Vắc-xin COVID-19 của Pfizer: Tin vui hay họa ngầm với kinh tế Mỹ?
- Caijinglengyan
- •
Gần đây tin tức về vắc-xin của công ty Pfizer Mỹ đã khiến ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đồng loạt tăng và đầu phiên mở cửa trong cùng ngày (9/11) đều lập mức cao kỷ lục, câu hỏi được nhiều người đặt ra là hiệu ứng vắc-xin này có chắc chắn là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế Mỹ? Trong một cảnh báo liên quan, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra nếu việc sản xuất hoặc phân phối vắc-xin được phát triển thành công bị trì hoãn thì sẽ gây áp lực đi xuống đối với nền kinh tế Mỹ, làm nền kinh tế chệch hướng khỏi đà phục hồi mà vừa bắt đầu, và đó là “hiểm họa ngầm” đối với thị trường tài chính.
Bài viết dưới đây của “Quan sát Kinh tế – Tài chính” (Caijinglengyan) khái lược tình hình liên quan những tác động của vấn đề vắc-xin mới đây, chỉ mang tính tham khảo và thể hiện quan điểm của tác giả.
Trong thời đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tiến độ nghiên cứu và phát triển vắc-xin quyết định tiến độ khôi phục kinh tế. Bất cứ nước nào đi trước phát triển thành công vắc-xin thì nền kinh tế có thể xoay chuyển đảo ngược theo hình chữ V. Việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin cũng trở thành màn đua tranh để các nước phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thể hiện hình ảnh đất nước. Đây là lý do chính khiến cả Trung Quốc và Nga đều đổ xô chạy đua và tuyên bố đã chế tạo được vắc-xin.
Nhưng đã có minh chứng rằng vắc-xin của Nga là không có gì đảm bảo. Cái gọi là vắc-xin của Trung Quốc cũng kém chất lượng, rất ít nước trên thế giới mua, ví dụ như Brazil đã mua một số vắc-xin của Trung Quốc nhưng hiện nay đã tuyên bố ngừng thử nghiệm. Về cơ bản thị trường thế giới không tin tưởng vào vắc-xin của Trung Quốc, ngoại trừ một số nước đang phát triển mua một lượng nhỏ thăm dò, còn các nước phát triển phương Tây không quan tâm, không đặt kỳ vọng vào vắc-xin của Trung Quốc. Bối cảnh này khiến thế giới tưởng như còn bị bao phủ trong bóng đen của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) trong thời gian dài mà chưa có hy vọng gì đảm bảo thoát khỏi.
Đúng vào lúc tuyệt vọng này, rạng sáng ngày 9/11 vắc-xin của công ty Pfizer Mỹ đã công bố về cơ bản thành công trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Một lần nữa công nghệ dược phẩm sinh học ưu việt của Mỹ đã chứng tỏ sức mạnh Mỹ trên thế giới, không khác gì phim ảnh giải cứu Trái đất của Hollywood.
Theo đó, sáng 9/11 gã khổng lồ dược phẩm quốc tế Pfizer thông báo rằng vắc-xin virus do họ và công ty công nghệ sinh học Đức phát triển đã được thử nghiệm trên 43.500 người tại 6 nước và vùng lãnh thổ mà không gây lo ngại về tính an toàn. Phân tích sơ bộ cho thấy lô vắc-xin đầu tiên có thể ngăn ngừa ít nhất 90% người mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán. Nói cách khác là hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin này cao tới 90% trở lên, về cơ bản đã thành công trong chế tạo vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.
Theo kết quả thử nghiệm, vắc-xin này cần được tiêm hai lần, sau 28 ngày đối với liều thứ nhất và sau 7 ngày đối với liều thứ hai thì mới có thể miễn dịch với virus viêm phổi Vũ Hán, đạt được công dụng bảo vệ người nhiễm bệnh. Chuyên gia liên quan nhận định đây là sự phát triển y tế quan trọng nhất trong 100 năm qua, hiện đang thực hiện một bước quan trọng và tiến gần hơn đến mục tiêu “cung cấp cho mọi người trên khắp thế giới để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng sức khỏe toan cầu này”.
Hai công ty cho biết họ có kế hoạch trong tháng này chính thức nộp giấy phép khẩn cấp cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sau khi thu thập dữ liệu an toàn trong hai tháng. Ước tính đến cuối năm nay sẽ có khoảng 50 triệu liều vắc-xin được sản xuất và cung cấp trên toàn cầu, con số này sẽ tăng lên 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.
