Cả Washington Post (kèm video) và New York Times hôm 20/7 đều dẫn nguồn tin riêng của mình, báo cáo rằng quân Kyiv đã dùng bom chùm (bom bi) do Mỹ đưa vào chiến trường Ukraine. Tuy không nói cụ thể địa điểm, nhưng các quan chức cho biết quân Ukraine đã sử dùng bom chùm tại nhiều nơi ở chiến tuyến. Tờ báo cũng có phân tích rõ ràng tác hại nhiều năm của bom chùm, với các hình ảnh cụ thể ở Lào, nơi hậu quả tàn dư từ thời Mỹ rải bom bi trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn cho đến hiện nay. Tại Lào, các hoạt động dò gỡ bom mìn vẫn được tiến hành, và thỉnh thoảng vẫn có người (kể cả trẻ em) bị mất mạng hoặc thương tật vì bom bi còn sót lại. Cập nhật mới nhất theo The Guardian, phát ngôn viên quân sự của Nhà Trắng John Kirby cũng khẳng định quân Ukraine đã dùng bom chùm của Mỹ.

230721 cluster 00 scaled
Cảnh Mỹ rải bom ở Việt Nam năm 1965. (Ảnh cắt từ video của Washington Post)

Một quan chức Ukraine nói với điều kiện giấu tên cho Washington Post (WaPo) rằng bom chùm đã được bắn vào các vị trí của Nga để phá vỡ chiến hào. Đây là lô bom chùm (thường được gọi là bom bi) mà Mỹ đã gửi cho Ukraine, gây nhiều tranh cãi khi mà hầu hết các đồng minh của Mỹ đều phản đối việc sử dụng bom chùm.

Hai quan chức Mỹ đã khẳng định với điều kiện giấu tên cho New York Times (NYT) hôm 20/7 rằng bom chùm đã được quân Ukraine dùng tại nhiều điểm khác nhau ở chiến tuyến phía Nam của Ukraine, nhưng không nói rõ chi tiết cụ thể hơn nữa.

Báo cáo của NYT được đăng ngay sau báo cáo của WaPo, và cùng đưa lời giải thích của các quan chức rằng bom chùm được dùng với kỳ vọng có thể đột phá hàng phòng ngự mạnh mẽ của Nga, vốn đang chặn đứng chiến dịch phản công của Kyiv bắt đầu từ đầu tháng trước. Các quan chức nói rằng bom chùm sẽ là nhân tố quan trọng để thay đổi cuộc chiến.

Tuy nhiên trong video của WaPo có trích đăng lại lời giải thích của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi trả lời phóng viên, rằng Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine chỉ là vì “hết đạn”.

Hôm 19/7, BBC dẫn lời Đại tá Oleksandr Bakulin, sỹ quan chỉ huy Lữ đoàn 57 quân Ukraine hiện đang có mặt ở chiến trường Bakhmut, rằng bom chùm sẽ “gây thiệt hại tối đa cho bộ binh quân địch.” Tuy nhiên, ông khẳng định “Tôi không thể nói rằng bom chùm sẽ giải quyết mọi vấn đề của chúng tôi trên chiến trường.”

Bom chùm là gì? Tại sao vấn đề Mỹ gửi bom chùm gây tranh cãi?

Bom chùm mà Mỹ gửi cho chính quyền Kyiv là loại còn tồn kho, và đã ngừng sản xuất và ngừng sử dụng ít nhất từ 2016. Nó được phóng từ pháo 155 mm, loại vũ khí mà Mỹ đã đưa vào chiến tranh Ukraine từ 2022 và nay đã được dùng phổ biến bởi quân Ukraine.

Mỗi quả bom chùm này chứa 50–100 bom nhỏ (bom bi) sẽ được kích hoạt và bung ra từ trên không, và những bom bi sẽ phát nổ khi chạm mục tiêu, gây ra vùng sát thương rộng lớn.

Tuy nhiên có một vấn đề là một số bom bi vì lý do nào đó mà không nổ (dud) sẽ trở thành như một loại mìn, tức là sau này nếu có ai đụng vào hoặc có rung chấn thì nó mới phát nổ. Như tại Lào, nơi Mỹ rải bom bi vào thời chiến tranh Việt Nam, thì đến tận bây giờ vẫn có các nạn nhân mới bị thương tật hoặc mất mạng vì bom bi. Đến tận bây giờ Lào vẫn phải tiếp tục các nỗ lực tìm gỡ những tàn dư của chiến tranh này.

230721 cluster 01 scaled
Người đàn ông này (Lào) đã mất đi cánh tay khi đốt lửa trong sân nhà mình và vô tình làm nổ một quả bom bi ẩn tàng gần đó từ thời chiến tranh. (Ảnh cắt từ video của WaPo)
230721 cluster 02 scaled
Nguyên lý hoạt động của bom chùm (bom bi). (Ảnh cắt từ video của WaPo)
230721 cluster 03 scaled
Theo WaPo, hiện nay gần 120 nước đã tham gia công ước CCM cấm sản xuất, tàng trữ, và vận chuyển bom chùm, và coi sử dụng bom chùm là một loại tội ác chiến tranh. Trong đó có các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, và Đức. Còn Mỹ, Nga, và Ukraine không tham gia công ước CCM này.
230721 cluster 04 scaled
Các hoạt động dò tìm tháo gỡ bom mìn Mỹ sản xuất hậu quả từ thời chiến tranh Việt Nam hiện nay vẫn còn đang diễn ra ở Lào. (Ảnh cắt từ video của WaPo)
  • Video của WaPo báo cáo về bom chùm của Mỹ bắt đầu được quân Kyiv dùng cho chiến tranh:

Đó chính là lý do tại sao có nhiều tranh cãi quanh việc Mỹ gửi bom chùm. Như đã đưa tin, các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, và Đức đều lên tiếng phản đối quyết định này của ông Biden.

Cả WaPoNYT đều kể lại câu chuyện rằng do chính quyền Kyiv yêu cầu cho nên ông Biden mới gửi bom chùm sau nhiều tháng cân nhắc. Cũng nói đến loại vũ khí tồn kho này là loại có tỷ lệ dud rất thấp (1% như đưa tin trong báo cáo của WaPo, 2,35% theo thông số kỹ thuật), kèm theo nhiều hứa hẹn rằng Ukraine sẽ dùng chúng thật cẩn thận và tránh “khu đô thị dân cư đông đúc”, v.v.

Tuy nhiên có những cư dân mạng lý giải vấn đề theo lời ông Biden trả lời các phóng viên, thì lý do đơn giản là hết đạn rồi, hết cách rồi, nên phải lấy bom chùm tồn kho ra dùng.

Theo tờ báo đưa tin, trong chiến tranh này, cả Nga và Ukraine đều đã từng sử dụng bom chùm từ năm ngoái.

  • Tháng 3/2022, Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham đã phản đối mạnh mẽ việc Nga dùng bom chùm, và gọi đó là “phi pháp”:

Nhật Tân