Mỹ: Chi phí y tế thuộc nhóm cao nhất, sức khỏe trẻ em kém nhất trong các nước giàu
- kiêkiê
- •
Xâu chuỗi các số liệu nghiên cứu trong thời gian gần đây khiến nhiều chuyên gia y tế của Mỹ phải giật mình khi thấy dường như có điều gì bất ổn đang xảy ra, đặc biệt là với sức khỏe của trẻ em.
So sánh với 12 nước có thu nhập cao, chính phủ Mỹ đã khá mạnh tay hơn trong chi phí y tế, trung bình khoảng hơn 9.000 đô la/người/năm. Những nước này bao gồm: Australia, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh. Báo cáo cho thấy tuổi thọ của người Mỹ không cao (78,8), tình trạng sức khỏe thì kém [1].
Sức khỏe nhi lại còn tệ hơn nữa, tỉ lệ tiêm phòng của trẻ em đạt mức cao nhất thế giới (94%). Số liều vắc-xin áp dụng cho trẻ em tại Mỹ cũng đạt kỷ lục hơn bao giờ hết: 70 liều tiêm cho 16 loại vắc-xin.
Phát biểu trước công chúng trong một sự kiện tại Washinton DC liên quan đến độ an toàn của vắc-xin (The Vaccine Revolution for Truth) hồi tháng 3/2017, bà Barbara Loe Fisher – Giám đốc Trung tâm Thông tin vắc-xin Quốc gia (NVIC) của Mỹ, đã nói: “Chúng tôi muốn các quan chức chính phủ giải thích cho chúng tôi lý do tại sao quốc gia của chúng ta – nơi chi tiêu nhiều nhất cho chăm sóc sức khoẻ [1,2] và có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất trên thế giới [3] – lại bị tê liệt bởi dịch bệnh mãn tính và dịch bệnh tàn tật gây phí tổn hơn 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm và đã tạo ra những đứa trẻ và thanh niên ốm yếu nhất trong lịch sử nước Mỹ” [4].
Bà Barbara dẫn giải thêm về tỉ lệ trẻ em mắc các vấn đề sức khỏe như sau:
- 1 trong 6 trẻ em bị ốm yếu [5]
- 1 trong 9 có vấn đề hen suyễn (asthma) [6]
- 1 trong 10 được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần [7]
- 1 trong 13 bị dị ứng nặng với thực phẩm [8]
- 1 trong 20 bị động kinh [9]
- 1 trong 50 phát triển bệnh tự kỷ [10]
- 1 trong 400 bị tiểu đường [11]“
Khoan hãy nói đến góc độ nhân văn xã hội, chỉ xét riêng về chi phí chăm sóc y tế, thì những đứa trẻ ốm yếu này sẽ là gánh nặng cho ngân sách. Việc làm, an sinh xã hội cho những trẻ em bị tàn tật, đặc biệt là sau khi bố mẹ chúng qua đời, cũng là vấn đề thực sự nan giải trong tương lai không xa.
Thực ra, câu hỏi về “nghịch lý đầu tư y tế cao – sức khỏe kém” này đã được nhiều chuyên gia đưa ra mổ xẻ từ lâu.
Trang NewYorker vào tháng 6/2014 đã đề cập đến 2 báo cáo quan trọng, một là “The State of US Health, 1990-2010” (Tạm dịch: Tình trạng sức khỏe người Mỹ 1990 – 2010), Viện khoa học Sức khỏe và Môi trường Quốc gia (National Institute of Environmental Health Sciences) và Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, và một nghiên cứu khác do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) và Viện y học (Institute of Medicine) thực hiện. Dữ liệu cho thấy trong khối các nước có thu nhập cao, chi phí y tế của Mỹ thuộc diện cao nhất, sức khỏe của người dân nói chung và trẻ em nói riêng lại nằm trong khối thấp nhất.
“Trên thực tế, cơ hội để trẻ em sinh ra ở Hoa Kỳ sống sót đến 5 tuổi thấp hơn những đứa trẻ sinh ra ở bất cứ quốc gia giàu có nào khác – thực tế này hầu như chắc chắn sẽ gây sốc cho hầu hết người Mỹ.”- theo Newyorker.com.
Vậy đâu là nguyên do? Một số ý kiến nhận định rằng, mức chi cho y tế của Mỹ có cao thật nhưng do khoảng cách giàu nghèo quá lớn, những người dân nghèo không tiếp cận được với công nghệ và các giải pháp y tế, khối này “đánh tụt hạng” sức khỏe người Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy điều này không hợp lý, bởi lẽ bệnh tật phổ biến ngay trong tầng lớp có giáo dục tốt, như nhập cao.
Một số chuyên gia khác thì cho rằng, chính việc lạm dụng lạm dụng hóa chất trong chăn nuôi và trồng trọt, cây trồng biến đổi gen, lạm dụng thuốc và hóa chất khử trùng, đồng thời “thả cửa” với đồ ăn công nghiệp (processed food) và đồ ăn nhanh (fast-food), đường… là những nguyên nhân của vấn nạn này. Thêm nữa là, tuy Mỹ đạt tỉ lệ cao trong tiêm phòng cho trẻ, nhưng lịch tiêm phòng vắc-xin quá dồn dập như đang áp dụng hiện nay gây sức ép quá lớn lên hệ miễn dịch của trẻ, thành ra không phát huy được tác dụng bảo hộ hoặc thậm chí còn gây nên các vấn đề sức khỏe khác. TS.BS. Paul Thomas đã đề xuất một chương trình tiêm phòng “thân thiện” hơn cho các bà mẹ và trẻ em.
Kiên Thành
Xem thêm:
- Thực phẩm biến đổi gen: Nguy cơ của một ‘thảm họa chất độc da cam’ lần 2
- Phát hiện kim loại và mảnh vụn nhiễm bẩn trong hàng loạt vắc-xin cho người
Tài liệu tham khảo:
1.Commonwealth Fund. US Spends More on Health Care Than Other High-Income Nations But Has Lower Life Expectancy, Worse Health. Oct. 8, 2015.
2.Pear R. Health Spending in U.S. Topped $3 Trillion Last Year. New York Times Dec. 2, 2015.
3.HealthDay. 94 Percent of US School Kids Get Vaccines. Newsmax Aug. 28, 2015.
4.Partnership to Fight Chronic Disease. The Role of Chronic Disease in Higher Health Care Costs and Lower U.S. Economic Growth. Pg. 3. Almanac of Chronic Disease 2009.
5.Boyle CA, Boulet S et al. Trends in the Prevalence of Developmental Disabilities in US Children 1997-2000. Pediatrics May 23, 2011.
6.CDC. Asthma in the U.S. May 2011.
7.Parens E, Johnston J. Mental Health in Children and Adolescents. Pg. 101-106. The Hastings Center Bioethics Briefing Book for Journalists, Policymakers, and Campaigns 2008.
8.Food Allergy Research & Education. Facts and Statistics: How Many People Have Food Allergies?
9.Citizens United in Research for Epilepsy. Epilepsy Facts.
10.Blumberg SJ, Bramlette MD, Kogan MD et al. Changes in Prevalence of Parent-reported Autism Spectrum Disorder in Schoolaged U.S. Children: 2007 to 2011-2013. Results. National Health Statistics Reports 2013; 65: 1-11.
Từ khóa thực phẩm biến đổi gen vắc-xin chi phí y tế sức khỏe người Mỹ Chăm sóc sức khỏe tiêm phòng biến đổi gen