Về tiến triển vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của công ty Pfizer, TT.Trump đã đưa ra một tuyên bố rằng, “Thị trường chứng khoán đang tăng vọt, vắc-xin sắp được tung ra và báo cáo có hiệu quả 90%. Thật là một tin tốt!”, sau đó ông Biden cũng đã đưa ra một tuyên bố rằng tiến bộ về vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Pfizer là một tin tuyệt vời, nhưng cần vài tháng mới tiêm chủng đại trà ở Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thì tuyên bố rằng thành công của việc phát triển vắc-xin Pfizer là kết quả của sự hợp tác giữa chính quyền TT.Trump và Pfizer. Nhưng Pfizer ngay lập tức bác bỏ rằng việc phát triển vắc-xin được công ty Pfizer thực hiện độc lập, không liên quan gì đến chính quyền TT.Trump. Chính quyền TT.Trump đã đặt hàng trước 1,9 tỷ USD vắc-xin, nhưng không tham gia vào nghiên cứu và phát triển.
Từ điểm này có thể thấy gã khổng lồ dược phẩm Mỹ Pfizer tương đối chống lại chính quyền TT.Trump, và có thể nói rất lạ khi liên tưởng đến thời điểm này Pfizer công bố phát triển thành công vắc-xin. Tại sao không công bố sớm hơn mà đến sau ngày bầu cử 6 ngày thì mới công bố kết quả phát triển thành công vắc-xin? Tất nhiên, dược phẩm sinh học có quy tắc riêng, và thử nghiệm lâm sàng vắc-xin cũng có quy trình nghiêm ngặt, nhưng rõ ràng tiến độ tích cực của vắc-xin Pfizer đáng lẽ phải được tiết lộ trước cuộc tổng tuyển cử. Nhưng không hề thấy có động tĩnh gì trên thị trường trong khi toàn bộ cuộc bầu cử bị bao trùm bởi mối đe dọa lây lan của virus.
Do đó mà khó tránh có những nghi vấn rằng loại vắc-xin này đã đóng một vai trò chính trị, và bên thao túng đằng sau là công ty Pfizer và thậm chí lớn hơn là Phố Wall, bởi vì nếu tin tức về việc phát triển vắc-xin thành công có thể được công bố trước cuộc tổng tuyển cử thì rõ ràng là sự trợ giúp lớn cho chiến dịch của TT.Trump. Ngay cả bản thân Tổng thống TT.Trump cũng nói trong dòng tweet của mình rằng người Đảng Dân chủ không muốn có thành quả vắc-xin tốt cho tôi, cho nên 5 ngày sau cuộc bầu cử mới công bố thông tin về thành công vắc-xin. TT.Trump nói rằng đã có vắc-xin trước cuộc bầu cử, nhưng Tiến sĩ Fauci bác bỏ rằng chưa thể có được vắc-xin cho đến tháng 4/2021. Nhưng kết quả bây giờ là chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử thì thông tin vắc-xin thành công được đưa ra.
Có thể nói lần này TT.Trump đã rơi vào “bẫy vắc-xin”. Bởi vì chúng ta biết khi chưa có đại dịch này thì thành tựu chính trị của TT.Trump đã tỏa sáng trên toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp kỷ lục trong hơn 50 năm, thị trường chứng khoán tăng vọt trong bốn năm liên tiếp, ngành sản xuất quay trở lại Mỹ, xu thế bao vây Trung Quốc hình thành, trước tình hình như vậy thì ông Biden không có cơ hội chiến thắng. Nhưng dịch bệnh khiến số ca nhiễm virus và tử vong ở Mỹ cao nhất thế giới, chỉ trong 2 tháng đã xóa sổ số việc làm tăng mới trong 4 năm và người Mỹ tính sổ vấn đề này lên đầu TT.Trump. Đây mới là điểm nhấn của cuộc bầu cử, nếu không thì TT.Trump sẽ có chiến thắng áp đảo.
Còn đối với vắc-xin, nếu được tung ra trước cuộc tổng tuyển cử thì có thể nhiều cử tri trung gian sẽ thay đổi ý định và bầu chọn cho TT.Trump, nếu thế có thể đảo ngược hoàn toàn kết quả bầu cử bất chấp phe Dân chủ có gian lận. Nhưng rồi thời điểm công bố vắc-xin đã được chọn ngay sau cuộc tổng tuyển cử, vì vậy hoàn toàn hợp lý khi nói rằng vắc-xin công ty Pfizer đã đóng vai trò như một công cụ chính trị cho cuộc tổng tuyển cử. Tất nhiên, đằng sau việc này có thể là sự thao túng vốn của Phố Wall, và lập trường của họ luôn đối nghịch với TT.Trump. Có thể thấy cản trở mà TT.Trump phải đối mặt, dù công khai hay âm thầm, là lớn như thế nào…
Chúng ta hãy xem xét tác động của vắc-xin trên thị trường. Ban đầu TT.Trump công bố trên Twitter rằng thị trường chứng khoán sẽ có một đợt tăng giá lớn. Quả nhiên hôm đó thị trường đã tăng đáng kinh ngạc, biên độ tăng cũng vượt xa cả ngày bầu cử Mỹ. Diễn biến tình hình cụ thể ra sao?
