Biến đổi vị thế thu hút đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Hà Thanh Liên
- •
Cải cách mở cửa kinh tế của Việt Nam là một quá trình tương đối dài: Tháng 3/1989, Hội nghị Trung ương 6 khóa 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chống đỡ với áp lực của thay đổi chóng mặt ở phe cộng sản Đông Âu, để tiếp tục thúc đẩy cách tân lý luận chủ nghĩa xã hội, đề xuất 6 nguyên tắc cách tân, đồng thời thực thi thành công chính sách giá cả đơn nhất, cải cách kinh tế bước đi được một bước nhỏ. Đại hội 8 của ĐCSVN tổ chức và tháng 6/1996, tuyên bố thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội của Việt Nam bước vào giai đoạn thứ hai, cũng tức là thực thi giai đoạn quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mỗi năm sau đó đều có sự điều chỉnh và cải cách. Mặc dù có hiệu quả phát triển nhất định, nhưng mãi cho đến khoảng năm 2009, cuối cùng Việt Nam đã bắt kịp cơ hội do điều chỉnh bố cục ngành sản xuất toàn cầu mang đến: Ưu thế thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc dần mất đi, tư bản toàn cầu bắt đầu tìm vùng đất lành để đầu tư. Nhìn chung kinh tế Việt Nam phát triển gắn liền với việc cải cách và dần dần thoát khỏi kinh tế phe xã hội chủ nghĩa.
(Dưới đây là bài viết của Hà Thanh Liên đăng trên trang RFA, đại diện cho lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được Trí Thức VN lược dịch và biên tập.)
Năm 2008, thế giới bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng tài chính. Năm 2009, Mỹ đi đầu bước ra khỏi cuộc khủng hoảng này đến nay, sự phát triển kinh tế của các nước vẫn đang trong bước đi lảo đảo. Vốn vẫn muốn đi theo con đường cũ toàn cầu hóa, nhưng sau khi ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ, kinh tế Mỹ phát triển theo một phong cách đặc biệt, khiến cho các nước trên thế giới lần lượt theo nhau cân nhắc đưa ra khẩu hiệu tăng cường sản xuất của nước mình. Quốc gia phát triển lấy Mỹ đi đầu, rồi đến các nước đang trong quá trình phát triển như Ấn Độ, Brazil, không có nước nào không lấy phát triển sản xuất nội địa làm nòng cốt để nâng cấp chuyển đổi mô hình kinh tế. Ngày 31/8 năm nay, Chính phủ Pháp tuyên bố xác định thực thi kế hoạch “giảm thiểu phụ thuộc nước ngoài, công nghiệp chiến lược trở về nước” đối với 5 ngành công nghiệp lớn. Chính phủ Pháp đưa ra kế hoạch chấn hưng nền kinh tế trị giá 100 tỷ Euro (khoảng 161 tỷ USD), nhằm vực dậy “chủ quyền công nghiệp” của Pháp. Trong kế hoạch này, có 40 tỷ Euro được phân bổ để hỗ trợ ngành công nghiệp Pháp, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, sẽ miễn giảm thuế cho các ngành sản xuất công nghiệp lên đến 10 tỷ Euro. Chính phủ Pháp phối hợp với Ngân hàng đầu tư cộng đồng Pháp “mở đăng ký trợ cấp cho tất cả các doanh nghiệp ủng hộ đề xuất chiến lược ngành công nghiệp trở về nước”.
Trong bối cảnh như vậy, những quốc gia lạc hậu tương đối về phát triển kinh tế như Việt Nam rất khó có được không gian phát triển ngành sản xuất. Tuy nhiên, một cơ hội đặc thù đã rơi trúng vào Việt Nam, và dường như cơ hội này sẽ còn liên tục kéo dài mấy năm nữa.
So sánh Việt Nam và Trung Quốc, ưu thế tương đối ở đâu?
Thứ nhất:Trung Quốc do giá đất đai, giá lao động tăng, hủy bỏ ưu đãi thuế, ngành sản xuất tập trung nhiều lao động không thể không chuyển ra nước ngoài. Lúc này, nhiều doanh nghiệp phát hiện Việt Nam đang đúng lúc chấp nhận nhà máy của mình. Việt Nam có kết cấu dân số trẻ hóa, trình độ giáo dục tương đối cao, hơn nữa chi phí lao động cũng thấp. Năm 2015, độ tuổi trung bình của Việt Nam là 30,4 tuổi, Trung Quốc là 37 tuổi; dân số 15 tuổi trở lên của Việt Nam biết chữ chiếm 94,5%, còn Trung Quốc là 96,4%; chi phí lao động của Việt Nam chưa bằng một nửa của Trung Quốc: mức lương thấp nhất tại Thành phố Thượng Hải là 2.420 nhân dân tệ (khoảng 8,5 triệu đồng), mức lương thấp nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh là 1.150 nhân dân tệ (khoảng 4,25 triệu đồng).
