Bắc Triều Tiên đối mặt khủng hoảng, phát động tấn công mạng để kiếm tiền?
- Vương Quân
- •
Financial Times dẫn thông tin của cựu quan chức Israel cho biết, Bắc Triều Tiên đối mặt với tình cảnh khủng hoảng lương thực và trong túi lại trống rỗng, lãnh đạo Kim Jong-un của quốc gia này dường như phát động tấn công mạng (hack) để kiếm tiền. Có thông tin cho biết, hacker Bắc Triều Tiên gần đây đã thông qua hàng loạt kế hoạch tấn công nhắm vào ngân hàng và sàn giao dịch tiền mã hoá, tổng số tiền chiếm được lên đến hàng tỷ đô la Mỹ.
Theo Thời báo Tài chính Financial Times đưa tin, Peter Ward thuộc Trường Cao đẳng Vienna (College of Vienna) quen thuộc với vấn đề Bắc Triều Tiên tiết lộ, hiện tại tình trạng lạm phát của Bắc Triều Tiên vô cùng đáng sợ, chi phí xăng dầu rất cao, tỷ giá hối đoái của đồng Won Bắc Triều Tiên so với đồng đô la Mỹ và đồng Nhân dân tệ xuất hiện tình trạng giảm mạnh. Tư liệu của trang tin Daily NK chuyên theo dõi tình hình Bắc Triều Tiên cho thấy, từ khi dịch COVID-19 lưu hành đến nay, đồng won của Bắc Triều Tiên trượt giá lần lượt 30% và 40% so với đồng đô la Mỹ và đồng Nhân dân tệ.
Kang Chol-hwan, một người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên hiện đang ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) cũng nói, chi phí thực phẩm và đồ dùng cơ bản tăng vọt gấp 3 – 10 lần, gần như cảm giác rằng chính quyền Kim Jong-un sắp tê liệt.
Báo cáo nói rằng để tránh tái diễn nạn đói những năm 1990, chính quyền Kim Jong-un có thể sẽ nhờ vào đại quân hacker để tăng thêm nguồn tiền. Yana Blachman, người làm việc cho tổ chức an ninh mạng Venafi và cũng là cựu nhân viên tình báo Israel cho biết, gần đây những phần tử tội phạm mạng tại Bắc Triều Tiên đã thông qua hàng loạt kế hoạch tấn công và đã kiếm được hàng tỷ đô la Mỹ, mục tiêu chủ yếu của họ là nhắm vào ngân hàng và các sàn giao dịch tiền mã hóa.
Yana Blachman chỉ ra, có rất nhiều vụ hacker tấn công và không được công bố, nhất là liên quan đến phần mềm tống tiền và tiền mã hóa, và nó là sự kiện tấn công nhỏ, không được chú ý.
Vật giá tăng cao
Giá khoai tây tại chợ thực phẩm ở Bình Nhưỡng đã tăng gấp 2 lần; 1 kg chuối bán ra với giá 46 đô la Mỹ; giá gạo vào tuần đầu tháng 6 có giá khoảng 4.100 won Bắc Triều Tiên (khoảng 4,54 USD) đã tăng lên 5.000 won (khoảng 5,21 USD), mức tăng 22%; giá ngô cũng từ khoảng 2.500 won (khoảng 2,77 USD) tăng lên 3.000 won (khoảng 3.32 USD). Xu hướng tăng giá này khiến người dân hình dung vật giá thời điểm này “đắt phát điên”, ngay cả là đồng đô la Mỹ, sức mua cũng thường xuyên thay đổi, giá mỗi ngày biến động có thể lên đến 10 – 15%.
Thiếu lương thực có thể dẫn đến nạn đói
Cư dân Bình Nhưỡng chỉ ra, từ khi dịch COVID bùng phát hồi năm ngoái, số lần chính phủ phân phối lương thực đã giảm thiểu, hơn nữa từ Tết Thái Dương 15/4 đến nay, cũng không còn tiếp tục phân phối nữa. Theo báo cáo, có một số người nghèo gần đây đã bắt đầu ăn cỏ, trộn cả với gạo trắng để nuốt vào bụng. Thông tin cho biết, chính quyền thành phố Bình Nhưỡng vốn sẽ được phân phối một lần trong tháng này theo kế hoạch, sẽ được cung cấp gạo, khoai tây, ngô và đại mạch, nhưng chỉ là nói miệng mà thôi, chứ thực tế không có.
Theo Thông tấn xã Yonhap đưa tin, ngày 14/6, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã công bố một báo cáo, dự tính từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021, sản lượng lương thực của Bắc Triều Tiên vào khoảng 5,561 triệu tấn; trong 5 năm qua, sản lượng bình quân là 5,512 triệu tấn, nếu xét từ năm 2020 đến 2021, lương thực khả dụng thực tế của Bắc Triều Tiên chỉ vào khoảng 4,889 triệu tấn, hơi cao hơn mức tiêu hao bình quân 4,541 triệu tấn. Nếu tiếp tục cân nhắc đến các nhân tố khác, thực tế sẽ thiếu khoảng 858.000 tấn.
Bản tin của Yonhap cho biết, FAO đưa ra cảnh báo, nếu Bắc Triều Tiên chưa được nhập khẩu lương thực hoặc viện trợ nhân đạo, thì sẽ xảy ra nạn đói từ tháng 8 – 10 năm nay. Bản tin cho biết, thực ra thiếu lương thực vẫn luôn là vấn đề dân sinh quan trong của Bắc Triều Tiên, bởi vì năm ngoái mưa lớn và bão cũng từng khiến sản lượng nông nghiệp giảm.
Trước đó, Chương trình Lương thực Thế giới từng đánh giá, trước khi Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới và đuổi các cơ quan viện trợ ra khỏi nước này vào năm ngoái, thì đã có 10,3 triệu người (chiếm khoảng trên 40% tổng dân số) suy dinh dưỡng. Thậm chí còn có báo cáo nói, có nhiều binh lính Bắc Triều Tiên do đói nên dẫn đến cơ thể suy nhược, có một số còn đào thoát, khiến cho toàn bộ quân đội không có sức chiến đấu.
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Kim Jong Un Triều Tiên hacker đánh cắp bitcoin hacker Triều Tiên