Nhu cầu toàn cầu suy yếu đã khiến Việt Nam phải đối mặt với tình trạng suy thoái nhà máy tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ, một dấu hiệu cho thấy sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho quốc gia Đông Nam Á này ít hơn dự kiến, Nikkei Asia phân tích.

cong ty pouyuen viet nam lao dong mat viec doanh nghiep sa thai lao dong pouyuen viet nam
Năm 2023, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP.HCM) buộc phải cắt giảm hàng nghìn công nhân vì thiếu đơn hàng. (Ảnh: chinhphu.vn)

Dữ liệu mới nhất cho thấy, các lô hàng điện thoại Samsung và giày Adidas đã chậm lại ở quốc gia này (hai nhà sản xuất hàng điện tử và dệt may hàng đầu), đồng thời tổng xuất khẩu giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2023. Đó là sự tương phản rõ rệt với mức tăng trưởng 17% được ghi nhận một năm trước đó.

Kết quả cuối cùng là các nhà sản xuất đang cắt giảm nhân sự vào thời điểm trong năm, điều này trái ngược thông thường khi họ chuẩn bị cho các đơn đặt hàng lớn vào Giáng sinh.

Theo cơ quan thống kê quốc gia, mất việc làm trong ngành công nghiệp đã đẩy 300.000 người Việt Nam vào nền kinh tế xám trong quý 2.

Các công ty như nhà bán lẻ thời trang Uniqlo và nhà sản xuất phần mềm chip Synopsys đã tăng cường hoạt động tại Việt Nam trong bối cảnh lo ngại về rủi ro địa chính trị ở Trung Quốc.

Nhưng bên cạnh nền kinh tế toàn cầu yếu kém, quốc gia Đông Nam Á này (Việt Nam) còn bị bao vây bởi nạn quan liêu, tham nhũng nặng trong hệ thống các cấp chính quyền và tình trạng mất điện làm gián đoạn hoạt động của nhiều ngành công nghiệp.

Julien Chaisse, Giáo sư nghiên cứu luật kinh tế quốc tế tại Đại học Thành phố Hồng Kông, nói với Nikkei Asia: “Chúng ta đều biết rằng tình hình ở Việt Nam có thể phản ánh một vấn đề đã ăn sâu, trở nên trầm trọng hơn bởi những rào cản dai dẳng trong lĩnh vực vận tải và hệ thống quan liêu bao trùm”.

Chiến lược ‘Trung Quốc cộng một’ (China plus one), về mặt lý thuyết được coi là một kênh dẫn cho đa dạng hóa kinh tế, vẫn chưa thực hiện đầy đủ lời hứa của mình.

“Trong bối cảnh trấn áp tham nhũng, các quan chức quay ngược lại lo lắng về việc phê duyệt giấy phép. Cơ quan thống kê cho biết, đầu tư công đạt 33% mục tiêu năm trong 6 tháng đầu năm.

Số liệu của cơ quan này cũng cho thấy xuất khẩu giảm trong 8 tháng liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất trong hơn 10 năm.”

Trang web việc làm VietnamWorks nói với Nikkei rằng mỗi năm “các công ty cần tăng cường nguồn nhân lực… để sản xuất hàng hóa cho mùa Giáng sinh/cuối năm cao điểm”. Nhưng hiện tại “các doanh nghiệp vẫn đang quan sát và chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường”.

Trợ lý kinh tế của Oxford Economics, Theng Theng Tan nhận thấy suy thoái “không có hồi kết”.

Tan viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Hy vọng về sự thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu từ Trung Quốc sau mở cửa trở lại cũng gần như đã biến mất”.

Năm 2022, một số nhà sản xuất tuyên bố tiêu dùng ‘đã chết’ khi hai khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và châu Âu chuyển hướng sang dịch vụ thay vì mua hàng khi người dân làm việc tại nhà trong đại dịch.

Họ hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn vào năm 2023, nhưng tình trạng dư thừa hàng tồn kho vẫn tiếp tục kéo dài sang năm mới.

Trong khi tình trạng dư cung vẫn kéo dài, một số nhà phân tích dự kiến ​​lượng hàng tồn kho sẽ được giải phóng trong những tháng tới, cuối cùng sẽ mang lại nhu cầu cho các sản phẩm của Việt Nam – nếu các nhà máy và bến cảng của nước này có thể theo kịp.

Steve Olson, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, một tổ chức nghiên cứu thương mại, cho biết: “Việt Nam cũng có thể đang phải vật lộn để duy trì cơ sở hạ tầng phù hợp sau làn sóng di dời cơ sở sản xuất từ ​​Trung Quốc và bùng nổ xuất khẩu mà chúng ta đã thấy trong những năm gần đây”.

Giống như Olson, Chaisse lạc quan về dài hạn. Ông cho rằng Việt Nam đã có những “bước tiến” chuẩn bị cho nền kinh tế tương lai. Ông chỉ ra chuyến đi Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này, khi các giao dịch kinh doanh tập trung nhiều vào các công nghệ có giá trị cao.