Thứ hai: Chính phủ Việt Nam khéo sáng tạo điều kiện có lợi cho mình. Năm 2006, Việt Nam thành công tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, cộng thêm việc công bố Luật đầu tư mới, thực hiện đãi ngộ không khác biệt đối với đầu tư vốn từ nước ngoài hay trong nước. Từ hai điều kiện này, quy mô vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng tốc thấy rõ, nguồn vốn tăng trưởng gấp đôi, FDI của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển tốc độ cao. Trước và sau năm 2006, dòng vốn FDI có tác động rất rõ rệt đối với kinh tế Việt Nam, có thời điểm đóng góp hơn 9% cho GDP. Sau khi tham gia vào WTO, những năm gần đây lại liên tiếp ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước Âu Mỹ. Ví dụ như Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU, hưởng thụ nhiều đãi ngộ có lợi về đầu tư và thương mại. So sánh với Trung Quốc, hạn chế của Việt Nam về thương mại quốc tế và thị trường tiêu thụ là tương đối ít. Điều này khiến cho sản phẩm xuất xưởng của Việt Nam không cần phải nộp thêm một số loại thuế, ở một mức độ nhất định thì là khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2016, Việt Nam đã tuyên bố thành lập 3 đặc khu kinh tế: Khu duyên hải Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Vân Phòng (tỉnh Khánh Hòa), và đặc khu kinh tế Đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đây là mô phỏng theo mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc, nhằm mục đích đẩy mạnh xây dựng đặc khu kinh tế của Việt Nam, phát huy ưu thế của khu vực để kéo theo kinh tế xung quanh các khu vực này phát triển theo.
Thứ ba: Người Việt Nam còn có một đặc điểm mà châu Phi, châu Mỹ La-tinh bao gồm cả Thái Lan cũng đều không có: rất cần cù (tương tự với thế hệ người Trung Quốc thời kỳ đầu cải cách mở cửa), có khát vọng mạnh mẽ về việc nâng cao thu nhập và cải thiện tình trạng cuộc sống của mình, tương đối dễ quản lý. Các công xưởng từ Đông Hoản Trung Quốc và các khu vực duyên hải khác rời khỏi Trung Quốc, phần lớn đều đến Việt Nam, sự chống lại phương thức sử dụng lao động tại Trung Quốc không mạnh bằng ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh, đây cũng là nguyên nhân mà các nhà đầu tư Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc coi Việt Nam là vùng đất lành mới để đầu tư. Quá trình này đã kéo dài hàng thập kỷ, chỉ riêng ngành may mặc mà nói, tại các siêu thị Mỹ tôi phát hiện mẫu mã, thiết kế của sản phẩm “Made in Viet Nam” đều rất rất gần với nguyên bản “Made in China”, có thể nói rằng những sản phẩm này trước đây vốn chính là xưởng sản xuất quần áo Trung Quốc.
Việt Nam trong thời kỳ tăng trưởng đầu tư từ nước ngoài
Theo số liệu thống kê của Việt Nam, từ đầu năm 2019 đến ngày 20/9 năm nay, có 109 quốc gia và khu vực triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam, số dự án thu hút đầu tư nước ngoài lên đến 2.759, số lượng dự án tăng trưởng 26,4%. Trong bảng xếp hạng năng lực chống rủi ro của 66 nền kinh tế mới nổi năm 2020 của The Economist, Việt Nam xếp thứ 12. Việt Nam lấy chỉ tiêu tài chính ổn định thuộc nhóm an toàn sau dịch bệnh, tạo ra cơ hội to lớn thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các tỉnh thành của Việt Nam.
Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển chuỗi sản xuất tư bản quốc tế. Nhiều tập đoàn công nghệ cỡ lớn trên thế giới đang có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất đến Việt Nam. Ví dụ Tập đoàn LG đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc đến Hải Phòng Việt Nam; Công ty thiết bị điện Panasonic (Việt Nam) của Nhật Bản cũng đang chuẩn bị đón dây chuyền sản xuất tủ lạnh dung lượng lớn và máy giặt được chuyển từ Thái Lan đến Việt Nam. Bà Mary Tarnowka, Chủ tịch Thương hội Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh tiết lộ, Việt Nam là điểm đến đầu tiên của doanh nghiệp Mỹ khi dịch chuyển chuỗi sản xuất, từ 17% của năm 2018 đã tăng lên 36% vào năm 2019.
