Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy gần 1.000 loài vi khuẩn (trong đó có nhiều loài mới) ở mẫu vật sông băng lấy từ cao nguyên Tây Tạng, có thể đe dọa người dân ở vùng hạ lưu, theo tờ SCMP.

Tây Tạng
(Ảnh minh họa: MOROZ NATALIYA/Shutterstock)

Cụ thể, theo nhóm chuyên gia đến từ Trung Quốc, Úc và Đan Mạch, đứng đầu là các nhà khoa học đến từ Đại học Lan Châu, có hơn 80% vi khuẩn nghiên cứu nhận dạng chưa từng được ghi nhận trước đây. Phân tích gen của chúng chỉ ra rằng những tổ chức vi sinh vật này có hơn 27.000 phân tử có thể giúp vi khuẩn gây bệnh cho thực vật, động vật hoặc con người, và gần 50% số vi khuẩn chưa được biết đến trước đó.

Tương tác giữa sông băng và tổ chức vi khuẩn hiện đại có thể là điều đặc biệt nguy hiểm. Rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe cần được đánh giá kỹ lưỡng, theo nhận định mà nhóm nghiên cứu đưa ra trong bài báo đăng tải hôm 27/6 trên tạp chí Nature Biotechnology. Họ cho rằng nếu những vi khuẩn có khả năng gây nguy hiểm này được giải phóng từ lớp băng, chúng sẽ ảnh hưởng tới 2 nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.

Cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Hindu Kush thuộc dãy Himalaya được ví như Cực thứ 3 do tập trung nhiều sông băng nhất ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Khu vực này còn được gọi là “tháp nước châu Á (Asian water tower)” do là nguồn của 10 con sông lớn tại châu Á, cung cấp nước cho khoảng gần 2 tỷ người.

Sông băng và thềm băng chiếm khoảng 10% bề mặt Trái Đất, hỗ trợ nhiều dạng sự sống bao gồm vi khuẩn, tảo, nấm và nhiều tổ chức vi sinh vật khác. Sông băng cũng giữ lại và bảo quản tổ chức vi sinh vật từ quá khứ cách đây hàng nghìn năm. Để hiểu rõ hơn hệ gen vi khuẩn ở Tây Tạng, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu băng và tuyết từ 21 sông băng trong năm 2010 – 2016. Họ ghi nhận 968 loài và 25 triệu hệ gen. Ho cho biết đó là danh mục gen và hệ gen chi tiết nhất đối với hệ sinh thái sông băng.

“Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh thái của hệ vi khuẩn sông băng trong điều kiện sông băng thu hẹp trên toàn cầu”, Liu Yongqin, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Lan Châu, cho hay.

Phan Anh

https://trithucvn2.net/videos/video-cuu-nguoi-trong-gang-tac-tai-duong-ngang-tau-hoa.html