Vào thứ Hai (thời gian Miền Đông nước Mỹ), tác động từ tin tức về vắc-xin khiến ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đồng loạt tăng và đều lập mức cao kỷ lục vào đầu phiên mở cửa. Chỉ số Dow từng tăng hơn 1.600 điểm và mức tối đa chỉ số này đạt 30.000 điểm. Nhưng sau đó xu hướng phân hóa. Tính đến lúc đóng cửa, chỉ số Dow chỉ tăng 834,57 điểm, biên độ tăng gần 3%, đạt 2,95%; Nasdaq giảm 181,45 điểm, từ mức tăng cao nhất là 1,79 giảm xuống mức 1,53%; chỉ số S&P 500 tăng 41,06 điểm, từ mức tăng cao nhất 3,89% giảm còn 1,17%, ở mức 3550,50 điểm.
Các chỉ số chứng khoán chính của châu Âu cũng đã tăng vọt bởi tin tức nghiên cứu và phát triển vắc-xin; về cơ bản một số chỉ số chứng khoán chính ở Đức, Anh và Pháp đã tăng khoảng 5% đến 6%. Còn trên thị trường chứng khoán Mỹ, các cổ phiếu nặng ký của Dow Jones như hàng không, ngân hàng, dầu mỏ, ô tô và dược phẩm, đều tăng mạnh. Nhưng sự trỗi dậy bất ngờ này cũng chính là một mối nguy tiềm ẩn rất lớn.
Từ góc nhìn kỹ thuật, tất cả các đợt tăng giá bất ngờ đều hình thành từ “biến cố bất thường” khiến người mua mua vào điên cuồng, trong khi vào cuối phiên giao dịch trong ngày hôm đó thì về cơ bản chỉ số Dow Jones giảm mạnh, để lại một đường bóng rất dài, và đó là một tín hiệu rất nguy hiểm.
Thị trường dầu và vàng: Giá dầu quốc tế tăng mạnh, dầu Mỹ tăng hơn 8%. Tính đến lúc đóng cửa, giá dầu thô kỳ hạn tháng 12 tại New York tăng 8,48% lên 40,29 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ giao tháng 1 tăng 7,48%. Đối với giới đầu cơ vàng từng có lúc bị thê thảm khi giá vàng giảm gần 5%, giảm gần 100 USD so với ngày giao dịch trước đó, từng xuống dưới 1.850 USD/ounce, xóa bỏ hoàn toàn mức tăng của tuần trước, thiết lập mức giảm lớn nhất trong ngày trong thời gian 7 năm qua.
Có 3 lý do chính khiến vàng giảm mạnh: Thứ nhất, tài sản rủi ro và tài sản trú ẩn an toàn thực chất là một cặp bập bênh. Khi tài sản rủi ro trên thị trường chứng khoán giảm mạnh thì mọi người sẽ mua vàng để phòng ngừa; ngược lại, nếu thị trường chứng khoán tăng vọt, đương nhiên mọi người sẽ bán tài sản trú ẩn an toàn để mua chứng khoán.
Thứ hai, tất cả logic tăng giá của vàng đều dựa trên nền tảng [tích trữ] tài sản trú ẩn an toàn, [đối với tăng giá vàng] năm nay đến từ rủi ro chính của việc đóng cửa nền kinh tế do sự lây lan của dịch bệnh. Giá vàng năm nay đã tăng đáng kinh ngạc với mức hơn 20%. Có thể nói chính virus đã hỗ trợ cho việc tăng giá vàng, còn vắc-xin có thể xem là kẻ thù lớn của vàng. Một khi vắc-xin xuất hiện thì chức năng bảo hiểm rủi ro của vàng sẽ bị suy yếu đáng kể, và tất nhiên vàng sẽ giảm giá.
Thêm nữa là nhiều người nghĩ rằng sau khi có vắc-xin thì quy mô kích thích có thể giảm mạnh. Vì việc thực hiện phong tỏa nền kinh tế là để kiềm chế sự lây lan của đại dịch. Gần đây có lúc giá vàng tăng trên mức 1950 USD vì nhiều người cho rằng chính sách kích thích kinh tế sẽ thúc đẩy sau khi kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Còn bây giờ chỉ trong một ngày nhưng vàng đã xóa sạch mọi biên độ tăng kể từ cuộc bầu cử Mỹ, chủ yếu là do mọi người đều tràn đầy kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế sau thông tin xuất hiện vắc-xin, cho rằng kế hoạch kích thích sẽ bị nén lại. Đây là nguyên nhân thứ ba kìm hãm giá vàng.