Chính phủ Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Trung Quốc bằng thái độ thực dụng khi đắm mình vào công việc và nguồn tài chính thấp. Để hòa nhập vào làn sóng điều chỉnh ngành sản xuất toàn cầu này, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, tham gia vào các hiệp định tự do thương mại, để tạo điều kiện tiếp nạp ngành sản xuất từ Trung Quốc: Năm 1995 tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 2002 tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc; năm 2008 tham gia ASEAN – Nhật Bản và ASEAN – Hàn Quốc; năm 2011 tiếp tục tham gia ASEAN – Úc và New Zealand; năm 2015, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc và Liên minh châu Âu, sau đó liên tiếp ký các hiệp định thương mại tự do với các nước như Ireland, Canada. Khi các doanh nghiệp bản địa Trung Quốc và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bị chiến tranh thương mại Mỹ – Trung giày vò mệt mỏi đến cùng cực, thì đột nhiên họ phát hiện Việt Nam có thể cung cấp phương án giải quyết toàn diện. Dù cho doanh nghiệp xuất khẩu đi đến nơi nào, thì đều có một hiệp định thương mại phù hợp: Thuế quan bằng 0 và chi phí thấp đã thể hiện ra tất cả các giá trị đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam cũng không hề né tránh việc này, Cục Thống kê Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là các sản phẩm nông sản và thủy sản, tăng cường sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm trong danh sách tăng thuế quan của hai nước Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại.
Cải cách mở cửa phiên bản Việt Nam học từ Trung Quốc, cộng thêm giá thành thấp và sự thay đổi của môi trường quốc tế, đã thành công thúc đẩy kinh tế của Việt Nam cất cánh. Sau khi dữ liệu GDP thường niên năm 2019 của các nước ASEAN được lần lượt công bố, GDP của Việt Nam dẫn đầu ASEAN với mức năm trưởng GDP Việt Nam năm 2019 là 7,02% so với cùng kỳ năm trước đó.
Có thể nói, về cơ bản, Việt Nam đã bước trên con đường phát triển nhanh theo định hướng xuất khẩu: nguồn vốn nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu, ngành xuất khẩu thúc đẩy các ngành sản xuất khác, ngành sản xuất khác thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng…
Trung Quốc là một khung cảnh đã hết thời phồn hoa, trước khi tìm được điểm tăng trưởng kinh tế mới, làm thế nào để ngăn chặn thiệt hại là một vấn đề lớn của Chính phủ Trung Quốc.
Vùng đất nóng đầu tư Việt Nam còn có thể tiếp tục bao lâu?
Vấn đề cuối cùng là: trong quá trình tái thiết lập lại chuỗi sản xuất toàn cầu, độ nóng của vùng đất nóng đầu tư Việt Nam sẽ tiếp tục bao lâu? Dưới đây là một số vấn đề:
- Do quy mô nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ, năng lực tiếp nhận có hạn. Đối với những ngành công nghiệp có mật độ lao động cao chuyển từ Trung Quốc ra, Việt Nam có không gian tiếp nhận tương đối lớn. Tuy nhiên với ngành có nhiều hàm lượng kỹ thuật cao, thì quá nửa là đi tìm quốc gia khác;
- Sự dịch chuyển ngành sản xuất chế tạo toàn cầu lần thứ 5 sẽ là mô hình phân tán, sẽ không tập trung vào một quốc gia. Ngoài tư bản chen chúc tại Trung Quốc cần tìm vùng đất lành đầu tư ra, lần chuyển dịch chuỗi sản xuất này còn chịu hạn chế bởi một nhân tố chưa từng có, tức sự thay thế máy móc cho sức lao động của con người. Giá thành sức lao động con người nhanh chóng tăng, cũng đã tiến thêm bước thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp robot. Hiện nay, các nước đều đang tiến hành thay thế con người bằng robot, hy vọng giải phóng sức lao động con người từ những vị trí làm việc cấp thấp. Trình độ tự động hóa ngành sản xuất cũng ngày càng cao, nhà máy sử dụng robot nên chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn và tốc độ sản xuất nhanh hơn. Hiệp hội robot quốc tế đã nói trong báo cáo thường niên rằng, được lợi từ sản xuất thông minh và tự động hóa, các công xưởng các nơi trên toàn cầu đang vận hành robot công nghiệp với số lượng lên đến 2,7 triệu chiếc, lập kỷ lục mới. Từ năm 2014 – 2019, số lượng robot được lắp đặt trên toàn cầu tăng trưởng gần 85%. Theo báo cáo, trên toàn cầu, năm thị trường hàng đầu trong lắp đặt robot công nghiệp thường niên trong năm 2019 là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đức.
Quá trình chuyển dịch ngành sản xuất toàn cầu lần thứ 5 của sẽ là quá trình tái phân bổ sức mạnh giữa các quốc gia. Đại đa số các quốc gia không trở nên giàu có trong quá trình chuyển dịch lần thứ tư, sẽ có ít cơ hội hơn trong quá trình lần này, nhưng Việt Nam là một trong số ít nước may mắn.
Hà Thanh Liên
(Bài viết đăng trên RFA, đại diện cho lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)
VIDEO: Cuốn sách đặc biệt về quan chức ĐCSTQ: “Những cái xác biết đi”
Xem thêm:
Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ
Từ khóa kinh tế Trung quốc Kinh tế Việt Nam thu hút đầu tư Dòng sự kiện Chuỗi sản xuất toàn cầu