“Thời gian vàng” trong bổ sung nước cho cơ thể
- Thanh Xuân
- •
Cấu tạo của cơ thể người có 70% là nước, nước là chất thiết yếu của cơ thể vì tất cả các phản ứng sinh hóa của cơ thể đều cần nước, một khi cơ thể thiếu nước thì sự trao đổi chất sẽ bị chậm lại, không tốt cho sức khỏe.
Nước hoạt động như một cơ chế cân bằng, giúp cân bằng độ pH của cơ thể. Nước giúp pha loãng nồng độ natri, nếu không uống đủ nước, cơ thể dễ thiên về tính axit, khi cơ thể tích tụ quá nhiều ion natri có thể gây triệu chứng huyết áp cao. Uống ít nước cũng ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, qua đó ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng được hấp thu. Nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, chẳng hạn như vitamin B và vitamin C, phải nhờ nước thì mới có thể lưu thông trong trong cơ thể.
Dù uống nước quan trọng thế, nhưng nên uống khi nào? Nhiều người có thể nói: Điều đó không phải quá đơn giản sao? Ai không biết uống nước? Khi thấy khát là uống thôi!
Dĩ nhiên nói vậy không sai, nhưng thời gian uống nước cũng là một khoa học, nếu có thể hiểu thấu đáo thời gian tốt nhất để uống nước thì không chỉ đạt được mục đích giải khát mà còn mang lại hiệu quả dưỡng sinh phòng bệnh. Trong một số thời khắc nhất định, cơ thể người cần nước nhất, nếu thời điểm đó có thể bổ sung nước kịp thời mới giúp đảm bảo cân bằng nước tốt nhất. Như vậy, khi nào là thời gian tốt nhất để uống nước trong ngày?
“Thời gian vàng” uống nước
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Khi mới thức dậy, cho dù không thấy khát thì cũng nên uống một cốc nước ấm, vì giúp bổ sung nước cho phép pha loãng máu, cải thiện tình trạng mất nước.
2. Trước khi đi ngủ vào ban đêm
Có một quan điểm phổ biến cho rằng, trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước, vì uống nhiều nước trước khi đi ngủ thì sáng hôm sau bộ mặt dễ bị sưng lên, lập luận này là không đúng. Thực tế, uống một lượng nhỏ nước trước khi đi ngủ không gây sưng mặt vào sáng hôm sau, bởi vì nước sẽ được bài tiết qua mồ hôi, hơi thở. Và uống nước trước khi đi ngủ giúp điều chỉnh độ nhớt máu, làm giảm nguy cơ tắc mạch máu não.
3. Khi thấy nước tiểu màu vàng
Thường ngày khi đi vệ sinh hãy chú ý quan sát màu sắc của nước tiểu, nếu nước tiểu vàng có nghĩa là trong cơ thể bị thiếu nước, khi đó cần bổ sung nước; nếu nước tiểu màu vàng rất thẫm cho thấy cơ thể thiếu nước nghiêm trọng.
4. Sau khi tắm
Nhiều người cảm thấy khát sau khi tắm, điều này là bình thường, vì tắm làm tăng lưu lượng máu nên gây phản ứng khát nước. Thời điểm này nếu bổ sung nước thì không nên uống nước quá nhanh, hãy uống một ly nước ấm từ từ từng ngụm nhỏ.
5. Khi bị nóng sốt
Khi cơ thể bị tình trạng sốt sẽ mất rất nhiều nước, vì thế rất cần bổ sung nhiều nước. Tuy nhiên, lưu ý là phương pháp uống nước nên lựa chọn cách uống nhiều lần với số lượng nhỏ để đạt được kết quả tốt nhất.
6. Khi mang thai
Phụ nữ trong thai kỳ thường cảm thấy khát thường xuyên là điều bình thường. Vì phụ nữ mang thai thì lưu lượng máu thường tăng gấp đôi, vì vậy sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, cần được bổ sung nhiều nước, nếu không được bổ sung nước hoặc bổ sung không đủ có thể gây tăng nồng độ chất thải trong trao đổi chất, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không tốt cho thai nhi.
7. Khi tập thể dục
Hiển nhiên vận động làm cơ thể tiêu thụ nhiều nước hơn bình thường, vì vậy ngoài việc uống nhiều nước trước khi tập thể dục cũng cần phải bổ sung nước trong khi tập thể dục, còn cách tốt nhất là uống nước trắng hoặc nước khoáng, không uống đồ uống có ga và nước ép trái cây vì sẽ làm khát hơn.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa Uống nước đúng cách