Các nhà khoa học lần đầu phát hiện mảng xơ vữa động mạch có thể biến mất hoàn toàn
- Tống Vân
- •
Một bác sĩ ở bệnh viện đã từng chia sẻ một trường hợp như sau: Một phụ nữ ở độ tuổi 50 được phát hiện có mảng xơ vữa động mạch ở bên trái động mạch cổ khi khám sức khỏe, cùng với cholesterol lipoprotein mật độ thấp tăng cao bất thường.
Nhưng người phụ nữ này có thói quen hàng ngày rất lành mạnh và nguyên nhân khiến lượng cholesterol tăng cao của cô là do di truyền.
Để ngăn ngừa sự phát triển thêm của mảng xơ cứng động mạch cổ, chỉ có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc.
Sau khi dùng thuốc một thời gian, nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp của bệnh nhân giảm 52% (từ 4,22 mol/L xuống 2,01 mmol/L) so với cùng kỳ năm trước và các mảng bám trên cổ cũng giảm đáng kể.
Trên thực tế, những trường hợp như vậy không phải là hiếm. Một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy các mảng xơ cứng động mạch có thể biến mất hoàn toàn trong một số điều kiện nhất định.
JACC: Mảng xơ vữa động mạch có thể hoàn toàn biến mất!
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Barcelona ở Tây Ban Nha đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí “Journal of the American College of Cardiology”, cho thấy các biện pháp can thiệp phòng ngừa bắt đầu ở trẻ nhỏ và trung niên có thể giúp giảm mảng bám động mạch cổ.
Nghiên cứu bao gồm dữ liệu từ 3.471 đối tượng từ 40 đến 55 tuổi, động mạch cổ và động mạch đùi của họ được kiểm tra thường xuyên thông qua siêu âm mạch máu ba chiều đa vùng để đánh giá khả năng mảng bám có thể biến mất.
Sau 6 năm theo dõi, có 8% đối tượng mảng bám trong cơ thể đã biến mất. Sự biến mất mảng bám có mối tương quan nghịch với người hút thuốc, nam giới, người già và tăng cholesterol xấu.
Nếu những yếu tố nguy cơ này có thể được kiểm soát ở độ tuổi trẻ và trung niên thì bệnh xơ cứng động mạch có thể được chữa khỏi ở giai đoạn đầu.
Xơ vữa động mạch cận lâm sàng (SA) hiện được xác định là yếu tố làm thay đổi nguy cơ trong hướng dẫn thực hành lâm sàng. Trong số đó, tuổi càng cao là yếu tố dự báo SA mạnh nhất.
1. Kiểm soát lượng lipid trong máu
Tăng lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây xơ cứng động mạch, đặc biệt là tăng nồng độ cholesterol xấu, cần can thiệp càng sớm càng tốt sau khi phát hiện tăng lipid máu.
2. Không hút thuốc và có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Không hút thuốc cũng là một trong những nhân tố giúp mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe mạch máu. Ngoài việc không hút thuốc, bạn cũng cần duy trì những thói quen sinh hoạt tốt như hạn chế uống rượu, ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhiều hơn và giữ tâm trạng vui vẻ.
3. Can thiệp sớm đối với bệnh xơ cứng động mạch
Càng lớn tuổi, nguy cơ xơ cứng động mạch càng tăng. Một khi bạn phát hiện ra vấn đề này trong cơ thể mình, hãy can thiệp càng sớm càng tốt.
4. Kiểm soát mức huyết áp
Huyết áp cao có thể gây tổn thương nội mô mạch máu, tăng nguy cơ hình thành mảng bám, khi phát hiện huyết áp tăng cao cần can thiệp kịp thời, nên kiểm soát huyết áp dưới 120mmHg.
Bác sĩ chỉ ra rằng: Cholesterol là chìa khóa đảo ngược mảng bám
Trong trường hợp bình thường, thành trong của mạch máu chúng ta rất trơn nhẵn, nhưng nếu bị tác động bởi các yếu tố bất lợi trong thời gian dài sẽ sinh ra các yếu tố gây viêm, gây tổn thương cho thành trong.
Trong trường hợp này, cholesterol xấu trong mạch máu sẽ trải qua phản ứng oxy hóa và đi vào lớp dưới lớp nội mạc bị tổn thương. Sau một thời gian dài sẽ hình thành các vết sưng tấy mà chúng ta gọi là mảng bám.
Trưởng khoa Quách Nghệ Phương cho rằng, điều quan trọng nhất để loại bỏ mảng bám là giảm lượng cholesterol. Vì cholesterol là nguyên liệu chính hình thành mảng bám, nếu không có cholesterol thì sẽ không hình thành mảng bám. Miễn là mức cholesterol giảm xuống mức đủ thấp, mảng bám đã hình thành cũng có thể co lại và biến mất.
3 gợi ý chế độ ăn uống này có thể giúp sức khỏe tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn
Trường Cao đẳng Tim mạch Dự phòng Hoa Kỳ từng xuất bản một bài báo nêu ra 10 nguyên tắc dinh dưỡng và 9 yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các yếu tố nguy cơ bao gồm rối loạn lipid máu, lượng đường trong máu bất thường, huyết áp cao, hút thuốc và béo bụng, yếu tố tâm lý xã hội, ăn ít trái cây, ít ăn rau, uống rượu và thiếu tập thể dục.
1. Nhớ 6 thứ cần ăn ít
Ăn ít những loại thịt chế biến sẵn, ăn ít chất béo bão hòa, ăn ít chất béo chuyển hóa, ăn ít cholesterol, ăn ít muối, ăn ít carbohydrate tinh chế (đường, ngũ cốc tinh chế). Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thịt có vân mỡ nhìn thấy được… chứa rất nhiều chất béo. Ngược lại, sữa, trứng và một số loại thịt khác có chất béo và cholesterol ít hơn. Chất béo được tìm thấy trong cả thực phẩm thực vật và động vật, nhưng cholesterol chỉ có trong thực phẩm nguồn gốc động vật.
2. Không ăn quá mặn
Ăn quá nhiều muối và tăng huyết áp có mối liên hệ trực tiếp, giảm lượng natri ăn vào có thể làm giảm huyết áp đáng kể, khuyến cáo lượng muối ăn vào hàng ngày nên được kiểm soát dưới 5g.
Bạn nên tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp) hoặc chế độ ăn uống dựa trên thực vật. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn DASH có lợi trong việc giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và suy tim, đồng thời cũng có thể trì hoãn sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch.
Chế độ ăn DASH nhấn mạnh việc hạn chế ăn chất béo bão hòa và natri, ăn ít thịt chế biến sẵn, thịt đỏ và đồ ngọt, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau, đậu, các loại hạt, cá, protein nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Xơ vữa động mạch rất phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng chúng ta có thể thực hiện biện pháp để phòng ngừa hoặc ngăn chặn để bệnh không xuất hiện.
Từ khóa nhà khoa học mảng xơ vữa động mạch xơ cứng động mạch cổ