học về thế giới bên kia – P1: Thí nghiệm G.O.D
Những thí nghiệm trên gợi ý điều gì?
Trong cuốn sách Tâm trí vướng víu (Entangled Minds), Tiến sĩ Dean Radin cho rằng hiện tượng não của con người có vướng víu lượng tử với nhau: một sự việc xảy ra ở não người này có thể dẫn đến những vướng víu lượng tử ở não người khác, điều này dẫn đến những hiện tượng như thần giao cách cảm.
Hai thí nghiệm của các nhà khoa học năm 2014 đã gợi ý cho chúng ta biết rằng: ý thức của con người chính là một dạng vật chất. Chính vì ý thức là một dạng vật chất nên nó mới có thể tác động đến các thiết bị thí nghiệm cũng được cấu tạo từ các vật chất khác. Điều này phù hợp với luận điểm “vật chất và ý thức là một thể thống nhất”. [4]
Cần lưu ý rằng trong nhóm thí nghiệm thứ nhất, các nhà khoa học cần chuyển đổi suy nghĩ của những người tham gia thí nghiệm thành tín hiệu điện và truyền qua Internet bằng các giao thức Internet (http và email), nhưng với các thí nghiệm về giấc mơ thần giao cách cảm thì các nhà khoa học hoàn toàn không biết được thông tin và ý niệm của những người tham gia thí nghiệm đã đi theo con đường nào để tác động lên não người và làm sao ý niệm này – một dạng vật chất – lại có thể tìm đến đúng đối tượng mà nó cần đến để tác động?
Nhưng nếu vật chất và ý thức là một thể thống nhất, thì ta cũng suy luận được rằng các suy nghĩ của người gửi các thông điệp thần giao cách cảm cũng là một dạng vật chất, bản thân các vật chất này có ý thức, có linh tính, có nhận thức. Vậy nếu chúng có thể nhận thức được thì chẳng phải chúng sẽ tìm được cách đi đến não bộ của người nhận bằng một cách đặc biệt nào đó mà con người ngày nay chưa khám phá được?
>> Ý tưởng “vạn vật đều có ý thức” ngày càng được ủng hộ
Thiện Tâm tổng hợp
Tài liệu tham khảo:
[1] Rajesh P. N. Rao, Andrea Stocco, Matthew Bryan, Devapratim Sarma,Tiffany M. Youngquist, Joseph Wu, Chantel S. Prat: A Direct Brain-to-Brain Interface in Humans; Published: November 5, 2014 https://doi.org/10.1371/journal.pone.0111332
[2] Carles Grau, Romuald Ginhoux, Alejandro Riera, Thanh Lam Nguyen, Hubert Chauvat, Michel Berg, Julià L. Amengual, Alvaro Pascual-Leone, Giulio Ruffini: Conscious Brain-to-Brain Communication in Humans Using Non-Invasive Technologies; Published: August 19, 2014, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0105225
[3] Stanley Krippner, PhD: A Pilot Study in Dream Telepathy with the Grateful Dead
Từ khóa siêu năng lực Ý thức ý thức và vật chất thần giao cách cảm