Cuối cùng, vắc-xin đã mang lại triển vọng tốt cho nền kinh tế Mỹ khiến chỉ số USD phục hồi mạnh mẽ. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 30 năm đều đạt mức cao mới kể từ tháng Ba, điều này đã gây áp lực lên giá vàng. Do đó trong làn sóng điều chỉnh này thì giá vàng còn giảm. Nhưng động lực lớn nhất hỗ trợ giá vàng là việc Fed đưa ra lãi suất bằng 0 và kế hoạch mua nợ quốc gia và nợ thương mại không kỳ hạn. Chỉ cần điều này không đổi thì logic của tăng giá vàng trong dài hạn là không đổi.
Ngày 10/11, Fed còn cảnh báo rằng nếu tác động kinh tế của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tồi tệ hơn trong vài tháng tới thì giá cả trên các thị trường lớn vẫn có thể bị ảnh hưởng. Tất nhiên vấn đề đề cập chính là về cổ phiếu và bất động sản. Báo cáo cho biết rằng tính không ổn định vẫn còn cao, nếu các dữ kiện chứng minh triển vọng phục hồi kinh tế không quá lạc quan, hoặc tiến độ kiềm chế dịch gây thất vọng thì tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư có thể thay đổi nhanh chóng. Báo cáo của Fed cũng nêu rõ [đại ý] rằng nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến, đặc biệt là nếu việc sản xuất hoặc phân phối vắc-xin được phát triển thành công bị trì hoãn thì sẽ gây áp lực đi xuống đối với nền kinh tế Mỹ và khiến nền kinh tế chệch hướng khỏi đà phục hồi mà nó vừa bắt đầu, gây áp lực lên thị trường tài chính.
Vấn đề về tác động của dịch bệnh đến giá tài sản trong báo cáo này có thể nói là rất chính xác. Mặc dù đã xuất hiện vắc-xin của công ty Pfizer nhưng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn. [ads3]
Thứ nhất: Hiện nay dữ liệu về vắc-xin còn những hạn chế. Không có nhiều thông tin chi tiết về hiệu quả của vắc-xin và không thể biết được hiệu quả của nó trên những đối tượng quan trọng như người cao tuổi; cũng không biết liệu vắc-xin có thể ngăn ngừa trường hợp bệnh nghiêm trọng sau khi bị nhiễm hay không, vì các trường hợp bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán trong nghiên cứu là không nghiêm trọng. Vì thế còn cần thêm nhiều dữ liệu cần thiết để đánh giá chất lượng toàn diện của vắc-xin.
Thứ hai: Thời điểm tiếp theo cần tập trung vào là tuần thứ ba của tháng 11 khi công ty Pfizer sẽ có được dữ liệu khả tín hơn, đây là một chỉ báo chính về việc liệu Pfizer có thể xin cấp phép khẩn cấp hay không. Nếu xác nhận được dữ liệu có hiệu lực tốt đẹp, nghĩa là thế giới đã có được công cụ mới để kiểm soát dịch bệnh, thì trong tháng này công ty Pfizer có thể xin được phép tại Mỹ. Nếu xin phép suôn sẻ, thị trường sẽ phản hồi ngay. Nhưng nếu tình hình gây thất vọng thì sẽ là một đòn giáng mạnh vào thị trường: mức tăng như thế nào thì mức giảm trở lại sau đó sẽ vậy, thậm chí có thể lao dốc.
Ngoài ra, vào ngày 11/11 Nhà Trắng đã từ chối việc chuyển giao quyền lực cho ông Biden, còn TT.Trump hiện có sự hỗ trợ của lãnh đạo đa số Thượng viện đảng Cộng hòa và Bộ trưởng Tư pháp để bắt đầu các cuộc điều tra về cuộc bầu cử. Chưa kể những căng thẳng khác nhau trong hai tháng qua gây biến động cho thị trường, ngoài ra nếu TT.Trump kiện tụng thành công thì có thể nói sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường.
Cho đến nay, hầu như tất cả các tin tốt đã được thị trường ‘tiêu hóa’: chẳng hạn như kích thích tiền tệ và hiện tại là vắc-xin. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/11 đã cho thấy dấu hỏi rất lớn, bóng trên rất dài, cho thấy dấu hiệu trong tương lai những biến động có thể xảy ra. Cuối ngày, chỉ số đo lường trạng thái biến động VIX cũng tăng gần 10%. Kết hợp hai phần thông tin này có thể giúp mọi người thấy được triển vọng sắp tới điều gì sẽ xảy ra.
Tác giả: Quan sát Kinh tế – Tài chính (Caijinglengyan)
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo, thể hiện quan điểm của tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán Pfizer