Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày 19/7, ngay ngày hôm sau lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đích thân tới Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để chia buồn và ký tên để lại lời nhắn. Về việc phía Trung Quốc ứng xử bằng quy cách cao đặc biệt như vậy trước sự ra đi của lãnh đạo Việt Nam, có bình luận chỉ ra 4 lý do chính.

Screen Shot 2024 07 21 at 08.48.02
Ngày 20/7, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đích thân tới Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để bày tỏ chia buồn về việc Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng qua đời – động thái được dư luận cho là hành động hiếm thấy từ ĐCSTQ. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Ngày 20/7, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tới Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để gửi lời chia buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Tháp tùng ông Tập có các quan chức cao nhất như Vương Nghị, Thái Kỳ. Trong chương trình thời sự tối hôm đó, cơ quan ngôn luận CCTV của ĐCSTQ có bản tin dài 4 phút đưa tin ông Tập Cận Bình im lặng hồi lâu trước di ảnh ông Nguyễn Phú Trọng và để lại lời nhắn, ký tên vào sổ chia buồn.

Năm ngoái khi ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam đã gọi ông Nguyễn Phú Trọng là “bạn cũ”“bạn tốt”, còn trong thông điệp lần này thì nâng cấp ông Nguyễn Phú Trọng lên “người bạn vĩ đại”. Trước đó ngay sau khi biết tin, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ cũng đã gửi điện chia buồn tới Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, bày tỏ đau buồn thương tiếc.

Truyền thông Thời báo kinh tế của ĐCSTQ so sánh tình hình sau khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi qua đời trong vụ tai nạn trực thăng vào giữa tháng 5 năm nay, khi đó ĐCSTQ đã cử ông Lý Hồng Trung (Li Hongzhong) – Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Phó Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội ngày 24/5 tới Đại sứ quán Iran tại Bắc Kinh chia buồn; khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào tháng 9/2022 thì người tới chia buồn của phía ĐCSTQ cũng chỉ là chức Phó Chủ tịch nước khi đó là ông Vương Kỳ Sơn…

Do đó lần này việc ông Tập Cận Bình đích thân đến chia buồn được xem là hiếm thấy.

Nói với Epoch Times, phó giáo sư Wang Wenyue (Wang James) của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Quốc tế Chi Nan (National Chi Nan University) Đài Loan, chỉ ra 4 lý do chính. Theo đó điểm đầu tiên là hệ tư tưởng, trên thế giới hiện chỉ có 4 nước cộng sản, trong đó 3 nước ở châu Á là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.

“Vì vậy, vấn đề  duy trì về hình thức tính hợp pháp của hệ tư tưởng cộng sản là rất quan trọng đối với sự cai trị của ĐCSTQ. Ngay cả trên thực tế người ta không còn tin vào ý thức hệ đó thì về hình thức họ vẫn phải duy trì”, ông phân tích, “Đối với Trung Quốc, vì bản thân ông Nguyễn Phú Trọng của ĐCSVN là người kiên định theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cho nên động thái với ông Nguyễn Phú Trọng rất phù hợp trên mặt trận củng cố tư tưởng”.

Điểm thứ hai là về quan hệ ngoại giao song phương liên đảng, ông Nguyễn Phú Trọng về cơ bản không chỉ đối với Tập Cận Bình mà cả các lãnh đạo tiền nhiệm của ĐCSTQ vẫn thường thăm viếng nhau, khiến hai bên cũng có mức độ tin cậy hữu nghị nhất định, vì vậy bất luận chuyện công hay tư đều có lý do để viếng chia buồn.

Điểm thứ ba là xét về mặt phát triển chiến lược hiện nay, Việt Nam thực sự có nhiều mối liên hệ đáng kể với các lực lượng phương Tây: “Việt Nam không chỉ đón tàu sân bay Mỹ đến thăm mà thực tế còn mua vũ khí của phương Tây. Vì vậy thực tế đó cũng khiến Trung Quốc rất lo ngại. Một mặt, họ lo ngại quan hệ đối ngoại của Việt Nam sẽ nghiêng về phương Tây, mặt khác họ lo ngại quan hệ đối ngoại của Việt Nam sẽ nghiêng về phương Tây, nhưng cho dù Việt Nam không hướng về phương Tây mà chỉ cần tiếp tục thọc sau lưng Trung Quốc cũng sẽ gây rắc rối lớn cho Trung Quốc trong việc dàn xếp chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông”.

Ông tin rằng: “Dù là công hay tư, hay xét về mặt lợi ích chiến lược, Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Vì vậy, việc tưởng niệm cấp cao đối với ông Nguyễn Phú Trọng là cần thiết đối với ĐCSTQ”.

Vấn đề thứ tư, bởi tin đồn đã lan truyền vào khoảng thời gian diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20, trong đó có tin đồn Tập Cận Bình bị đột quỵ, ông Wang Wenyue nhìn từ điều này giải thích đây là một trong những lý do: “Xuất hiện của Tập Cận Bình có thể giúp bác bỏ những tin đồn”.

Ông Wang Wenyue nhấn mạnh, nhìn từ thực tế mối quan hệ giữa ĐCSTQ và ĐCSVN thì họ trong tình trạng vừa là hợp tác vừa đấu tranh: “Tôi nghĩ mối quan hệ này cũng giống như mối quan hệ giữa ĐCSTQ và ĐCS Triều Tiên, là ‘người anh em thân thiết nhất cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất’, tâm thái của ĐCSVN cũng có thể giống như vậy”.  Ông ví dụ các học giả hoặc người dân ở Việt Nam mà ông đến thăm đã chia sẻ: “Thực ra rất cảnh giác trong mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Việt Nam. Hiện nay, xét trong nước, mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Việt Nam về cơ bản liên quan đến Trung Quốc, là mối đe dọa đối ngoại lớn nhất của Việt Nam”.